Bài giảng Tin học Lớp 8 - Tiết 23: Bài tập - Nguyễn Thị Hương
Bài tập 1: Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của các bài toán sau:
a.Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần.
b.Tính tổng các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước.
c.Tìm số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho.
a.- Input: Danh sách học sinh trong lớp.
- Output: Số học sinh mang họ Trần
b. - Input: Dãy gồm n số
- Output: Tổng các phần tử lớn hơn 0.
c. - Input: Dãy gồm n số
- Output: Số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tin học Lớp 8 - Tiết 23: Bài tập - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_tin_hoc_lop_8_tiet_23_bai_tap_nguyen_thi_huong.ppt
Nội dung text: Bài giảng Tin học Lớp 8 - Tiết 23: Bài tập - Nguyễn Thị Hương
- KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Để giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước? - Xác định bài toán: Là xác định điều kiện cho trước - thông tin đã cho(input) và kết quả thu được - thông tin cần tìm (output). - Mô tả thuật toán: Diễn tả cách giải bài toán bằng dãy các thao tác cần phải thực hiện. - Viết chương trình: Dựa vào thuật toán ở trên, viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình thích hợp.
- TIẾT 23 – BÀI TẬP Bài tập 1: Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của các bài toán sau: a. Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần. b. Tính tổng các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước. c. Tìm số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho.
- Bài tập 2: Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn, với bán kính được nhập vào từ bàn phím. - Xác định bài toán: +. Input: Bán kính +. Output: Chu vi, diện tích hình tròn - Mô tả thuật toán: +. Bước 1: Nhập vào bán kính hình tròn +. Bước 2: Chu vi ← 2πr + Bước 3: Diện tích ← π r2 - Viết chương trình:
- Bài tập 3: Hãy mô tả thuật toán tính tổng các số dương trong dãy A={a1, a2, a3, ., an} * Xác định bài toán: - Input: dãy n số - Output: Tổng các phần tử dương của dãy n số đó * Mô tả thuật toán: - Bước 1: Nhập vào số n - Bước 2: Tổng ←0, i ←1 - Bước 3: Nếu ai > 0, tổng ← tổng + ai. - Bước 4: i ← i + 1 - Bước 5: Nếu i ≤ n , quay lại bước 3 - Bước 6: Thông báo kết quả Tổng và kết thúc thuật toán * Viết chương trình:
- •Mô tả thuật toán: Cho bộ dữ liệu (3,5,7) -Bước 1: Nhập 3 số a, b, c -Bước 2: Max ← a. -Bước 3: Nếu b > Max, Max ← b. -Bước 4: Nếu c > Max, Max ← c. -Bước 5: Thông báo kết quả Max và kết thúc thuật toán. Bước a b c Số lớn nhất 1 3 5 7 2 3 5 7 3 3 3 5 7 5 3 4 5 7 7 5 7 Tương tự như vậy kiểm tra với các bộ dữ liệu sau: (3,6,10); (6,3,10); (10,6,3); (6,10,3)
- Bộ dữ liệu(10,6,3) Bước a b c Số lớn nhất 1 10 6 3 2 10 6 3 10 3 10 6 3 10 4 10 6 3 10 5 10 Bộ dữ liệu(6,10,3) Bước a b c Số lớn nhất 1 6 10 3 2 6 10 3 6 3 6 10 3 10 4 6 10 3 10 5 10
- Bài tập 5: Cho trước ba số dương a,b,c. Hãy mô tả thuật toán cho biết ba số đó có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không?