Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 125: Ôn tập tiếng việt

I. Các kiểu câu đơn đã học

1. Phân loại câu theo mục đích nói: có 4 kiểu câu.

a. Câu trần thuật: Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về 1 sự việc, sự vật hay để nêu 1 ý kiến.

VD: Tôi đi học.

b. Câu nghi vấn: Là câu dùng để hỏi về ngư­ời, về việc, về vật.

VD: Bạn đi học à ?

c. Câu cầu khiến: Là câu dùng để yêu cầu, đề nghị, sai khiến, chúc mừng,...

VD: Bạn đừng nói chuyện nữa !

d. Câu cảm thán: Là câu dùng để bộc lộ cảm xúc.

VD: Ôi, bông hoa này đẹp quá !

2. Phân loại câu theo cấu tạo: có 2 loại.

a. Câu bình thư­ờng: Là câu có cấu tạo theo mô hình CN – VN.

VD: Hôm qua, lớp tôi đi lao động.

b. Câu đặc biệt: Là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C-V

VD: Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa.

II. Các dấu câu đã học

pptx 20 trang Mịch Hương 09/01/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 125: Ôn tập tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_125_on_tap_tieng_viet.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 125: Ôn tập tiếng việt

  1. I. Các kiểu câu đơn đã học Các kiểu câu đơn Phân loại theo Phân loại theo mục đích nói cấu tạo Câu Câu Câu Câu Câu Câu nghi trần cầu cảm bình đặc vấn thuật khiến thán thường biệt
  2. 2. Phân loại câu theo cấu tạo: có 2 loại. a. Câu bình thường: Là câu có cấu tạo theo mô hình CN – VN. VD: Hôm qua, lớp tôi đi lao động. b. Câu đặc biệt: Là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C-V. VD: Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa.
  3. 1. Dấu chấm - Dấu chấm thường đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn, dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán. 2. Dấu phẩy - Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: + Giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN. + Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu + Giữa 1 từ ngữ với bộ phận chú thích của câu. + Giữa các vế của một câu ghép.
  4. 5. Dấu gạch ngang - Dùng để: + Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. + Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. + Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
  5. Bài 2: Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các đoạn trích sau: a. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non hoa cỏ trông mới đẹp ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. (Hoài Thanh) b. Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thủy nông: đẩy mạnh tốc độ cơ giới hóa công nghiệp; đây mạnh cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt.
  6. III. Các phép biến đổi câu
  7. 1. Thêm bớt thành phần câu a. Rút gọn câu: - Là lược bỏ bớt một số thành phần câu làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước, thông tin nhanh hơn, ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược CN). - VD: -Bạn đi đâu đấy ? Đi học!
  8. 2. Chuyển đổi kiểu câu Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động: - Câu chủ động: là câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hành động). VD: Các bạn yêu mến tôi. - Câu bị động: là câu có CN chỉ người, vật được hành động của người khác, vật khác hướng vào (chỉ đối tợng của hành động). VD: Tôi được các bạn yêu mến.
  9. 1. Điệp ngữ: - Là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh đối với người đọc. VD: Học, học nữa, học mãi ! 2. Liệt kê: - Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đ- ược đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. VD: Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
  10. Bài 4. Tìm và cho biết tác dụng của phép liệt kê trong đoạn văn sau: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. - Phép liệt kê: + Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung + Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện + Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. - Tác dụng: Thể hiện sự phong phú đặc sắc của làn điệu ca Huế.