SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Tam Đa - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên

Kết quả:

Ngay từ đầu năm học giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn dựa vào thực tế của nhà trường và trình độ năng lực chuyên môn của mỗi giáo giên, sau đó trình tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường phê duyệt.     

Nội dung bồi dưỡng tập trung vào nội dung trọng tâm chuyên đề hè năm học 2019-2020. Nội dung thiết thực, đảm bảo mang tính vừa sức: bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nắm chắc đường lối quan điểm giáo dục của Đảng ta đã định hướng và triển khai, học tập và tiếp thu đầy đủ về kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành, Sở, Phòng, trên cơ sở đó áp dụng vào thực tế của trường mình. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể theo tuần, tháng, năm... nội dung bồi dưỡng phải phù hợp sát với yêu cầu nhiệm vụ năm học. 

Biện pháp 3: Thực hiện tốt sinh hoạt tổ chuyên môn, giao lưu chuyên môn theo cụm trường, kiến tập giao lưu giảng dạy ở các tổ:

Kết quả: 

Qua các buổi dự giờ kiến tập giúp giáo viên nắm sâu hơn về kiến thức, phương pháp giảng dạy cũng như những yêu cầu cơ bản về việc chăm sóc giáo dục trẻ. Trường tôi đã thực hiện thường xuyên các buổi dự giờ kiến tập theo tổ chuyên môn tại trường và thực hiện giao lưu chuyên môn theo cụm đầy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả cao. 

Thông qua dự giờ nhận xét đánh giá và xếp loại giáo viên nhằm đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh là một trong những biện pháp không thể thiếu vì vậy ngay từ đầu năm khi phân lớp tôi đã chú ý phân công giáo viên hợp lý trong các tổ, tổ chuyên môn nào cũng bố trí giáo viên có năng khiếu làm nòng cốt hướng dẫn tổ. Ngoài ra khi chọn tổ trưởng, tôi luôn chú ý chọn giáo viên có năng lực, nhiệt tình năng động, có khả năng tập hợp giáo viên để tổ chức sinh hoạt tổ. 

doc 41 trang minhvi99 10/03/2023 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Tam Đa - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_chuyen_mon_cho_doi.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Tam Đa - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

