Câu hỏi Ngữ văn Lớp 9 - Đọc hiểu văn bản nhật dụng

Phần I. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

       Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.

(Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, trang 4, 5)

Câu 1.  Nêu xuất xứ của đoạn trích trên. Xác định nội dung chính của đoạn trích.

Câu 2.  Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn sau: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần”.

Câu 3.  Từ tinh thần của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang) theo kiểu Tổng – phân – hợp, trình bày suy nghĩ của bản thân về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả.

docx 16 trang minhvi99 09/03/2023 2740
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi Ngữ văn Lớp 9 - Đọc hiểu văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_ngu_van_lop_9_doc_hieu_van_ban_nhat_dung.docx

Nội dung text: Câu hỏi Ngữ văn Lớp 9 - Đọc hiểu văn bản nhật dụng

  1. 3. - Vai trò của sách đối với học sinh: + Cung cấp cho ta kho tri thức khổng lồ của nhân loại + Bồi đắp tâm hồn, tình cảm của ta. + - Thực trạng rất nhiều bạn học sinh không đọc sách. - Nguyên nhân: + Các bạn học sinh bị hấp dẫn bởi các kênh giải trí bằng hình ảnh: phim, nhạc, điện tử + Các bạn học sinh lười đọc sách + Các bạn học sinh học thêm quá nhiều không có thời gian đọc sách - Tác hại: + Không đọc nhiều sách lâu dần sẽ trở thành những người thiếu hiểu biết + Tâm hồn bị mài mòn, - Khắc phục: sắp xếp thời gian hợp lý để đọc sách; đọc sách phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”. (Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9) Câu 1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết nào ? Câu 2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là gì ? Câu 3. Theo em, vì sao muốn tích luỹ kiến thức, đọc sách có hiệu quả thì trước tiên cần phải biết chọn lựa sách mà đọc ? Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết: lặp từ 1 ngữ. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là: tác giả Chu Quang Tiềm bàn về 2 việc đọc sách và nhấn mạnh đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
  2. - Trình bày chữ viết sạch sẽ; diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường * Nội dung: - Bài học đối với việc đọc sách: + Thấm nhuần vai trò, ý nghĩ của sách và của việc đọc sách + Tiếp thu những phương thức đọc sách hiệu quả: chọn sách tốt; đọc để lấy sự hiểu biết, chứ không lấy số lượng; định hướng đọc kết hợp các loại sách; đọc có mục đích, có kế hoạch ) - Chỉ rõ thành phần biệt lập được sử dụng Lưu ý: Giáo viên chấm linh hoạt trên cơ sở lập luận bài làm của HS. TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ ĐỀ 1: Cho đoạn văn: Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả. 2. Hãy diễn đạt nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh. 3. Chép lại và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn văn. 4. Một số sự kiện văn hóa, thể thao gần đây cũng đã tác động tích cực đối với xã hội, đối với thế hệ trẻ và với mỗi người. Hãy chọn và trình bày suy nghĩ của em về một trong những sự kiện đó bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi).
  3. 2. Đoạn văn sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu ? 3. Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào ? Ghi lại câu chủ đề của đoạn này ?. 4. Đoạn văn trên khiến cho em liên tưởng tới những tác phẩm nào cũng nói về những triết lý, những bài học sâu sắc của nghệ thuật ? 5. Tác giả có viết: “Trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuôc sống”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc nêu suy nghĩ của mình về một văn bản đã học của chương trình Ngữ văn lớp 9. GỢI Ý: 1. - Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ - Tác giả: Nguyễn Đình Thi 2. - Liên kết: Phép nối (“nhưng”); phép lặp (“nghệ thuật, tư tưởng”) 3. - Lập luận tương phản. - Câu chủ đề: Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuôc sống 4. - Văn bản: Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh 5. * Giải thích ý kiến : - Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ. * Chứng minh - Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): +“Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; + “Lão Hạc”, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; + “Làng” của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; + “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân
