Bài giảng Toán Lớp 6 Sách KNTT - Tiết 13, Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất - Vũ Thị Ngoan
1. Quan hệ chia hết
Cho hai số tự nhiên a và b (b ≠ 0).
Nếu có số tự nhiên k sao cho a = kb thì ta nói a chia hết cho b và kí hiệu a ⋮ b.
Nếu a không chia hết cho b, ta kí hiệu a ⋮̸ b.
*) Khái niệm ước và bội
Nếu a chia hết cho b, ta nói b là ước của a và a là bội của b
Ta kí hiệu Ư(a) là tập hợp các ước của a và B(b) là tập hợp các bội của b
*) Cách tìm ước
Tập hợp các ước của a, kí hiệu Ư(a).
Quy tắc: Ta có thể tìm các ước của a (a >1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 6 Sách KNTT - Tiết 13, Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất - Vũ Thị Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_toan_lop_6_sach_kntt_tiet_13_bai_8_quan_he_chia_he.pptx
Nội dung text: Bài giảng Toán Lớp 6 Sách KNTT - Tiết 13, Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất - Vũ Thị Ngoan
- Tiết 13: Người thực hiện: Vũ Thị Ngoan
- 1. Quan hệ chia hết Khi nào số a chia hết cho số b ? Cho hai số tự nhiên a và b (b ≠ 0). Nếu có số tự nhiên k sao cho a = kb thì ta nói a chia hết cho b và kí hiệu a b. Nếu a không chia hết cho b, ta kí hiệu a b. Ví dụ: 15 3; 16 3.
- Ví dụ 1: Nhân dịp sinh nhật, mẹ cho Việt 12 gói kẹo để liên hoan với các bạn, mỗi gói có 35 chiếc. Biết lớp Việt có 5 tổ, hỏi Việt có thể chia đều số kẹo cho các tổ không? Giải: Việt có số kẹo là 12 . 35. Vì 35 5 nên (12 . 35) 5, do đó Việt có thể chia đều số kẹo cho mỗi tổ.
- Bạn Vuông hay Tròn đúng nhỉ?
- Cách tìm bội Tập hợp các bội của a, kí hiệu B(a). Quy tắc: Muốn tìm bội của một số khác 0 ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3;
- *) Cách tìm ước Tập hợp các ước của a, kí hiệu Ư(a). Quy tắc: Ta có thể tìm các ước của a (a >1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
- Ví dụ 4: a) Tìm Ư(15) b) Tìm B(6) nhỏ hơn 30 Giải: a) Lần lượt chia 15 cho các ssố từ 1 đến 15, ta thấy 15 chia hết cho 1, 3, 5, 15 nên Ư(15)= 1;3;5;15 . b) Lần lượt nhân 6 với 0, 1, 2, , 4, 5, 6, ta được các bội của 6 là: 0, 6, 12, 18, 24, 30, 36, Các bội của 6 nhỏ hơn 30 là: 0, 6, 12, 18, 24.
- -Lần lượt chia a cho các STN từ 1 đến a. - a chia hết cho các số nào thì số đó là ước của a. -Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b gọi là ước của a. -Nhân a lần lượt với 0, 1, 2, 3, -Kết quả mỗi phép nhân là 1 bội của a.
- Nhóm I: Hãy tìm tất cả các ước của 20 Nhóm II: Hãy tìm tất cả các bội nhỏ hơn 50 của 4 Nhóm III: Hãy tìm ba ước khác nhau của 12 sao cho tổng của chúng bằng 12
- Hướng dẫn tự học ở nhà 1. Ôn tập lại kiến thức về quan hệ chia hết. 2. Làm các bài tập 2.1; 2.2; 2.3/sgk trang 33. 3.Tìm hiểu trước phần 2: Tính chất chia hết của một tổng.