Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Yên Phong

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Các thành phần chính của câu ( CN - VN).

Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

Ví dụ: Không lâu sau, đức vua// qua đời.

Trạng ngữ CN VN

Không bắt buộc Bắt buộc có mặt

1 . Chủ ngữ (CN):

- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai/ con gì, cái gì?

- Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.

- Câu có thể có 1 hoặc nhiều chủ ngữ.

Ví dụ 1: Con chim đang hót trên cành cây.

Chủ ngữ “ con chim” trả lời cho câu hỏi con gì đang hót trên cành cây.

Ví dụ 2: Gia Bảo là học sinh hát hay nhất lớp.

Chủ ngữ “ Gia Bảo” trả lời cho câu hỏi ai hát hay nhất lớp.

Ví dụ 3: Lão nhà giàu ngu ngốc ngồi khóc.

CN: cụm danh từ

2 . Vị ngữ (VN) :

- Là một trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Muốn tìm VN, ta đặt câu hỏi: ...làm gì ? …như thế nào ? ….là gì ?

- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

- Câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ.

Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng đầu làng xem hoàng hôn xuống

VN1: cụm đtừ VN2: cụm đtừ

Ví dụ 2: Chợ Rồng nằm sát bên quốc lộ 183, ồn ào, đông vui, tấp nập.

VN 1: cụm động từ VN2 VN3 VN4 ->(đều là tính từ)

Ví dụ 3: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

VN: cụm danh từ

doc 320 trang Mịch Hương 11/01/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Yên Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_phong_gddt_yen_p.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Yên Phong