  4. MÂY VÀ SÓNG ĐỀ 1: Trong một văn bản đã học có các câu: - Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”. - Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Câu 1. Những câu trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Đặt trong văn bản, những lời hỏi của người con chứa hàm ý gì? Câu 3. Từ nội dung văn bản có chứa những câu trích trên, kết hợp với hiểu biết xã hội của bản thân, trong khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ về bản lĩnh của mỗi người trước những cám dỗ cuộc đời. GỢI Ý: 1. - Tác phẩm: Mây và sóng - Tác giả: Ta-go. 2. - Hàm ý lời hỏi của người con: làm cách nào để đạt được những ước mơ của mỗi người. 3. - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. + Đoạn văn dài khoảng 2/3 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: + Giới thiệu vấn đề nghị luận: bản lĩnh của mỗi người trước những cám dỗ. + Giải thích: ./ Bản lĩnh: là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề ./ Cám dỗ: những thú vui khêu gợi lòng ham muốn đến mức làm cho bản thân sa ngã vào những việc làm xấu, ảnh hưởng đến xã hội và liên quan đến pháp luật hay đạo đức con người. + Biểu hiện của người sống bản lĩnh: ./ Quyết đoán, không vì người khác nói ra nói vào mà lung lay ý chí
  5. 1. Xác định hàm ý trong câu trả lời của con: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” 2. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? 3. Triết lí sâu xa mà tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc qua bài thơ này là gì? 4. Gia đình là nơi đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng tình cảm con người. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta. Em hãy viết một đoạn văn để bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên. GỢI Ý: 1. - Hàm ý: từ chối lời mời gọi của những người trong sóng 2. - Hình thức ngôn ngữ: đối thoại 3. - Triết lí: Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt 4. + Giải thích khái niệm: tình cảm gia đình + Vai trò, ý nghĩa + Lập luận, mở rộng vấn đề + Liên hệ BỐ CỦA XI-MÔNG ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Nhưng Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, òa khóc và bảo: - Không mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông và chết đuối, vì chúng nó đánh con đánh con tại con không có bố. Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi.” (Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục,2019) 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? 2. Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên? 3. Câu “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tủy, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi.” xét về cấu tạo thuộc kiểu câu gì? 4. Văn bản có đoạn trích trên được xây dựng bằng những tình huống nào? Những tình huống ấy đã nêu bật chủ đề của tác phẩm. Em hãy nêu chủ đề của tác phẩm. 5.Từ lời nói đẫm nước mắt của Xi-mông, em có suy nghĩ gì về cách cư xử của
  6. - Đầu tiên, hành động trêu chọc nỗi đau của người khác như vậy thể hiện cho sự thiếu tình thương và hiểu biết của các bạn. Hoàn cảnh của Xi-mông tội nghiệp như vậy nhưng lại bị trêu chọc đến phát khóc, đến mức lao vào đánh nhau. Những lời châm chọc, trêu đùa quá đáng ấy chính là cử chỉ bắt nạt và gây tổn thương sâu sắc cho Xi-mông. - Thứ hai, cách cư xử của các người bạn của Xi-mông thể hiện cho sự độc ác với người khác. Không những những cậu bé đó chẳng hề cảm thông với mất mát của bạn mình khi thiếu thốn tình thương của cha mà còn làm cho nỗi đau tinh thần của Xi-mông thêm sâu sắc. - Đây chính là những hành động chưa đúng đắn và gây tổn thương cho người khác. *Hiện nay, những học sinh giống Xi-mông đã nhận được tình cảm từ các bạn như thế nào? - Hiện nay, những trẻ em mồ côi cha mẹ sẽ được nhà nước bảo trợ và nuôi dưỡng cho đến năm 18 tuổi. - Nhà nước và xã hội luôn có những chính sách để giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. - Trong cộng đồng, những trẻ em như Xi-mông cũng được thông cảm và ưu ái rất nhiều. - Những đứa trẻ như Xi-mông có hoàn cảnh đáng thương và cần sự trợ giúp của xã hội. ĐỀ 2: Đọc đoạn trích và trả lời những câu hỏi sau: - Bác có muốn làm bố cháu không ? Im lặng như tờ. Chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. Thấy người ta không trả lời mình, em bé lại nói : - Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối. Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa : - Có chứ, bác muốn chứ. - Thế bác tên là gì – em bé liền hỏi – để cháu trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên bác ? - Phi-líp – người đàn ông đáp.
  7. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận ) - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt ; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ ràng. - Dựng đoạn có sự liên kết tốt. - Bài làm viết một đoạn văn b- Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Lòng yêu thương. - Giải thích được lòng yêu thương là gì ? - Học sinh nêu được biểu biện của lòng yêu thương: - Nêu dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề. - Phê phán những người không biết yêu thương, quý trọng tình cảm - Nêu phương hướng hành động của bản thân .