Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Nghị luận xã hội

I.Khái niệm: Thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
- Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống…của con người.
II. Các kiểu nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
1. Kiểu 1: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong một nhận định (ý kiến, câu nói, châm ngôn, tục ngữ…)
* Ví dụ:
- “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
- Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên là nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên là nhờ cái nó cho đi”
- …
2. Kiểu 2: Nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí…
* Ví dụ: Đức hi sinh, lòng dũng cảm, tranh giành và nhường nhịn, tính trung thực…

docx 25 trang minhvi99 09/03/2023 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_ngu_van_lop_9_phan_nghi_luan_xa_hoi.docx

Nội dung text: Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Nghị luận xã hội

  1. + Tấm gương của họ giúp chúng ta thấy được: “Cuộc sống chỉ thất bại khi con người ta không có sự cố gắng" mà thôi. c. Phê phán - Những con người lành lặn nhưng sống thực dụng, lười nhác, mỗi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ý lại, hoặc phản ứng tiêu cực - Những con người sống hèn nhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc. - Đó là những con người đáng phê phán trong xã hội ta. d. Giải pháp nhân rộng. - Tuyên truyền cho mọi người biết được những tấm gương vượt khó của họ - Cần tạo ra chương trình để những người không chịu thua số phận được phát sóng trên nhiều kênh thông tin khác nhau,qua đó truyền cảm hứng sống cao đẹp, sống có ích tới mọi người như chương trình “ tàn mà không phế”. 3. Bài học - Chúng ta hãy chung tay giúp đỡ, động viên những con người khuyết tật, những con người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. - Mỗi chúng ta cần lấy tấm gương của họ làm động lực để học tập, phấn đấu và cống hiến, để cho cuộc sống của mình thêm ý nghĩa. - Mỗi chúng ta phải cần biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay học tập C. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về những gương sáng đó: - Khâm phục và kính trọng. - Rút ra được nhiều bài học bổ ích về quan niệm sống, về ý chí và nghị lực vươn lên số phận. Đề 2: Ngày 10/5 trên mạng xã hôi Facebook xuất hiện video clip ghi lại cảnh một nữ sinh THCS bị bạn bắt quỳ xin lỗi và có hành động đánh tát đã thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều người. Chỉ trong vòng 1 ngày xuất hiện đoạn vidio clip trên đã thu hút được hàng ngàn lượt bình luận, chia sẻ. Trong đó, đa phần mọi người lên án hành động nói trên.Theo điều tra của PV, nữ sinh bị bắt quỳ xin lỗi và bị đánh hiện đang học lớp 9 tại trường THCS Nhất Hòa (xã Nhất Hòa,huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Còn nữ sinh có hành động đánh và bắt bạn quỳ xin lỗi hiện đang học tại trường THCS nội trú huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
  2. - Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường. Để lại nỗi đau cho nạn nhân, cho phụ huynh, cho giâ đình, xã hội. -Với nạn nhân: Bị đau đớn về thể xác, tinh thần bị tổn thương, bị thương tích ( như Bạn nữ sinh lớp 9 trường THCS Nhất Hòa (xã Nhất Hòa,huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ) - Về phía người gây ra bạo lực phải đối mặt với pháp luât, với tòa án lương tâm, con đường học hành bị ảnh hưởng (nhưbạn học sinh trường THCS nội trú huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng ) - Thiệt hại về kinh tế cả 2 bên: Phải chữa chạy, đền bù cho nạm nhân – Từ bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh dẫn đến thói côn đồ khi lớn lên gây nguy hiểm cho xã hội. -> Từ những hậu quả trên ta thấy bạo lực học đường gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. b. Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề: - Do học sinh cá biệt lập kết bè để ức hiếp bạn, để tỏ ra ta đây. – Do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực. – Do ghen tị về thành tích học tâp, do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng không biết kiềm chế. - Do bị tiêm nhiễm từ cách cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là của người lớn trong gia đình Những cách cư xửkhông chuẩn mực ấy gieo vào đầu óc các trẻ em những suy nghĩ không tốt dẫn đến các em có lối hành vi cư xử không hay với bạn bè trong nhà trường. c. Đề ra giải pháp khắc phục. – Phương thuốc hiệu nghiệm nhất là lấy tình thương, trách nhiệm để ngăn chăn bạo lực học đường. – Bản thân mỗi học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm, rèn tính kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình sai, biết tha thứ, độ lượng khi bạn nhận ra lỗi lầm. - Tham gia các hoạt động thể thao, phong trào có ích cho cộng đồng – Biết rèn luyện nhan cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, chuẩn mực, – Hãy tiên phong trong phong tráo chống bạo lực học đường. C. Kết bài: - Từ thông điệp của bài báo trên: Vì một môi trường lành mạnh, học sinh chúng ta cùng nhau hãy nói không với: Bạo lực học đường. Đề 3: Suy nghĩ về hiện tượng nhiều “cây ATM gạo” được mở trong mùa dịch COVID – 19. Gợi ý: a.Mở bài:
  3. c. Kết bài Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa * Liên hệ bản thân Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế . – Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình. Đề 4: Hãy nêu suy nghĩ của em về bệnh lười của học sinh ngày nay. 1/ Mở bài: Hiện nay bệnh lười biếng ở học sinh đã trở thành một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây nên bao nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh và toàn xã hội. 2/ Thân bài Giải thích: Lười biếng là trạng thái mà cơ thể không muốn học tập, lao động hay làm việc bất chấp mọi hậu quả có thể xảy ra. Thực trạng và biểu hiện: + Bên cạnh nhiều học sinh chăm chỉ vẫn còn khá nhiều em lười biếng. + Lúc đầu chỉ là những biểu hiện đơn giản như lười làm bài, lười phát biểu, dần dần lười suy nghĩ, lười lao động. Lười biếng sẽ tạo thành một căn bệnh nan y khó chữa. Nguyên nhân + Ý thức của mỗi người học sinh còn quá kém chỉ muốn trốn tránh mà không muốn bắt tay vào làm, chỉ biết dựa dẫm vào cha mẹ dù đã đủ tuổi trưởng thành để có thể tự lập, làm những việc phù hợp với mình. + Phần đa học sinh đều chưa ý thức được những hậu quả, tác hại mà căn bệnh gây ra. + Internet ngày càng phát triển đem lại rất nhiều thuận lợi nhưng nó cũng triệt tiêu đi sự sáng tạo của học sinh bởi chỉ cần 1 cú click chuột là đã có nhan nhản những bài văn mẫu trên mạng, những bài giải có sẵn đáp án dần dần khiến học sinh ngày càng trở nên lười suy nghĩ, thụ động. + Các bậc phụ huynh quá quan tâm, nuông chiều con, không để con làm bất cứ việc gì khiến các bạn học sinh ngày càng trở nên lười biếng. Hậu quả: nghiêm trọng + Kết quả học hành ngày một sa sút dẫn đến chán nản, không có ý chí cố gắng học hành, dần buông xuôi, kiến thức không có tương lai ảm đạm. + Không sống tự lập được, chỉ biết dựa dẫm vào người khác. + Không vận động dẫn đến sức khỏe ngày càng sa sút, không suy nghĩ dần dần sẽ trở nên thụ động, sẽ chẳng có tương lai nếu tiếp tục lười biếng. Biện pháp:
  4. + Dễ gây ra bệnh vô cảm Khắc phục + Mỗi học sinh cần tự giác trong học tập, biết sử dụng điện thoại đúng cách. + Gia đình cần quan tâm, gần gũi các em hơn. + Nhà trường siết chắt hơn công tác quản lý học sinh, tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, thú vị 3/Kết bài -Khẳng định vấn đề - Liên hệ bản thân + Chỉ sử dụng điện thoại di động khi cần thiết, đúng mục đích. YC 2: VIẾT ĐOẠN VĂN 1. Yêu cầu đối với dạng đề viết đoạn văn nghị luận xã hội Về Hình thức đoạn văn: Đoạn văn phải đảm bảo đúng dung lượng theo yêu cầu của đề bài, thông thường giới hạn về số chữ, hoặc số dòng chữ), tránh viết quá dài hoặc quá ngắn. Đoạn văn có thể tùy ý lựa chọn các cấu trúc: song hành, móc xích, quy nạp, diễn dịch hay tổng phân hợp nhưng phải đúng cấu trúc đoạn văn: Không xuống dòng giữa đoạn; đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và lùi vào một chữ ở đầu dòng và kết thúc bằng dấu ngắt câu. Lưu ý về yêu cầu quan trọng với nội dung đoạn văn: Để xác định đúng nội dung nghị luận, các em cần phân biệt bài văn nghị luận xã hội với đoạn văn nghị luận xã