Bài giảng Toán Lớp 6 - Tiết 65: Bội và ước của một số nguyên - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
Định nghĩa:
Cho a, b ∈ Z và b ≠0. Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta nói a chia hết cho b.
Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a
Chú ý
+ Nếu a = b.q (b≠0) thì ta còn nói a chia cho b được q và viết a : b = q
+ Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0
+ Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào
+ Số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên
+ Nếu c vừa là ước của a, vừa là ước của b thì c được gọi là ước chung của a và b
+ Nếu c vừa là bội của a, vừa là bội của b thì c được gọi là bội chung của a và b
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 6 - Tiết 65: Bội và ước của một số nguyên - Nguyễn Thị Bích Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_toan_lop_6_tiet_65_boi_va_uoc_cua_mot_so_nguyen_ng.pptx
Nội dung text: Bài giảng Toán Lớp 6 - Tiết 65: Bội và ước của một số nguyên - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
- Kiểm tra bài cũ Viết số 6, -6 thành tích Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự 2 của 2 số nguyên? 1 nhiên b (b ≠ 0) ? Trả lời: Số tự hiên 1 chia hết cho số tự nhiên b 6 = (-6).(-1) = (-3).(-2) (b ≠ 0) khi có số tự nhiên q sao cho a = b.q a ⋮ b = 1.6 = 2.3 -6 = (-6).1 = (-3).2 = (-2).3 = (-1).6 a là bội của b b là ước của a 2
- ?2 Tìm hai bội và hai ước của 6 Bội của 6 là 12; -18; Ước của 6 là 3; -2; 4
- 2. Tính chất +) a ⋮ b và b ⋮ c → a ⋮ c +) a ⋮ b → a.m ⋮ b (m ∈ Z) +) a ⋮ b và b ⋮ c → (a + b) ⋮ c và (a – b) ⋮ c Ví dụ: −189 và 93 nên −183 − 42 nên − 4.52 −183 và 93 nên6 (−18 + 9)3 và (−18 −9)3
- Bài tập B(3) = {0; -3; 3; -6; 6; -12; 12; } B(-3) = {0; -3; 3; -6; 6; -12; 12; } Ư(-1) = {-1; 1} Ư(-3) = {-1; 1; -3; 3} Ư(6) = {-1; 1; -2; 2; -3; 3; -6; 6} Ư(11) = {-1; 1; -11; 11} 8
- Bài 104 SGK/tr 97: Tìm số nguyên x biết : a) 15x = -75 b) 2.|x| = 16 x = -75:15 |x| = 16:2 x = -5 |x| = 8 x = 8 hoặc x = -8 10