Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam: Văn bản "Cảnh khuya"

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả: Tác giả: Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969) là lãnh tụ vĩ đại nhà thơ lớn , danh nhân văn hoá thế giới.

2, Văn bản:

a, Hoàn cảnh sáng tác:  Bài thơ được sáng  tác ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 

b, Thể thơ và phương thức biểu đạt:

  • Thất ngôn tứ tuyệt ĐL
  • Miêu tả, biểu cảm

c, Bố cục

  • Tóm tắt

d, Nghệ thuật:

- Thể thơ TNTT ĐL

- Sử dụng nhiều hình ảnh lung linh, huyền ảo.

- Các biện pháp: so sánh, điệp ngữ, miêu tả hình ảnh thực của âm thanh, vẻ đẹp của đêm trăng rừng VB.

e, Nội dung:

- Cảnh đẹp đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc.

- Tình yêu thiên nhiên say đắm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

doc 16 trang minhvi99 11/03/2023 4200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam: Văn bản "Cảnh khuya"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_on_tap_tho_hien_dai_viet_nam_van_ban_c.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam: Văn bản "Cảnh khuya"

  1. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya 1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ. Tham khảo: Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969) là lãnh tụ vĩ đại nhà thơ lớn , danh nhân văn hoá thế giới. Bài thơ “ Cảnh khuya” được Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã miêu tả cảnh đẹp đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. 2, Thân bài • Khái quát: Cảnh khuya là một áng thơ tứ tuyệt kiệt tác mang vẻ đẹp Đường thi. Lời thơ giản dị, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu giá trị biểu cảm. Nét đặc sắc của bài thơ là cảm hứng thiên nhiên trữ tình và cảm hứng yêu nước. Bốn câu thơ miêu tả cảnh khuya núi rừng Việt Bắc, qua đó thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh: tâm hồn nghệ sĩ kết hợp hài hòa với phẩm chất chiến sĩ. •Ở hai câu thơ đầu, cảnh đêm trăng rừng Việt Bắc hiện lên êm đềm thơ mộng: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lông cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh đẹp của núi rừng trong đêm khuya hiện lên với tiếng suối trong trẻo. + Câu thơ thứ nhất: Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “tiếng suối” với “tiếng hát xa”. Tiếng suối là một âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ nay được so sánh với “tiếng hát” của con người bỗng trở nên trong trẻo, gần gũi và ấm áp( có thể liên hệ với câu thơ của Nguyễn Trãi trong văn bản “ Côn Sơn ca”). Nhịp thơ 2/1/4 ngắt ở từ “trong” như một chút suy ngẫm rồi đi đến so sánh thú vị. Sự so sánh , liên tưởng vừa làm nổi bật nét tương đồng, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ. 2
  2. thật xúc động. Đó là lòng yêu nước vĩ đại của một trái tim suốt đời “ chỉ biết quên mình cho hết thảy”. Sự hi sinh cao cả của người mãi mãi để lại trong lòng bao thế hệ lòng biết ơn và cảm xúc sâu sắc. 3, Kết bài: Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của bài thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vừa cổ điển lại vừa hiện đại, sử dụng thành công nghệ thuật so sánh, điệp ngữ . đã tái hiện cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc, qua đó thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu nước thiết tha, phong thái ung dung của Bác. Học xong bài thơ, em càng kính yêu và cảm phúc Bác hơn bao giờ hết. Em thấy thật tự hào là con cháu của Bác. Đề: Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ, trích dẫn nhận định b. Thân bài: Đảm bảo 3 luận điểm: Luận điểm 1: Giải thích * Giải thích: Học sinh cần giải thích được - Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên. - Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ. 4
  3. + Đêm trăng rằm tháng giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh, ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng. + Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt đi phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng -> Vẻ đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên. Luận điểm 3: Đánh giá: Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ c. Kết bài: Khẳng đinh vấn đề chứng minh ÔN TẬP VĂN BẢN: RẰM THÁNG GIÊNG( HỒ CHÍ MINH) I, KIẾN THỨC CƠ BẢN Tác giả: Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969) là lãnh tụ vĩ đại nhà thơ lớn , danh nhân văn hoá thế giới. 2, Văn bản: a, Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc. b, Thể thơ và phương thức biểu đạt: - Thể thơ: + Nguyên tác: Thất ngôn tứ tuỵêt đường luật. + Bản dịch thơ lục bát. - Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm c, Bố cục + Hai câu thơ đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu VB + Hai câu sau: Cảnh bàn việc quân d, Nghệ thuật: 6