  1. Phòng GD&ĐT Yên Phong Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT Trường THCS Yên Phụ CHUYÊN ĐỀ 24: RÈN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I. Kiến thức cần nhớ: 1. Khái niệm:Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. 2. Yêu cầu: a. Nội dung: - Các ý kiến, nhận xét đưa ra trong bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải cụ thể và chính xác dựa theo nội dung, nghệ thuật của bài. Các ý kiến đó phải được phân tích và chứng minh bằng các luận đề xác thực. Các luận điểm đưa ra phải gắn với sự đánh giá cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ. Để làm rõ luận điểm, người viết phải bộc lộ ý kiến riêng của mình, chứng tỏ khả năng cảm thụ tác phẩm văn học tốt. b. Hình thức: - Bố cục bài viết mạch lac, rõ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. - Kết hợp hài hòa giữa nêu ý kiến khái quát (luận điểm ) với phân tích, giữa nhận xét với thẩm bình cụ thể. -Lời văn gợi cảm, thể hiện sự rung động chân thành của người viết. 3. Các bước làm bài: Giống như cách làm các bài văn khác người làm bài đều phải theo trình tự các bước : tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, phát triển thành văn bản và kiểm tra lại văn bản. Do những đặc điểm của nghệ thuật về một đoạn thơ hoặc bài thơ, các bước có những nội dung cụ thể sau: a. Tìm hiểu đề: - Xác định kiểu bài. 310
  2. Phòng GD&ĐT Yên Phong Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT - Diễn dịch - Quy nạp - Tổng – phân – hợp - Song hành. c. Cách viết đoạn văn: - Bước 1: Xác định chủ đề - Bước 2: Triển khai ý ( vận dụng các kiến thức đọc hiểu có liên quan đến chủ đề để triển khai nội dung đoạn văn). - Bước 3: Xác định kiểu diễn đạt và vị trí của câu chủ đề Lưu ý: yêu cầu có thể kèm theo : sử dụng biện pháp tu từ, sử dụng một kiểu câu, tạo thành phần biệt lập Các yêu cầu này thực hiện ngay khi triển khai nội dung đoạn văn. Ví dụ: Dưới đây là tám câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. ( Ngữ văn 9 – tập 1) Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên? GỢI Ý : - Bước 1: Xác định chủ đề: Nỗi nhớ của Thúy Kiều dành cho cha mẹ và Kim Trọng khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. - Bước 2: Triển khai ý: Khi phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều, cần chú ý đến tình cảnh cô đơn bơ vơ của nàng khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Từ đó, làm nổi bật được tình yêu thủy chung, vị tha và lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Hai ý chính cần triển khai là: + Nỗi nhớ Kim Trọng: nhớ cảnh thề nguyền cảm động, thiêng liêng; thương người yêu rày trông mai chờ tin tức của nàng; đau đớn vì tình yêu thắm thiết, sâu nặng mà phải dang dở chia li. + Nỗi nhớ cha mẹ: thương cha mẹ ngày đêm mong ngóng tin con; đau xót vì không được sớm hôm chăm sóc mẹ cha lúc tuổi già - Bước 3: Xác định kiểu diễn đạt và vị trí của câu chủ đề 312
  3. Phòng GD&ĐT Yên Phong Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT a. Niềm xúc động và ấn tượng của nhà thơ về quang cảnh bên lăng Bác. - Tâm trạng xúc động bồi hồi qua lời giới thiệu: Lời xưng hô “con – Bác” vừa gần gũi vừa thân tình, thành kính, trân trọng. Niềm tự hào, xúc động khi giới thiệu “ở miền Nam” - Cảm nhận về quang cảnh quanh lăng: hàng tre, sương sớm. Một khung cảnh vừa gần gũi vừa huyền ảo cổ kính. - Cảm xúc ngỡ ngàng xúc động qua thán từ : ôi - Hình ảnh hàng tre xanh xanh Việt Nam tượng trưng cho tinh thần khí phách của dân tộc Việt Nam. b. Cảm xúc suy ngẫm về Bác qua hình ảnh mặt trời, dòng người bên lăng. - Hai hình ảnh mặt trời sóng đôi tạo ra sự liên tưởng rất tự nhiên: Mặt trời của thiên nhiên được nhân hóa “ đi trên lăng” ngày ngày đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, nó vẫn thấy một mặt trời khác nữa “ mặt trời trong lăng”. - Mặt trời trong lăng rất đỏ lại hình ảnh ẩn dụ so sánh với ý nghĩa: Bác Hồ như mặt trời đem lại ánh sáng cách mạng để mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, Bác thật vĩ đại, hình ảnh thơ nói lên lòng tôn kính, niềm tự hào và lòng biết ơn của nhà thơ với Bác. - Cảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác khiến nhà thơ liên tưởng như kết tràng hoa để kính dâng lên người. Điều đó thể hiện được tấm lòng thành kính, biết ơn của nhân dân ta. - Suy ngẫm về cuộc đời Bác nhà thơ tự hào vì cuộc đời của người đẹp như những mùa xuân. Cách nói 79 mùa xuân là hình ảnh vừa ẩn dụ vừa hoán dụ về sức xuân mà bác đã dành cho nhân dân Việt Nam trong suốt cuộc đời của Bác. c. Niềm xúc động thành kính của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác: - Quang cảnh thanh tĩnh và trang nghiêm ở trong lăng như ngưng đọng cả thời gian và không gian được nhà thơ cảm nhận và miêu tả qua những chi tiết rất đạt: bình yên, vầng trăng dịu hiền. - Hình ảnh “ vầng trăng dịu hiền” gợi lên tâm hồn trong sáng thanh cao và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của người. - Suy nghĩ về Bác, lí trí của nhà thơ vẫn biết rằng Bác sẽ sống mãi trong lòng đất nước dân tộc như bầu trời xanh còn mãi: “ Trời xanh là mãi mãi”. - Thế nhưng giữa lí trí và tình cảm có sự khác biệt: tin Bác còn sống mãi nhưng vẫn không tránh khỏi nỗi đau mất Bác nên nhà thơ “đau nhói ở trong tim”. d. Nguyện ước chân thành thiêng liêng khi phải trở về miền Nam. - Nỗi nhớ thương dâng trào khi phải trở về miền Nam, xa Bác “thương trào nước mắt”. - Muốn được hóa thân vào các sự vật bên lăng để tâm hồn được ở mãi bên Bác: con chim, đóa hoa. - Ước nguyện làm cây tre trung hiếu với dân tộc và trung thành với lí tưởng của Người qua hình ảnh ẩn dụ tượng trưng “cây tre trung hiếu”. 314
