[Giáo án + Bài giảng] Lịch sử Lớp 6 - Tiết 13, Bài 8: Ấn Độ cổ đại (Tiết 2) - Năm học 2023-2024 - Lưu Thị Thanh Thủy
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nhận biết được những thành tựu văn hoá của Ấn Độ thời cổ đại.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự, tự học: Tự đặt mục tiêu học tập để nổ lực phấn đấu thực hiện, chủ động trong các hoạt động học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, diễn đạt tự tin; hiểu rõ nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao .
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết đặt câu hỏi trao đổi phản biện; phân tích tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên những nguôn thông tin đã cho; hứng thú tự do trong suy nghĩ, chủ động ý kiến , phát hiện yếu tố mới tích cực trong những ý kiến khác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nói chính xác, đúng ngữ điệu, nhịp điệu, trình bày được nội dung của sản phẩm….
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện, phân biệt, khai thác và sử dụng được những thông tin, hiện vật, tranh ảnh có trong bài.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
+ Nêu được những nét chính về điếu kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng và ảnh hưởng của nó đến sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ.
+ Trình bày được những đặc điểm chính của chế độ xã hội của Ấn Độ thời cổ đại.
+ Nhận biết được những thành tựu văn hoá của Ấn Độ thời cổ đại.
- Vận dụng: Vận dụng 1 số kiến thức trong bài học với cuộc sống ngày nay.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại.
- Trách nhiệm: Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc trên thế giới.
- Chăm chỉ: cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.
- Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
File đính kèm:
giao_an_bai_giang_lich_su_lop_6_tiet_13_bai_8_an_do_co_dai_t.doc
Paopow_thi_GVDG_cap_huyen_Bai_8_An_Do_co_dai_tiet_2_a4896.pptx
Nội dung text: [Giáo án + Bài giảng] Lịch sử Lớp 6 - Tiết 13, Bài 8: Ấn Độ cổ đại (Tiết 2) - Năm học 2023-2024 - Lưu Thị Thanh Thủy
- Giáo án chuyên đ Lch s 6 Năm học: 2023-2024 III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Khởi động a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới. b. Tổ chức thực hiện: GV cho HS chơi cho trò: NHÌN HÌNH BẮT Ý GV thông qua luật chơi: Quan sát hình ảnh và đoán tên hình ảnh đó. Trong thời gian 10s nếu trả lời đúng sẽ nhận được phần quà. Câu 1: Quan sát lược đồ cho biết đây là quốc gia nào? Đáp án: Ấn Độ cổ đại. Câu 2: Đây là lễ hội gì? Đáp án: Lễ hội tắm nước sông Hằng Câu 3: Đây là bức tượng gì? Thuộc tôn giáo nào? Đáp án: Tượng phật Thích Ca Mâu Ni – biểu tượng cho đạo Phật. Câu 4: Đây là một công trình kiến trúc nổi tiếng của đất nước Ấn Độ? Đáp án: Đại bảo tháp Sanchi Câu 5: Những hình ảnh trên có liên quan đến chủ đề bài học hôm nay. Theo các em chủ đề bài học hôm nay là gì? Đáp án: Những thành tựu văn hóa của đất nước Ấn Độ cổ đại. GV dẫn dắt bài mới: Người Ấn Độ cổ đại đã đạt được những thành tựu văn hóa gì? có đóng góp gì cho nhân loại? Cô và các em cùng tìm hiểu bài học. 2. Hình thành kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại a. Mục tiêu: HS nêu được những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ấn Độ cổ đại và hiểu được giá trị của các thành tựu đó với ngày nay. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt GV dẫn dắt: Để khám phá văn hóa Ấn Độ thời cổ đại, 3. Những thành tựu văn hóa tiêu GV cho HS xem video “văn hóa Ấn Độ thời cổ đại”. biểu: H: Xem và cho biết trong video đã đề cập đến những thành tựu văn hóa trên các lĩnh vực nào của người Ấn Độ cổ đại? HS thực hiện thực GV giảng: Trong video đã đề cập đến những thành tựu văn hóa trên 6 lĩnh vực: Tôn giáo, chữ viết, văn học, toán học, lịch, kiến trúc. Trong những lĩnh vực này, tiết học trước cô đã chia lớp làm 2 nhóm (nhóm sông Hằng và nhóm sông Ấn) và đã giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà tìm hiểu. GV phân nhóm trưởng. -Nhóm sông Hằng: Tìm hiểu về lĩnh vực: chữ viết, văn học, toán học. - Nhóm sông Ấn: Tìm hiểu về lĩnh vực: lịch, tôn giáo, kiến trúc. 2 GV: Lưu Thị Thanh Thủy Trường THCS Hòa Tiến