  4. Rằm xuân lông lồng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân + Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, thoáng đãng. Nổi bật trên nền trời ấy là vầng trăng tròn đầy viên mãn tỏa sáng soi khắp đất trời. Cụm từ Nguyệt chính viên – trăng rất tròn cho ta cảm nhận được đây là vầng trăng đẹp nhất, viên mãn nhất, xinh tươi toả sáng khắp bao la đất trời. Vầng trăng ấy đã gợi lên trước mắt ta một không gian cao rộng, mênh mông, bát ngát, tràn ngập ánh trăng. + Câu thơ thứ hai vẽ ra một không gian cao rộng, bát ngát như không có giới hạn. Đất trời quê hương bao la, vô tận như hòa vào với đất trời một màu xanh. Con sông, mặt nước tiếp bầu trời đều tràn ngập hương xuân. Điệp từ “ xuân” liên tiếp nối nhau vút lên trong một câu thơ gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thanh bình Nó còn gợi tả màu xanh của sông nước, của đát trời vào xuân. Qua đó, thể hiện sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn còn sức sống. Điệp từ “xuân” đã nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời. Câu thơ bảy tiếng thì năm tiếng có thanh bằng gợi cảm giác trong trẻo, thanh bình, thú vị làm sao. • Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng với sự xuất hiện của con người: “Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.” + Câu thơ thứ ba gợi tả hình ảnh Bác Hồ đang cùng các nhà lãnh đạo bàn việc quân, việc nước, nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng giữa dòng sông. Trăng “nguyên tiêu” vốn được nhân dân đón đợi, với bao tình cảm nồng hậu, với bao hy vọng. Nhưng với Bác thưởng thức trăng không phải là trường hợp nình thường diễn ra trong ngõ nhà, ngõ xóm mà ở giữa núi rừng chiến khu bao la. Câu thơ khơi gợi một không khí thiên nhiên. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ “ ngân” khiến trăng lan tỏa khắp không gian làm cho không gian nơi thâm sơn cùng cốc như bừng sáng. Từ “ngân” không những diễn tả được không gian lung 8
  5. Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần đạt được những ý sau: a. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hai tác phẩm. - Nêu nội dung cơ bản của hai bài thơ, dẫn lời Ana- tôn Prăng- xơ b. Thân bài - Bác có tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hòa với thiên nhiên. + Viết về thiên nhiên (đặc biệt là trăng) + Có những rung động thực sự và say mê trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc. + Sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật. - Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng. - Chất nghệ sĩ và tâm hồn thi sĩ luôn thống nhất trong con người Bác. c. Kết bài - Khẳng định giá trị của hai tác phẩm - Nêu bài học cho bản thân. ÔN TẬP VĂN BẢN: TIẾNG GÀ TRƯA( XUÂN QUỲNH) I, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. 2, Văn bản: a, Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 10
  6. • Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu sống với bà, bên xóm làng thân thuộc. Từ đó khẳng định cuộc chiến đấu hôm nay chính là để giữ gìn những kỉ niệm ấu thơ giản dị mà rất đỗi thân thương, giữ gìn tình cảm gia đình, xóm làng thân yêu. Với tác giả, tình yêu nước được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, gần gũi và đời thường đó. II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ “ Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Dàn ý: 1, Mở bài: - Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản. - Nêu nội dung của văn bản. Tham khảo: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trích từ tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968). Bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước 2, Thân bài • Hình ảnh người bà hiện lên hết sức gần gũi, thân thương thông qua nỗi nhớ của cháu về những kỉ niệm thời thơ ấu. - Đầu tiên là lời mắng yêu cháu: Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt 12
  7. Đề bài: Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học). - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm. b. Xác định đúng nội dung nghị luận chứng minh. c. Triển khai nội dung : a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trích từ tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968). - Giới thiệu vấn đề: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước b. Thân bài: Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: 14
  8. - Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình 16