hội. Nếu bài văn nghị luận về một vấn đề (chủ đề - ý lớn) trong cuộc sống xã hội thì đoạn văn chỉ nghị luận trọn vẹn một khía cạnh của vấn đề (tiểu chủ đề - ý nhỏ). Sau đây là một số gợi ý về việc triển khai hệ thống ý trong đoạn văn mà các em có thể tham khảo: - Nếu đề yêu cầu luận về nguyên nhân của quan niệm/ hiện tượng , có thể triển khai theo các hệ thống ý sau: Thứ nhất là nguyên nhân chủ quan/ nguyên nhân khách quan; thứ hai là các nguyên nhân từ gia đình/ nhà trường/ xã hội/ bản thân; thứ ba có thể nguyên nhân từ bản thân mỗi cá nhân với nhận thức, tâm lý, công việc, hoàn cảnh sống - Nếu đề yêu cầu luận về sự chi phối của một cách sống/ cách nghĩ/ hiện tượng xã hội (tùy theo tính tích cực hay tiêu cực mà câu lệnh có thể dùng từ "ý nghĩa" hay "hậu quả") các em có thể triển khai theo các hệ thống ý sau: Thứ nhất là sự chi phối với cá nhân/ cộng đồng xã hội; thứ hai là sự chi phối với tâm lý, tính cách, thân phận con người ; thứ ba là sự chi phối theo thời gian hiện tại và tương lai
  5. - Có sự kết hợp các phương thức biểu đạt - Độ dài theo quy định *Nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Giải thích khái niệm: Tác phẩm văn chương, báo mạng, ngôn tình - Biểu hiện: Thực tế của văn hóa đọc hiện nay - Nguyên nhân, tác hại: (hờ hững với tác phẩm văn chương, thích đọc báo mạng, ngôn tình, truyện tranh; ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống, thẩm mĩ) - Giải pháp và bài học kinh nghiệm cho bản thân. Đề 3: Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của mạng xã hội Facebook. Gợi ý: Nêu vấn đề: Lợi ích quan trọng nhất đối với MXH này là giúp mọi người kết nối với nhau nhưng dường như qua đó nó lại thể hiện nhiều tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Những tác hại đối với giới trẻ: - Bỏ bê học hành => Kết quả học tập sút kém. - Tốn kém thời gian dành cho người thân mà còn ít hơn khi khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè "ảo" hơn những gì trước mắt. - Sử dụng Facebook càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực, thậm chí dẫn đến trầm cảm. - Sử dụng Facebook cả ngày cũng có thể gây béo phì, nguy cơ cao bị đau dạ dày, mất ngủ, lo âu, trầm cảm. Liên hệ với bản thân em. Đề 4: "Luôn dậy sớm; luôn đúng hẹn, giữ lời hứa; luôn đọc sách là những thói quen tốt ” (Theo Băng Sơn - Giao tiếp đời thường) Trong những thói quen tốt được nêu trên, em hãy chọn một thói quen em cần được rèn luyện. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy. Chọn thói quen: "Luôn đọc sách" - Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách gồm có hai loại: sách giấy và sách điện tử. - Đọc sách là lĩnh hội tri thức một cách chủ động. Đọc sách chi trở thành thói quen khi nó lặp lại liên tục và con người làm nó một cách tự chủ.
  6. Gợi ý: Trong đoạn thơ trên, tác giả muốn nói về vô cảm: là một trạng thái tinh thần mà ở đó con người không có tình cảm, cảm xúc nhân bản trước bất kì sự vật hiện tượng nào diễn ra xung quanh họ. Họ sống ích kỉ, lạnh lùng, trái tim băng giá, thờ ơ trước những người gặp bất hạnh, không quan tâm đến những sâu xa xung quanh mình. Phân tích: - Hiện trạng: Căn bệnh vô cảm xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành một vấn nạn trong xã hội. - Biểu hiện: + Không quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. + Chỉ lo nghĩ cho lợi ích bản thân. - Nguyên nhân của sự vô cảm: + Lối sống thực dụng của nền kinh tế hiện đại. + Sự ích kỉ trong lòng mỗi người, sợ vạ lây + Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, với ứng dụng hiện đại đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến giới trẻ - Hệ quả: + Nhân cách con người phát triển lệch lạc. + Sự thờ ơ vô cảm dẫn đến cái xấu, cái ác lên ngôi, xã hội rối loạn. - Biện pháp: + Luôn mở lòng, yêu thương những người xung quanh, yêu thương mà không đòi hỏi nhận lại. + Biện pháp giáo dục đúng đắn. Mở rộng và liên hệ bản thân - Bên cạnh đó vẫn có những người luôn quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. - Yêu thương, giúp đỡ mọi người khiến cuộc sống của mỗi người trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa hơn. - Liên hệ bản thân