Chuyên đề Giao tiếp tích cực của giáo viên mầm non với trẻ và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ

LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO TIẾP TÍCH CỰC

  • Giao tiếp: Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, ảnh hưởng qua lại với nhau… bằng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục đích nhất định. 
  • Tính tích cực giao tiếp: là một phẩm chất tâm lí cá nhân thể hiện ở nhu cầu giao tiếp, tính chủ động giao tiếp và sự hòa nhập vào các quan hệ của con người trong giao tiếp. 

- Tính tích cực giao tiếp được đánh giá qua hai mặt:

+ Mặt bên trong: nhu cầu giao tiếp;

+ Mặt bên ngoài: sự chủ động giao tiếp và thích ứng, hòa nhập của chủ thể vào trong các quan hệ con người.

  • Giao tiếp tích cực của GVMN: là quá trình chủ động tiếp xúc tâm lý, thông qua phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, cô và trẻ trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, ảnh hưởng qua lại với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và hướng tới sự đồng thuận mà cô và trẻ mong muốn để thực hiện những mục đích nhất định.

NỘI DUNG GIAO TIẾP

  • Nội dung tâm lý trong giao tiếp tích cực
  • Nhận thức
  • Thái độ cảm xúc
  • Hành vi. 
  • Nội dung công việc trong giao tiếp

          Nội dung công việc phản ánh tính chất của mối quan hệ giữa GVMN với trẻ, với Cha mẹ/ người chăm sóc của trẻ khi giao tiếp. Đó là những sự việc xảy ra trong quan hệ diễn ra hàng ngày, mang tính chất hoàn cảnh, tình huống. 

doc 13 trang minhvi99 08/03/2023 18042
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Giao tiếp tích cực của giáo viên mầm non với trẻ và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_giao_tiep_tich_cuc_cua_giao_vien_mam_non_voi_tre_v.doc

Nội dung text: Chuyên đề Giao tiếp tích cực của giáo viên mầm non với trẻ và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ

