Báo cáo Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Tam Đa

1.Thực trạng việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Tam Đa.

a. Ưu điểm

-Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, thường xuyên tu sửa cơ sở vật chất, phòng học rộng rãi đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Bản thân luôn tâm huyết với nghề, có long yêu thương trẻ, tận tình với công  việc có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.

- Trẻ đi học chuyên cần nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò

không bị gián đoạn.

- Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

b. Hạn chế và nguyên nhân

- Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.

- Do bố mẹ ở nhà nghĩ trẻ còn quá nhỏ không thể tự làm được việc sinh ra tâm lí nuông chiều trẻ, làm hộ trẻ dù là những việc nhỏ nhất.

-Trẻ mẫu giáo khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ còn rất thấp.

- Một số trẻ còn nhút nhát.

Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc nghiên cứu này. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những kỹ năng cần thiết để giáo dục tính tự lập cho trẻ mà tôi đã xác định ở trên

 

doc 22 trang minhvi99 10/03/2023 8981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Tam Đa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho_tre_3_4_tu.doc

Nội dung text: Báo cáo Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Tam Đa

  1. Báo cáo: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. - Ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau: + Kỹ năng phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, tự đi giày, tự cất đồ dùng cá nhân của mình vào tủ có kí hiệu riêng khi đến lớp và tự lấy balo khi ra về, tự ăn, tự lấy và cất gối. + Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng nước muối sau khi ăn, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, xả nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi qui định, rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi qui định, tự rửa tay, chân khi thấy bẩn, biết tự đi vệ sinh khi thấy có nhu cầu. + Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây, . Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề tài nghiên cứu nói riêng. Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã rèn trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Tôi đã giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động, của công việc đó như thế nào, biết được việc nào nên làm và việc nào không nên làm, việc đó có ích lợi gì để từ đó giúp trẻ dần dần trở thành ý thức cần có trong cuộc sống hàng ngày. Biện pháp 2: Luyện tập cho trẻ các công việc vừa sức thông qua các hoạt động trong ngày -Kỹ năng phục vụ bản thân: Ở tuổi lên ba trẻ đã hình thành và phát triển ý thức “Cái tôi” của mình, trẻ tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi việc để khẳng định mình. Ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động trong ngày của trẻ. Vì vậy tôi luôn tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ kết hợp sử dụng phương pháp khích lệ động viên trẻ. VD: Trong giờ thể dục buổi sáng trẻ muốn được tự lấy gậy thể dục, vòng thể dục hoặc được lấy xắc xô giúp cô. Tôi luôn khuyến khích trẻ tự lấy dụng cụ thể dục của mình 6