  1. Thực hiện kế hoạch kiến tập tổ chuyên môn hàng tháng theo các độ tuổi, các tổ trưởng có kế hoạch phân công giáo viên dạy các hoạt động theo các lĩnh vực phát triển của trẻ trình lên ban giám hiệu nhà trường duyệt, sau đó ban giám hiệu phân công nhiệm vụ giảng dạy cụ thể cho từng đồng chí để giáo viên có sự chủ động trong việc lên kế hoạch giảng dạy đạt hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc quy định giao lưu cụm với các đơn vị trường bạn theo sự phân công của Phòng giáo dục, sắp xếp giáo viên đi dự đầy đủ và đúng thành phần. VD: Nhà trường tổ chức kiến tập với chuyên đề “Phát triển thẩm mỹ” và chuyên đề “Phát triển nhận thức” đối tượng trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. (giao lưu với trường mầm non Dũng Liệt, Đông Phong, Thuỵ Hoà ). với các đề tài: - Khám phá xã hội: + Tìm hiểu về tết nguyên đán. - Giáo dục âm nhạc: + Dạy trẻ hát dân ca quan họ: Cây trúc xinh. + Dạy hát: Em yêu cây xanh. ( Hình 1, hình 2, hinh 3, hình 4: trang 37, trang 38) Khi tổ chức kiến tập, chúng tôi lựa chọn giáo viên vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Trước khi cho các đồng chí giáo viên dự giờ, chúng tôi duyệt trước giáo án, đề ra một số tình huống sư phạm có thể xảy ra giúp giáo viên có cách xử lý hợp lý nhất, lồng ghép nội dung tích hợp hiệu quả nhất. Sau khi kết thúc các hoạt động chúng tôi mời giáo viên các trường bạn đóng góp ý kiến cho 2 tiết dạy về phương pháp của bộ môn cũng như hình thức tổ chức. Thông qua buổi kiến tập đó tất cả giáo viên trong trường đã nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, bình tĩnh khi dạy trẻ, có hình thức tổ chức các tiết học sáng tạo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, lôi cuốn trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực. Biện pháp 4: Tổ chức thăm lớp, dự giờ: Mục tiêu: Qua việc thăm lớp, dự giờ giúp người quản lý nắm bắt được hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và cách chăm sóc trẻ của mỗi giáo viên để từ đó 22
  2. Mục tiêu: Kiểm tra là một chức năng quan trọng và cũng là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của cán bộ quản lý, qua kiểm tra cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện ra những lệch lạc thiếu sót để kịp thời bổ sung điều chỉnh và uốn nắn giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra chuyên môn thì việc chỉ đạo chuyên môn của người của người cán bộ quản lý sẽ mất đi một nội dung quan trọng. Mặt khác qua kiểm tra chuyên môn, cán bộ quản lý tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của nhà trường đề ra. Vì vậy để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra và cần đảm bảo các bước sau. Tiến hành: * Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường, của năm học để xây dựng kế hoạch cho phù hợp Xây dựng kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra học kỳ, cả năm, đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra. Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác trung thực của giáo viên, để giáo viên chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện một cách tích cực, góp phần thực hiện tốt đợt kiểm tra đó. * Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, kế hoạch chủ nhiệm lớp, kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ. (kế hoạch tự bồi 24
  3. sắp xếp lịch để ban giám hiệu kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo viên về chuyên môn. Tổng số dự giờ các tiết dạy và hoạt động của giáo viên từ tháng 08/2019 đến tháng 7/2020 là: 90 tiết + Xếp loại tốt: 55 tiết + Xếp loại khá: 27 tiết + Xếp loại đạt yêu cầu: 8 tiết Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra những ưu điểm, tồn tại của giáo viên trong giảng dạy. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. * Kết quả khảo sát chuyên môn giáo viên: Xếp loại chuyên môn Giáo viên Năm học 2019 -2020 Đầu năm học Cuối năm học Xếp loại: Giỏi 17/57 27/57 Xếp loại: Khá 30/57 26/57 Xếp loại: Trung bình 10/57 4/57 Biện pháp 6: Tổ chức tốt các hội thi: Mục tiêu: Qua các hội thi giáo viên sẽ rút được nhiều kinh nghiệm bổ ích và trưởng thành trong chuyên môn, động viên khen thưởng kịp thời giáo viên có thành tích cao. Tổ chức thi có đánh giá xếp loại động viên và khen thưởng kịp thời để khích lệ phong trào nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mỗi giáo viên, giúp giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng chí, đồng nghiệp. Đặc biệt khi tham gia thao giảng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hình thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết dạy, đồng thời giáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ, hỗ trợ trong tiết 26