  1. Trong các hoạt động khác ➢ Mức độ trò chuyện của GVMN với trẻ về bản thân trẻ và các thành viên trong gia đình và trò chuyện về bạn của trẻ chưa cao, chỉ dừng lại ở mức trung bình. ➢ Hành vi giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ được đánh giá là khá tốt: GV thường xuyên hướng dẫn trẻ thực hiện các hành động, quan sát và điều chỉnh hoạt động của trẻ, nhận xét, đánh giá trẻ trong hoạt động kịp thời và luôn có sự cổ vũ, khuyến khích trẻ. ➢ GVMN giao tiếp với trẻ bằng tâm lý thoải mái và vui vẻ. các cảm xúc tích cực được GVMN sử dụng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ: GV nhận biết cảm xúc, kiềm chế cảm xúc và tác động đến trẻ, biết quan tâm đồng cảm và cảm nhận được cảm xúc của trẻ. ➢ Các kỹ năng thể hiện sự yêu thương, trao đổi thông tin về nhận thức, cảm xúc và hành động, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tự chủ cảm xúc của GVMN với trẻ mẫu giáo đều ở mức trung bình. ➢ Đặc biệt, kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ và nắm bắt tâm lý trẻ còn ở mức thấp Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ Giáo viên biết tạo cho cơ thể và nét mặt luôn có được vẻ thân thiện, gần gũi và cởi mở với trẻ; biết duy trì quá trình giao tiếp với trẻ bằng mắt, thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ cởi mở, quan tâm và chia sẻ, đồng cảm; sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ đáp lại nội dung đang nghe trẻ nói như gật đầu, giơ tay đồng ý kiến và ngược lại lắc đầu, xua tay khi không đồng tình. Tuy nhiên, “Chờ đợi và tôn trọng trẻ” còn ở mức độ thấp mặc dù nhận thức rõ vấn đề này (Phỏng vấn GV trường MN Mỹ Đình). Hiệu trưởng 01 trường mầm non thuộc quận Cầu Giấy cho biết: “Những đặc điểm về những cử chỉ phi ngôn ngữ tích cực là những biểu hiện sinh động và có hiệu quả rất lớn trong việc giáo dục trẻ nhưng không phải GVMN nào cũng có thể thực hiện tốt vì nhiều lý do khác nhau như yếu tố chủ quan ( tính cách, lòng yêu nghề ) hay có sự tác động của yếu tố khách quan ( số lượng trẻ trong lớp quá đông )”[11] Hạn chế: Trong giao tiếp bằng phương tiện phi ngôn ngữ đôi khi hoặc thỉnh thoảng GV có biểu hiện “Nét mặt vô cảm, cau có, khó chịu”, hay một vài GV khi giao tiếp còn tỏ thái độ bực tức và có “lườm và nghiêm mặt”, khi trẻ chạy đến mách cô về việc bạn phá hỏng đồ chơi, trêu trọc làm trẻ tức bạn, GV còn chưa chủ tâm đến việc đó chỉ ừ à cho xong, tuy nhiên việc này ít khi xẩy ra ( ĐTB = 1,07; 1,08/4.0). Sử dụng ngôn ngữ nói GVMN “Sử dụng từ ngữ gần gũi” tương đối tốt ( ĐTB = 3,70/4.0). Điều này giúp mối quan hệ giữa cô và trẻ trở nên thân thiết hơn. “Sử dụng từ ngữ dễ hiểu”, “Sử dụng từ ngữ trong sáng” cũng được GVMN sử dụng ở mức thường xuyên trong các hoạt động học và hoạt động chơi ( ĐTB =3.70, 3,67 và 3,59/4.0). [8] Hạn chế: Đôi lúc ở một vài tình huống GV còn nói to, quát trẻ, khi trẻ không nghe lời GV tỏ vẻ khó chịu và nói giọng “gắt gỏng”, “ngữ điệu thô mạnh” và sử dụng từ cấm đoán “Không được” và đôi khi có xử phạt nhẹ đối với trẻ. Nhìn chung thực trạng về giao tiếp của GVMN với trẻ như sau:
  2. + Giao tiếp với trẻ bằng cử chỉ, điệu bộ như: thơm vào má, âu yếm, ôm trẻ vào lòng, nói nựng, bế trẻ lên, chơi đùa cùng với trẻ qua các trò chơi hoan hô, Ú òa, chi chi cành chành, soi gương, làm mặt xấu, mặt đẹp, nói và dùng tay để chào tạm biệt (bai bai, cười tươi nào, khóc nhè kìa) chỉ vào các bộ phận trên cơ thể bé và gọi tên: đầu, tóc, quần áo, mũi, tai, mắt, miệng xinh + Khi tiếp xúc với đồ vật GVMN gọi tên đồ vật, màu sắc, hình dạng, kích thước (to, nhỏ) và nói tên thao tác với đồ vật khi chơi cùng trẻ: quả bóng, màu đỏ, xanh, vàng; to – nhỏ, cho trẻ chơi lăn bóng, bắt bóng cùng cô ; GV cùng trẻ xâu vòng và nói xâu vòng to tặng mẹ, tặng cô, xâu vòng bé tặng bạn búp bê hoặc thậm chí nếu trẻ mới biết đi, GVcó thể nằm bò ra sàn nhà và cùng trẻ xây dựng những ngôi nhà từ những hình khối ➢ Đối với trẻ MG: + Luôn tích cực thay đổi ngữ điệu và giọng nói sao cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh khi giao tiếp. Khi