Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 3-4 tuổi trong trường mầm non

1. Ưu điểm 

Luôn được sự quan tâm hỗ trợ của UBND huyện và phòng GD – ĐT về đồ dùng trang thiết bị dạy và học cho trẻ.

Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục,....

Phòng học rộng rãi, có nhiều phòng hợp lý nên việc tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoat động cho trẻ cũng dễ dàng. 

Giáo viên đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, yêu trẻ. 

Sĩ số học sinh trong lớp vừa phải             

Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp.

2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 

Số lượng học sinh trong lớp là nam chiếm 2/3 số học sinh vì vậy các cháu rất hiếu động và khó bảo. 

Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp , chưa đầy đủ, chưa phong phú . 

Nhận thức của phụ huynh về môn giáo duc thể chất không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. 

Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì? mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ, làm toán như lớp 1.

doc 10 trang minhvi99 10/03/2023 4721
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_the_chat_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 3-4 tuổi trong trường mầm non

  1. Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. Giáo viên: Nguyễn Thị Hiền PHẦN I:ĐẶT ĐỀ TÀI Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người.Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Như chúng ta đã biết, trẻ em trong giai đoạn từ 0-6 tuổi là thời kì trẻ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất –trí tuệ - cảm xúc, trẻ tương tác tích tích cực với những hoạt động diễn ra xung quanh trẻ. Trẻ luôn học hỏi theo qua sự bắt chước, tự khám phá chính điều này có thể tạo nên cho trẻ những thói quen tốt và cả thói quen xấu. Với bậc học mầm non đây là môi trường học đầu tiên của trẻ , là nơi sẽ hình thành và rèn luyện ở trẻ những nhân cách ban đầu để trẻ trở thành công dân tý hon hoàn thiện như: Cơ thể khỏe mạnh, thông minh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn lễ phép, Có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đó chính là trách nhiệm của giáo viên mầm non, đồng thời còn cần đến sự kết hợp giữa việc chăm sóc trẻ của gia đình và cộng đồng.Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ khi được sinh ra chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục thể chất cho trẻ, đây là một phần quan trọng trong giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện, nó có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức-thẩm mĩ và lao động. Với trẻ mầm non đây là thời kỳ trẻ đang phát triển mạnh mẽ của hệ thần kinh,cơ xương hình thành nhanh , bộ máy hô hấp hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu xót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Giáo dục thể chất ở trường mầm non là sựtổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiềudạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động. Sự tổng 2
  2. Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. Giáo viên: Nguyễn Thị Hiền Nhận thức của phụ huynh về môn giáo duc thể chất không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì? mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ, làm toán như lớp 1. 2/ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRONG TRƯỜNG MN. * Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựngvà căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi,căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học,căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm. * Biện pháp 2: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ ( Thể dục sáng, hoạt động vui chơi ) Tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non. Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động các cơ quan của cơ thể, thúcđẩy sự phát triển những kĩ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn, cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ(tập khoảng 10 – 15 phút). Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, quả bông, cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập, khi trẻ tập giáo viên quan sát các tư thế đầu sao cho phù hợp và đặc biệt là cột sống của trẻ. Số lần lặp lạimỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như thể lực của trẻ. Động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập 4
  3. Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. Giáo viên: Nguyễn Thị Hiền là không đồng đều, ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp tôi còn tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ. * Biện pháp 5: Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc mộttiết học giáo dục thể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài: “ Đi tầu lửa hoặc Đi đều” đi các kiểu chân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là cácđộng tác tay – chân – bụng – bật với nhịp hô của cô nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ.Vì vậy tôi luôn đưa âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. Cụ thể: Với phần khởi động tôi dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đề cho trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề và đi khởi động kết hợp các kiểu chân sau đó cho trẻ vềđội hình hàng dọc tách hàng để tập bài tập phát triển chung. Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập Erobic có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay – chân – bụng – bật có nhịp đầy đủ, cóđộng tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản. Và khi tập vận động cơ bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùngnhạc, nhạc là những bài hát phù hợp với chủ đề, khitập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập của mình. Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: kết hợp với bản nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt: * Biện pháp 6:Tổ chức cho trẻ tham gia vận động để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ. Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vận dụng biện pháp này trong giảng dạy giáo dục thể chất cần cho trẻ tập đi tậplại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng cố những 6
  4. Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. Giáo viên: Nguyễn Thị Hiền Khi tổ chức các giờ học giáo dục thể chất cần có những hình thức phong phú và đa dạng để lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động. Khi tổ chức các hoạt động thể dục cần khuyến khích tính tích cực, tự giác ở trẻ. Tổ chức thể dục sáng thường xuyên và liên tục, đều đăn hàng ngày và đúng giờ cho trẻ, cần kết hợp dụng cụ như: quả bong, nơ, vòng, để trẻ tập tích cực hơn. Để giờ học của trẻ không mệt mỏi cần đưa yếu tố âm nhạc, Erobic vào bài phát triển thể chất. Giáo viên cần cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Để trẻ thực hiện tốt bài vận động cần xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. b/ Kết quả đạt được Thông qua việc áp dụng một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ tôi thấy: Học sinh tiến bộ nên rất nhiều, mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập. Sức đề kháng của trẻ tốt hơn, có thể lực khỏe mạnh vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn. Trẻ được suy nghĩ, sáng tạo và thực hiện những suy nghĩ đó. Được luyện tập, phát triển thể chất dưới sự hướng dẫn của cô. Trẻ thông minh, nhanh nhẹn hơn, không nhút nhát và tự tin hơn. c/ Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Sau khi tiếp thu kế hoạch của nhà trường và kế hoạch của tổ tôi lập và xây dựng kế hoạch phù hợp với lớp mình cho phù hợp với thực tế học sinh của lớp. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để cho trẻ đi học đều tạo điều kiện cho trẻ tham gia được hết các hoạt động học thể chất. 8
  5. Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. Giáo viên: Nguyễn Thị Hiền -Trẻ thực hiện được các -Trẻ thực hiện được các -Tăng 32% vận động đạt: 60% vận động đạt: 92% PHẦN IV: CAM KẾT Trên đây là biện pháp mà tôi đã dạy trẻ phát triển thể chất vàđược thực hiện trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi.Sau quá trình thực hiện tôi thấy có sự thay đổi tích cực và đạt hiệu quả đáng khích lệ. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để hoạt phát triển thể chất đạt được kết quả cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam Đa , ngày 11 tháng 11 năm 2020 Giáo viên Nguyễn Thị Hiền Đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn Tổ chuyên môn Nguyễn Thị Oanh Đánh giá , nhận xét của nhà trường HIỆU TRƯỞNG 10