  4. + Tháng 02 + 3: Thi giáo viên giỏi cấp tỉnh và Các hội thi khác * Thành lập hội đồng chấm thi Hội đồng chấm thi phải là những đồng chí có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng, có uy tín trong nhà trường và với phụ huynh, học sinh. Chấm thi phải công bằng, dân chủ, khách quan, tạo sự tin tưởng tuyệt đối vào đội ngũ lãnh đạo của nhà trường * Tổng kết rút kinh nghiệm sau hội thi : Qua hội thi động viên khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc. Song cũng chỉ ra những nhược điểm để rút kinh nghiệm, giải quyết những thắc mắc của giáo viên. Chính vì làm tốt vấn đề trên nên đã động viên tinh thần phấn đấu của giáo viên, nâng dần chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. ( Hình 7, hình 8, hinh 9, hình 10 - Trang: 40, trang 41) Biện pháp 7: Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục: Mục tiêu: Công tác xã hội hóa giáo dục góp phần to lớn trong việc phát triển phong trào giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy ban giám hiệu nhà trường luôn tham mưu và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương. Tiến hành: Xây dựng kế hoạch hoạt động phối kết hợp với Ban thường trực Hội cha mẹ học sinh cụ thể trong năm. Tổ chức họp ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp tuyên truyền về thành tích đạt được của nhà trường, của lớp trong những năm học gần đây, tạo niềm tin cho phụ huynh. Triển khai kế hoạch phối kết của nhà trường tới các bậc phụ huynh một cách chi tiết, thảo luận bàn bạc thống nhất kế hoạch phối kết hợp với ban đại diện tổ chức thực hiện các hoạt động trong năm. Thường xuyên phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 28
  5. Đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt và học tốt trong toàn nhà trường góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. * Sau một năm sáng kiến đưa vào thử nghiệm đã đạt được kết quả như sau: Giáo viên dạy giỏi Năm học 2018- 2019 Năm học 2019-2020 Cấp huyện 8 5 Cấp trường 18 25 Cấp tỉnh 0 1 Xếp loại chuyên môn Giáo Năm học 2019- 2020 viên Đầu năm học Cuối năm học Xếp loại: Giỏi 17/57 27/57 Xếp loại: Khá 30/57 26/57 Xếp loại: Trung bình 10/57 4/57 Sau khi áp dụng các biện pháp trên, có thể so sánh chất lượng chuyên môn của năm học trước, chuyên môn đội ngũ giáo viên được nâng lên rõ rệt, giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, có hình thức tổ chức các tiết dạy linh hoạt sáng tạo, có tác phong sư phạm tốt. Về trình độ đào tạo Trình độ đào tạo Tổng số giáo Nữ Trung Cao Đại học Đang đi học đại viên cấp đẳng học 57 57 8 17 32 8 Với những kết quả nêu trên: tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã rất phấn khởi và tự hào: Trường đạt tiên tiến cấp tỉnh xuất sắc Chi bộ: Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Công đoàn: Công đoàn vững mạnh xuất sắc 30
  6. + Cán bộ quản lý nhà trường phải là những người tâm huyết với công việc, có trình độ cao luôn cải tiến sáng tạo hợp lý trong công tác giảng dạy, phải có tính quyết định chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về mọi kế hoạch thực hiện của mình, có ý thức học hỏi vươn lên trong công tác. Ngoài năng lực quản lý nhà trường mọi thành viên trong Ban giám hiệu phải có năng lực chuyên môn thật vững vàng, có như vậy mới đẩy mạnh công tác giáo dục của nhà trường. + Ban giám hiệu cần có quan niệm đúng đắn về xây dựng đội ngũ giáo viên. Phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc, có khen thưởng động viên kịp thời, để ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi. + Tăng cường việc thăm lớp dự giờ, đó là biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. + Nhà trường và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức chặt chẽ để hợp nhất các yếu tố chủ quan, khách quan ( học sinh, nhà trường, gia đình ), tạo ra môi trường sư phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để có thể phát huy hết nội lực của bản thân đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập. + Trong công tác giảng dạy, nhà trường giữ vai trò chủ đạo và quyết định thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch, là nhân tố quy tụ các yếu tố hợp thành thể thống nhất, phát huy tổng hợp sức mạnh từng thành tố cùng hướng vào mục tiêu chung, kích thích tính tích cực cao độ nhân tố chủ quan học sinh để đạt hiệu quả chất lượng học tập tốt. + Với vai trò như vậy về phía nhà trường, cần tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học. Đó là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học cho đội ngũ giáo viên. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm Qua thời gian nghiên cứu áp dụng một số biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và quan trọng. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên có tác động quyết định kết quả dạy học và giáo dục của nhà trường . Qua việc bồi dưỡng đã giúp cho giáo viên nắm chắc về phương pháp, có nhiều hình thức đổi mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nuôi dưỡng trẻ. 32
  7. Tăng cường đầu tư đồ dùng đồ chơi ngoài trời, đặc biệt là đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học. Đầu tư ngân sách, tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức các buổi tham quan học tập các trường trọng điểm. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân tôi với mong muốn nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tam Đa, ngày 02 tháng 02 năm 2021 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Loan PHẦN IV – PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trong chiến lược Giáo dục - Đào tạo hiện nay. 34
  8. Hình ảnh 1: Giao lưu chuyên môn tổ 4 tuổi - Đề tài: Dạy trẻ hát dân ca quan họ Hình ảnh 2: Giao lưu chuyên môn tổ 5 tuổi - Đề tài: dạy hát: Em yêu cây xanh 36
  9. Hình ảnh 5: Giao lưu chuyên môn với trường bạn Hình 6: Giao lưu chuyên môn với trường bạn 38
  10. Hình ảnh 9: Hội thi vẽ tranh cho trẻ Hình 10: Hội thi giao lưu Bé tập làm chiến sỹ 40