trò chuyện hoặc trong giờ học hãy gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ xưng tên và gọi tên người khác khi giao tiếp. + Tương tác với trẻ bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ và qua hình ảnh, sử dụng đồ dùng học tập, đồ chơi làm phương tiện phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ + Làm mẫu những hành động kèm theo lời nói để trẻ học theo: Dạy cho trẻ biết cách dùng các câu hỏi và câu trả lời khi giao tiếp: Đâu? Cái gì? Con gì? Làm gì? Ai đây? Vì sao? Cần kiên nhẫn đợi trẻ trả lời câu hỏi. Tạo ra môi trường lớp học thân thiện, tích cực ➢ GV cần tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớP, sắp xếp nhiều thời gian cho trẻ được giao tiếp: giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích trẻ chia sẻ với nhau về sở thích, mong muốn và GV cũng nói cho trẻ biết mong muốn của cô. ➢ GV chủ động thường xuyên tìm hiểu, quan sát mọi cử chỉ, hành động, lời nói, thái độ của trẻ trong học tập, vui chơi, khi trẻ trò chuyện với cô. Ví dụ: Thái độ trước những câu hỏi khó, cách trẻ lắng nghe, trả lời, cách trẻ bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, sự vui mừng thích thú, được cô khen ngợi, trẻ có dễ hòa đồng không, có kiên nhẫn hay thường nổi nóng, có linh hoạt sáng tạo không? => GV nắm được trẻ mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động, thích thể hiện bản thân, biết kiềm chế và kiểm soát cảm xúc, hành vi trong giao tiếp để kịp thời uốn nắn, giúp đỡ trẻ. GV sử dụng các phương tiện giao tiếp hiệu quả Sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói + Chủ động làm quen và nói chuyện với trẻ khi trẻ mới đến lớp + Quan tâm đến việc nhớ tên và gọi đúng tên trẻ + Đặt câu hỏi gợi mở nhằm khuyến khích, động viên trẻ để khai thác những thông tin và cảm xúc của trẻ + Sử dụng câu, từ thể hiện đang chú ý, theo dõi, thể hiện sự tán đồng và ủng hộ trẻ. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ của GVMN + Tạo cho cơ thể và nét mặt luôn có được vẻ thân thiện, gần gũi và cởi mở + Sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ nhằm đáp lại nội dung đang nghe phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp (ánh mắt quan tâm, nụ cười trìu mến, gật đầu khích lệ )
  3. nhau chơi trò chơi dân gian, chơi đóng vai đến thăm gia đình bạn, cùng tổ chức bữa tiệc sinh nhật bạn ở lớp Ví dụ: Chơi trò chơi “Mát xa cho nhau”; “Đổi chỗ cho nhau” Các cấp quản lý cần tăng cường bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho GVMN - Nội dung bồi dưỡng: + Kiến thức về đặc điểm tâm lý của trẻ MN, + Kỹ năng giao tiếp - Hình thức bồi dưỡng: tổ chức hội thảo, hội nghị, sinh hoạt chuyên đề sinh hoạt chuyên môn với sự tham gia của các chuyên gia thuộc lĩnh vực bồi dưỡng đó. Ví dụ: Tổ chức các cuộc thi về giao tiếp, ứng xử cho GVMN. Xây dựng văn hóa nhà trường tại các cơ sở GDMN Ví dụ: XD văn hóa ứng xử của GV, của trẻ, PH trong trường MN GIAO TIẾP GIỮA GVMN VỚI CHA, MẸ TRẺ THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP Các hoạt động mà GV giao tiếp với Cha, mẹ của trẻ ➢ Giáo viên giao tiếp trực tiếp với cha, mẹ của trẻ trong các hoạt động sau: + Trong hoạt động đón trẻ và trả trẻ + Thảo luận trong buổi họp phụ huynh, tổ chức sinh hoạt chuyên đề + Tổ chức cho cha mẹ của trẻ tham quan, dự giờ hoạt động CS-GD trẻ tại lớp + Đến thăm trẻ tại gia đình, ➢ Giáo viên giao tiếp gián tiếp với cha, mẹ của trẻ thông qua điện thoại, internet Nội dung, hình thức và phương tiện giao tiếp của GVMN với cha, mẹ của trẻ ➢ Giao tiếp trực tiếp trong hoạt động đón và trả trẻ thông qua trao đổi, trò chuyện - GVMN trao đổi với cha mẹ của trẻ những thông tin: nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện phòng, chống dịch bệnh, các kỹ năng chăm sóc sức khỏe, về thói quen của trẻ mới đi học hoặc thông báo những điều cần thiết và nhắc nhở những quy định chung của trường, lớp với Cha mẹ trẻ. - Trò chuyện để hướng dẫn và hỗ trợ cho Cha mẹ của trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, giúp trẻ tập luyện tăng cường sức