  2. Báo cáo: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Ảnh: Trẻ tự tháo giày Ảnh: trẻ tự xúc cơm - Được tự tay làm những công việc mình thích tôi thấy trẻ rất phấn khởi, có thể lần đầu trẻ làm rất lâu mới xong, nhưng các lần sau đó tôi thấy các thao tác của trẻ thành thạo rất nhiều, trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Qua đó những kiến thức tự trải nghiệm của trẻ sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn rất nhiều. - Để trẻ đạt được việc tự lập hoàn toàn, tôi đã thực hiện các quá trình “Cùng hành động” nghĩa là cho trẻ làm cùng cô. Khi cùng làm với trẻ tôi thường kết hợp giảng giải, giải thích cho trẻ biết lý do và cách thức hành động. VD: Khi trẻ mới đến trường phải cất đồ dùng cá nhân vào đúng ngăn tủ có kí hiệu của mình, tôi đi cùng trẻ đến ngăn tủ đó và chỉ cho trẻ nhận ra đây là ngăn tủ của trẻ có kí hiệu “Con sẽ cất ba lô vào trong tủ”. Tôi còn giải thích cho trẻ khi cất đúng ngăn của mình thì khi đến giờ về lấy rất dễ dàng. Không những vậy tôi cũng cho trẻ phảỉ gấp quần áo gọn gàng bỏ vào ba lô rồi mới được cất vào ngăn tủ. Sau một, hai lần tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất và lấy đồ dùng rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của người lớn nữa. 8
  3. Báo cáo: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Ảnh: Trẻ chia thìa vào bát cho các bạn, kê giường giúp cô - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh:Để giúp trẻ thực hiện được các thói quen tự phục vụ một cách phấn khởi và nhớlâu tôi đã kết hợp lồng ghép những bài thơ, bài hát có ý nghĩa giáo dục giữ gìn vệ sinh để trẻ dễ dàng thực hiện các kỹ năng đó. VD: Trước giờ ăn tôi cho trẻ hát bài hát “Tập rửa tay” do tôi sưu tầm được (Giờ ăn đến rồi, giờ ăn đến rồi, con vâng lời cô dạy, trước khi ăn phải rửa tay, xoay xoay xoay cổ tay, xoa xoa mu bàn tay, rồi đến kẽ ngón tay, con lau bàn tay xinh 10
  4. Báo cáo: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Ảnh: Trẻ chơi trong góc phân vai - Từ những giai đoạn sau khi tổ chức cho trẻ chơi tôi không can thiệp quá sâu vào trò chơi của trẻ để trẻ bộc lộ khả năng tự lập của mình. Khi trẻ tự chơi với các đồ chơi thì trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi ứng xử trong xã hội ẩn chứa trong quá trình hành động đó. Từ đó trẻ học được cách tự lập trong các thao tác hành động với đồ vật, giúp trẻ tự tin, tự lập hơn trong cuộc sống. Khi thực hiện các hoạt động này tôi cùng làm với trẻ và tôi thường giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của từng hoạt động. Từ đó trẻ sẽ hiểu và học tập theo cô, dần dần hoạt động có ý thức đó sẽ trở thành kỹ năng giúp trẻ thực hiện hoạt động một cách tự nguyện mà không có cảm giác ép buộc sai khiến. - Trẻ còn cảm thấy vui vì đã làm được một việc nên làm giống như lời cô dạy 12
  5. Báo cáo: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Ảnh: Trẻ tự lấy bút sáp màu cho giờ học tạo hình. Ảnh: Cô cùng trẻ trong giờ tạo hình 14
  6. Báo cáo: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Huy, Khánh Duy, Huy Phúc. Tôi đã trò chuyện với phụ huynh để họ nắm bắt được tình hình của con mình và tôi tuyên truyền cho họ các phương pháp về giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ để phụ huynh có thể áp dụng tại gia đình. Tôi có thể gợi ý cho họ về cách giáo dục trẻ tự lập “Chị cứ để bé tự mặcáo được đấy chị ạ, chị cứ để bé tự lấy và tự mặc thử xem.” Ả nh: Cô giáo chỉ cho phụ huynh thấy những việc trẻ tự làm. - Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát ý thức của trẻ trong các điều kiện và tình huống hàng ngày như quan sát xem trẻ có biết tự đi rửa tay bằng xá phòng khi thấy tay bẩn chưa, hay sau khi đi vệ sinh đã biết xả nước chưa, sau khi chơi xong có biết tự đi cất đồ chơi gọn gàng hay cần bố mẹ nhắc nhở, giúp đỡ, khi người lớn nhờ trẻ lấy giúp ly nước, bật ti vi, hay tắt quạt thì biểu hiện của trẻ ra sao. Trẻ có thích tự xúc cơm, tự mặc quần, áo khoác, khẩu trang khi đi ra đường hay không, để từ đó có những biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm. - Trong gia đình việc tạo môi trường tự lập cho trẻ là rất cần thiết. Vì vậy người lớn trong gia đình cần tạo ra các tình huống để thu hút trẻ làm nhiều hơn như: - Dọn đồ chơi, nhặt rau cùng mẹ, tự xúc cơm ăn. Khi làm một việc gì cùng trẻ nên phân tích, giảng giải cho trẻ biết lý do và cách thức hành động. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào bất kỳ việc gì trẻ muốn (phơi quần áo mẹ nhờ bé đưa 16