- Giáo án chuyên đ Lch s 6 Năm học: 2023-2024 H: Bằng sự hiểu biết của em kết hợp thông tin phần kết nối với văn học trong SGK nêu hiểu biết của em về 2 bộ sử thi này? HS thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, mở rộng: : - Ma-ha-bha-ra-ta: là một bản trường ca gồm có 110.000 câu thơ đôi, được coi là một bộ “bách khoa toàn thư” viết về toàn bộ đời sống xã hội của con người Ấn Độ cổ đại. Như lời của câu ngạn ngữ cổ có nói: “cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ”. - Ra-ma-y-a-na: là một bộ sử thi dài 24.000 câu thơ đôi, kể về tình yêu giữa Hoàng tử Rama và Công chúa Sita. GV giảng: Mô tả cảnh của hai bộ sử thi này được thể hiện rất rõ qua các bức điêu khắc bằng đất nung ở ngôi đền Si-am Rai (Ấn Độ) GV chiếu H6/SGK: Các bức điêu khắc bằng đất nung ở ngôi đền Si-am Rai (Ấn Độ) mô tả cảnh trong sử thi Ra- ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta. GV mở rộng: Đây là hai bộ sử thi rất hay các con về nhà tìm hiểu thêm. Hai bộ sử thi này có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai sau này. 3. Toán học: GV chiếu Hình 7/SGK: Hệ thống 10 chữ số mà người Ấn Độ phát minh ra. H: Quốc gia nào phát minh hệ thống 10 chữ số tư 0 đến 9? Theo em chữ số nào có giá trị nhất? HS thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chốt -Toán học: Phát minh ra hệ thống 10 GV ghi bảng chữ số từ 0 đến 9. GV nhấn mạnh: vài trò giá trị của chữ số 0, một con số quyền lực. GV chiếu đoạn video về giá trị số 0 cho HS nghe. Qua video các con thấy được nhà toán học Ấn Độ đã phát minh ra giá trị của chữ số 0 nó được thể hiện trong quy tắc phép toán: Bất kì phép cộng hay trừ với số với số 0 đều giữ nguyên giá trị ban đầu, còn bất kì số nào nhân với 0 thì kết quả chỉ bằng 0 mà thôi. H: HS lấy ví dụ một phép toán với số 0? HS thực hiện nhiệm vụ: 1 + 0= 1; 1 - 0= 1; 1 x 0= 0 H: Thành tựu về toán học có ảnh hưởng như thế nào đến các nước trên thế giới? HS thực hiện nhiệm vụ 4 GV: Lưu Thị Thanh Thủy Trường THCS Hòa Tiến
- Giáo án chuyên đ Lch s 6 Năm học: 2023-2024 GV mở rộng: -Đối với thế giới: Truyền bá rộng rãi, tín đồ theo đông và trở thành 2 tôn giáo lớn của thế giới hiện nay. -Đối với Trung Quốc và khu vực ĐNA: Đạo Phật được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc và các nước ĐNA: Lào, Campuchia, Thái Lan, Mi an ma Liên hệ: Việt Nam: Đạo phật được du nhập từ rất sớm: có nhiều trung tâm Phật giáo lớn: nhiều chùa chiền và các công trình kiến trúc mang màu sắc Phật giáo. Bắc Ninh cũng được coi là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam. H: Kể tên một số ngôi chùa Phật giáo lớn ở tỉnh Bắc Ninh? HS thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh và giới thiệu: Chùa Dâu (một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tại Việt Nam), chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành), chùa Phật Tích (huyện Tiên Du) -Kiến trúc: 6. Kiến trúc + Đại bảo tháp San-chi. GV giảng: Các công trình kiến trúc mang màu sắc tôn + Cột đá A-sô-ca. giáo tiêu biểu nhất thời cổ đại là 2 công trình kiến trúc: Đại bảo tháp San-chi và cột đá A-sô-ca. GV ghi bảng - GV cho HS xem video giới thiệu Đại bảo tháp Sanchi - GV chiếu cột đá A sô ca. + Giáo viên giới thiệu về cột đá Asôca: (GV kể chuyện vua Asôca) Vua Asôca là một vị vua vốn hung tàn, bạo ngược từng đi chinh chiến nhiều nơi để mở rộng lãnh thổ. Qua số lần chinh chiến vua Asôca đã nhận thấy số người giết và bị bắt làm tù binh nhiều và đã đánh thức vị vua này quay về với đức phật trở lên hiền lành và nhân từ. Ông đã cho xây dựng cột đá Asôca. GV chiếu hình 8: Đầu trụ cột đá Asôca: có 4 đầu sư tử tượng trưng cho đức phật được truyền bá khắp 4 phương. Ngoài ra còn có bánh xe luân hồi tượng trưng phật pháp luân chuyển khắp mọi nơi, mọi chỗ. Ở đoạn bánh xe luân hồi chúng ta thấy 4 con vật (voi, bò đực, ngựa, sư tử) tượng trưng cho 4 giai đoạn cuộc đời của đức phật. Hình ảnh cột đá Asôca 4 đầu sư tử ngày nay được tìm thấy trên rất nhiều biểu tượng của Ấn Độ: Trên quốc huy của Ấn Độ, trên tiền, trên tem GV nhận xét nội dung kiến thức nhóm sông Ấn (làm tốt giáo viên động viên, cho điểm để khuyến khích HS). 6 GV: Lưu Thị Thanh Thủy Trường THCS Hòa Tiến
- Giáo án chuyên đ Lch s 6 Năm học: 2023-2024 GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ong nâu học việc” để củng cố kiến thức. Câu 1: Số 0 là phát minh của nước: A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. La Mã D. Hy Lạp Câu 2: Chữ viết của người Ấn Độ là: A. Chữ hình nên B. Chữ Phạn C. Chữ tượng hình. D. Chữ Quốc ngữ Câu 3: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ. A. Đạo giáo B. Thiên chúa giáo C. Nho giáo D. Phật giáo Câu 4: Hình ảnh trên Quốc huy của Ấn Độ là: A. Chim ưng B. Bốn con sư tử C. Voi D. Đà điểu HS thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá cho điểm. Dự kiến sản phẩm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A B D B *Vận dụng: 8 GV: Lưu Thị Thanh Thủy Trường THCS Hòa Tiến