khỏe, cách phòng bệnh, cách đảm bảo an toàn - Trò chuyện để trao đổi về những hoạt động cha mẹ có thể hỗ trợ, tác động cho trẻ ở nhà. Trò chuyện để trao đổi về những hoạt động cha mẹ có thể hỗ trợ, tác động cho trẻ ở nhà. Ví dụ: + Đối với trẻ nhà trẻ: Tập cho trẻ học nói, bắt chước cử chỉ điệu bộ của người lớn, tập biểu lộ cảm xúc, tập cho trẻ có thói quen tự phục vụ ở nhà (tự đi bô, tự cầm thìa xúc cơm ) + Đối với trẻ MG: Dạy trẻ tính tự lập, sự tự tin, biết cách giao tiếp với người lạ, biết chào hỏi lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi và biết quan tâm, yêu thương các thành viên trong gia đình mình và bạn bè, cô giáo. Giao tiếp trực tiếp với cha, mẹ của trẻ thông qua các cuộc họp phụ huynh ➢ Nội dung này được tiến hành vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học. Cuộc họp thường được tổ chức vào ngày nghỉ hoặc cuối giờ làm việc trong ngày. ➢ GVMN lập kế hoạch cho các cuộc họp cụ thể
  4. ➢ Việc trò chuyện, trao đổi với gia đình trẻ để nắm bắt thông tin về sở thích, nhu cầu, khả năng và chia sẻ những khó khăn với trẻ ở nhà còn chưa được thường xuyên là do GVMN bận công việc nên ít có thời gian trao đổi. Biện pháp điều chỉnh giao tiếp theo hướng tích cực hơn giữa GVMN với Cha, mẹ của trẻ GVMN cần chủ động tăng cường giao tiếp trực tiếp và gián tiếp với cha, mẹ của trẻ bằng các hình thức đa dạng: ➢ Nói chuyện, trao đổi, tọa đàm trong các buổi họp của lớp, trường, Hội cha mẹ, Hội phụ nữ xã/ phường; ➢ Phát tờ rơi, pa nô áp phích quảng cáo, hệ thống phương tiện thông tin đại chúng (loa truyền thanh của xã, phường; đài truyền hình địa phương; bảng tin nơi công cộng ) ➢ Trực tiếp đến gia đình của trẻ để tuyên truyền cho Cha, mẹ của trẻ ➢ Trực tiếp trao đổi với cha mẹ của trẻ để nắm được nhu cầu, sở thích, mong muốn và khả năng của trẻ ở nhà như thế nào để CS-GD trẻ phát triển toàn diện. Cùng nhau tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ + Ở lớp: GVMN cần tạo môi trường thân tình, gần gũi như ở nhà, trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ (sức khỏe, sở thích, khả năng, cảm xúc của trẻ trong ngày), về các thành viên trong gia đình trẻ, về bạn bè cùng trang lứa với trẻ ở hàng xóm xung quanh trẻ. + Ở nhà: Cha, mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ về những gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và giáo viên những thay đổi của con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính, để giáo viên có biện pháp CS – GD phù hợp. Ví dụ: Hỏi trẻ: Hôm nay ở lớp con cảm thấy thế nào? (Vui, buồn, hài lòng, không hài lòng, tức giận, sợ hãi); Kể cho Cha, mẹ nghe hôm nay ở lớp con đã làm được những gì? Các bạn ở lớp của con ra sao? Con và các bạn có được cô khen hay trách mắng gì không? Thống nhất nội dung, hình thức và phương tiện giao tiếp giữa GVMN với cha, mẹ của trẻ để đạt hiệu quả CS-GD trẻ. ➢ GVMN chủ động trao đổi với cha, mẹ của trẻ để thống nhất nội dung trò chuyện về vấn đề gì? hình thức nào? Trực tiếp hay gián tiếp? Phương tiện giao tiếp chủ yếu là gì? Ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ? Ví dụ : Trao đổi về các điều kiện để phối hợp với nhà trường về phương diện vật chất và tinh thần để cả hai bên đều thoải mái và đạt được hiệu quả trong công tác CS-GD trẻ. + Trao đổi thống nhất cách thức hỗ trợ, phối hợp tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ, cùng nhau thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; + Trao đổi thống nhất các nội dung Cha, mẹ của trẻ cùng tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhóm, lớp, dự giờ các hoạt động giáo dục trẻ Ví dụ : Trao đổi về cách CS-GD trẻ tại gia đình ➢ Cha, mẹ trẻ có thể chia sẻ những khó khăn trong việc CS-GD con tại gia đình với GV ➢ Giáo viên có thể trò chuyện, thảo luận và đưa ra một số nguyên tắc như sau: + Cha, mẹ phải ý thức được vai trò, trách nhiệm của gia đình trong CS-GD con cái + Cha, mẹ cần có kiến thức, kỹ năng về CS-GD trẻ theo khoa học + Cha, mẹ cần hiểu tâm lý và tính cách của con để thống nhất phương pháp CS-GD trẻ phù hợp.