Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Vũ Thị Tâm (Có đáp án)
A. Phần trắc nghiệm. ( 2 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu mỗi câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1. Từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng với các từ còn lại ?
A. túm
B. sợ
C. lẳng
D. vật
Câu 2. Từ “u” trong câu: “U nó không được thế !” thuộc từ gì ?
A. Từ mượn.
B. Từ toàn dân.
C. Từ địa phương.
D. Biệt ngữ xã hội.
Câu 3. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ?
A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
B. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
C. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.
D. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_vu_thi_tam_co_dap_an.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Vũ Thị Tâm (Có đáp án)
- Câu 5. Dấu hai chấm trong phần trích dẫn sau có vai trò gì ? “Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được ” A. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp. B. Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích. C. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời thuyết minh. D. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời đối thoại . Câu 6. Dấu ngoặc kép trong câu sau dùng để làm gì? “ Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng tôi bỗng “sáng mắt ra”. A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu tên tác phẩm. C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý. mỉa mai. D. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt. Câu 7. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng ? A. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. B. Tôi đi học. C. Bài toán dân số. D. Ôn dịch, thuốc lá. Câu 8: Theo những gì ta biết qua bài văn “ Ôn dịch, thuốc lá” thì hút thuốc có thể ảnh hưởng tới: A. Người hút và những người xung quanh. B. Riêng người hút. C. Những ai nhìn thấy thuốc lá. D. Chẳng ảnh hưởng đến ai cả. B. Phần tự luận: 8 điểm Câu 9. ( 3 điểm ) a/ Kể tên các văn bản nhật dụng mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 8 kì I ? Phương thức biểu đạt chính của các văn bản này là gì? b/ Nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về hình thức nghệ thuật và nội dung của các tác phẩm "Trong lòng mẹ” - Nguyên Hồng, "Tức nước vỡ bờ"- Ngô Tất Tố; "Lão Hạc" – Nam Cao mà em đã được học. Câu 10. ( 5 điểm ) Viết bài văn thuyết minh về chiếc bút bi.
- - Nội dung chủ yếu: số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. ( 0,25 điểm ) * Cách cho điểm: a/ HS trả lời đúng tên 3 văn bản như trên thì cho 0,5 điểm. Nếu trả lời thiếu, hoặc trả lời sai. Không cho điểm. - Trả lời đúng phương thức biểu đạt chính là thuyết minh thì cho 0,25 điểm. Nếu trả lời không chính xác, hoặc trả lời sai. Không cho điểm. b/ HS so sánh được sự giống và khác nhau với đầy đủ các ý như trên cho ( 2,25 điểm.) - Nếu chỉ nêu được sự giống nhau với 3 ý như trên thì cho tối đa 0,75 điểm. Thiếu ý nào trừ điểm ý đó. ( Lưu ý: HS có thể không tách ý mà trả lời gộp cả 3 ý là phương thức biểu đạt, đề tài nội dung tư tưởng và nghệ thuật vẫn cho điểm các em. ) - Nếu chỉ nêu được sự khác nhau về nghệ thuật, nội dung của cả 3 tác phẩm với đầy đủ các ý như trên thì cho tối đa 1,5 điểm. HS trả lời thiếu ý nào trừ điểm ý đó. ( Lưu ý: HS có thể trả lời tác phẩm nào trước cũng được, từ ngữ diễn đạt không nhất thiết phải chính xác hoàn toàn như đáp án thì GV vẫn cho điểm. HS trả lời không rõ ràng, lộn xộn, lan man chỉ cho nửa cơ số điểm. ) Câu 10. ( 5 điểm: ) Viết bài văn thuyết minh về chiếc bút bi. A. Yêu cầu: * Yêu cầu chung: - Về hình thức: Bài làm phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, không gạch xóa, không sai lỗi chính tả. - Về nội dung: Nội dung bài làm trong sáng, đúng thể loại, đối tượng thuyết minh về chiếc bút bi. HS bước đầu biết vận dụng các phương pháp thuyết minh. Bài văn thể hiện được tính mạch lạc, tính liên kết. * Yêu cầu cụ thể. I. Mở bài: ( 0,5 điểm) - Giới thiệu chung về chiếc bút bi và tầm quan trọng của bút bi trong đời sống xã hội. II. Thân bài: ( 4 điểm). Thuyết minh được các nội dung sau: 1. Nguồn gốc, xuất xứ: ( 0,5 điểm) - Bút bi ra đời tại châu Âu vào những năm 1930. Nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70, 80 của Thế kỉ XX 2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính: ( 1,0 điểm ) - Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất. - Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- GV dựa vào bài làm của HS để linh hoạt cho điểm. Nếu bài làm sai từ 10 lỗi chính tả và lối diễn đạt trừ 1 điểm GV cộng làm tròn đến 0,5 điểm.