  7. Báo cáo: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. VD: Các hoạt động: Tự gấp quần áo và cất đúng nơi qui định, tự rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, biết tự xả nước sau khi đi vệ sinh và biết rửa tay bằng xà phòng, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, nhặt rác bỏ vào thùng rác tích cực tham gia vào các hoạt động của tập thể, của lớp. Từ đó những thói quen tốt của trẻ được hình thành và sẽ phát triển bền vững. * Về phía giáo viên: - Sau khi thực hiện những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có tính tự lập, đã có những kỹ năng cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tự tin, mạnh dạn khi tham gia các hoạt động giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt. - Qua các buổi dự giờ, các buổi tổ chức kiến tậpcủa trường đều đánh giá trẻ lớp tôi có tính tự lập rất cao, trẻ luôn nhanh nhẹn, linh hoạt trong mọi hoạt động. *Về phía phụ huynh: - Việc đầu tiên là tôi thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi và xin ý kiến của phụ huynh về kế hoạch tôi sẽ thực hiện rèn luyện cùng trẻ trong cả một năm học dể rèn cho trẻ tính tự lập. - Phụ huynh sau khi nghe tôi trao đổi đã nhất trí 100% với kế hoạch mà tôi đưa ra, thường xuyên trao đổi với cô giáo về những phương pháp để cùng rèn tính tự lập cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. - Một số phụ huynh trước đây thường chiều con, sẵn sàng làm hết mọi việc cho trẻ, không muốn con mình phải làm gì vì họ cho rằng con họ còn nhỏ nay họ rất nhiệt tình phối hợp và yên tâm mỗi khi đưa con tới lớp. c)Những điều chỉnh bổ sung sau khi áp dụng thực tiễn. -Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa trẻ. -Thông qua các hoạt động góc và hoạt động ngoài trời giúp trẻ hiểu biết them về các tác phẩm văn học và củng cố them những kiến thức mà trẻ đã học. 18
  8. Báo cáo: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. - Để giúp cho việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng và toàn bộ các khối trong nhà trường nói chung được tốt hơn ,tôi có kiến nghị đề xuất sau: * Đối với tổ, nhóm: - Tăng cường các buổi giao lưu, trao đổi giữa các thành viên trong tổ, đóng góp ý kiến tích cực để rút ra kinh nghiệm. * Đối với nhà trường: - Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên đi học hỏi thêm ở các trường bạn. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí để tổ chức các hoạt động tập thể có quy mô,chất lượng cao. * Đối với phòng giáo dục: - Mở lớp tập huấn chuyên môn về nội dung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho giáo viên. - Tuyên truyền nội dung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non trên đài, báo, ti vi nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Có thể nói qua một năm nghiên cứu áp dụng một số biện pháp trong và ngoài giờ học ở lớp tôi thấy chất lượng về việc trẻ hứng thú và cảm thụ các tác phẩm văn học nâng lên rõ rệt, trẻ rất thích học môn học này rất mạnh dạn tham gia các hoạt độngvà đã đạt được một số kết quả nhất định. Các chỉ tiêu đánh giá: - Kỹ năng trẻ tự phục vụ bản thân. - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh. - Kỹ năng hỗ trợ người khác. Bảng đánh giá kết quả đạt được sau thực hiện: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ (số trẻ 24 trẻ) Đầu năm Cuối năm Nội dung giáo Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt STT dục Tỷ lệ Tỷ lệ Số Tỷ Số Tỷlệ Số trẻ Số trẻ % % tre lệ % trẻ % 20
  9. Báo cáo: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Đánh giá, nhận xét của đơn vị HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Loan 22