  4. Phòng GD&ĐT Yên Phong Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT “viếng” mà dùng từ “thăm”. Biện pháp nói giảm nói tránh đã được sử dụng hài hòa để giảm nhẹ đi nỗi đau mất Bác, nỗi đau cố giấu mà giọng thơ vẫn chan chứa ngậm ngùi. Đứng trước lăng Bác, điều đầu tiên nhà thơ quan sát thấy chính là hình ảnh hàng tre. Hình ảnh này mang tính tả thực bởi trước lăng Bác trồng rất nhiều tre, xanh tươi ngày ngày đứng trong gió như một bản nhạc êm đềm, ru cho giấc ngủ người. Hình ảnh hàng tre còn nhân hóa và ẩn dụ cho con người Việt Nam: “Xanh xanh Việt Nam, bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng” – tre dẻo dai kiên cường bền bỉ biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Hàng tre khiến cho lăng Bác trở nên gần gũi thân thuộc như xóm làng Việt Nam đang ở bên Bác. c. Kết bài: Bài thơ Viếng lăng Bác giúp ta cảm nhận niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đến lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Đó cũng là tiếng nói chung của dân tộc Việt Nam đau xót trước sự ra đi của Người. Bởi vậy mà, thế hệ trẻ chúng ta càng cần phải xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa đất nước ngày càng tiến lên vững mạnh, không phụ những công lao to lớn mà Bác đã hi sinh. 2.2 . Nghị luận một đoạn thơ: Ví dụ: Cảm nhận về 3 khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. B1. Tìm hiểu đề: - Xác định kiểu bài: Nghị luận về một đoạn thơ - Xác định nội dung vấn đề cần nghị luận: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước. - Xác định phạm vi dẫn chứng: Khổ 1,2,3 bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. B2. Tìm ý: Hệ thống luận điểm chính cần có: - Cảm nhận tinh tế về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời (khổ 1). - Cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng (khổ 2,3) B3. Lập dàn ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu chung về tác giả , tác phẩm ( tên, phong cách, hoàn cảnh sáng tác) - Nêu khái quát nội dung và vị trí của đoạn thơ. ( có thể trích thơ đối với đoạn thơ ngắn) 2. Thân bài: a. Khổ 1: Cảm nhận tinh tế về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời - Bức tranh mùa xuân đẹp: + Mùa xuân có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh: dòng sông, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện hót vang trời. 316
  5. Phòng GD&ĐT Yên Phong Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT b. ĐOẠN THÂN BÀI: Khổ thơ mở đầu bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thơ mộng. Bốn câu đầu có vai trò phác thảo nên bức tranh ấy: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi !con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời.” Mùa xuân hiện lên qua ba hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và ocn chim chiền chiện hót vang trên bầu trời. Bức tranh màu xuân với sự kết hợp các gam màu hài hòa, đặc trưng của Huế là các tính từ “ tím biếc, xanh” với âm thanh vang dội trên bầu trời cao rộng “ hót”, sự đâm chồi của cây cối “mọc” đã đồng thời tạo nên sức sống xuân đang lan tỏa ngập tràn không gian. Thêm vào đó đảo ngữ “ mọc” làm nhấn mạnh hơn sức sống mạnh mẽ của mùa xuân , sự ngạc nhiên thích thú trước tín hiệu xuân về. Bức tranh mùa xuân bới thể mà trở nên hòa hòa sống động hơn bao giờ hết. “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”. Giữa bức tranh mùa xuân đầy màu sắc tiếng hót của con chim chiền chiện kết thành từng giọt có màu sắc long lanh giữa bầu trời xuân trong xanh làm cho bức tranh càng trở nên sinh động. Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – thính giác (âm thanh tiếng chim chiền chiện) thành thị giác (giọt long lanh rơi), nhà thơ đã vật chất hóa cái vô hình thành cái hữu hình. Cuối cùng bằng một cử chỉ rất tao nhã nhà thơ “đưa tay” hứng lấy những “giọt long lanh” ấy. Đến đây không còn là giọt âm thanh nữa mà nó đã trở thành giọt xuân, giọt của tình yêu đời yêu cuộc sống. Tâm hồn thi sĩ hòa nhập vào thiên nhiên để cảm nhận được sức sống đang trỗi dậy. c.ĐOẠN KẾT BÀI Với tình yêu say đắm với mùa xuân và lòng yêu mến tự hào với đất nước, cùng với tài hoa nghệ sĩ, nhà thơ Thanh Hải đã góp vào cho thơ ca dân tộc một bức tranh mùa xuân đẹp, sâu sắc và cảm động. Mỗi một cuộc đời hãy là “ một mùa xuân nho nhỏ” để đất nước ta mãi mãi là những mùa xuân tươi đẹp. III. Những lưu ý khi làm bài: 1/ Lưu ý chung: - Xác định đúng trọng tâm đề bài : nghị luận đoạn thơ hay bài thơ - Bố cục rõ ràng mạch lạc. - Cách triển khai luận điểm : Mỗi luận điểm cần nêu: + Nêu nội dung luận điểm + Xác định được các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, dấu hiệu nghệ thuật để cảm nhận xái hay (các biện pháp tu từ, nhịp điệu ). 318
  6. Phòng GD&ĐT Yên Phong Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT Bài 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh. Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.” ( Đồng chí – Chính Hữu) Bài 3: Suy nghĩ về đạo lí uống nước nhớ nguồn, trân trọng quá khứ mà nhà thơ Nguyễn Duy gửi đến qua bài thơ Anh trăng. Bài 4: Cảm nhận về đoạn thơ sau: “ Sông được lúc dềnh dành Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sâm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” (Sang thu – Hữu Thỉnh). Trường THCS Yên Trung 320