Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chương trình cả năm

I/MỤC TIÊU:

1.Phát triển thể chất

a)Dinh dưỡng sức khỏe:

- Trẻ biết tên món ăn quen thuộc hàng ngày, chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, làm quen với chế độ sinh hoạt hang ngày ở trường.

- Bước đầu biết giữ vệ sinh: rửa tay, lau mặt, xúc miệng và có hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở.

- Nhận biết vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường, lớp.

b) Phát triển vận động;

- Mục tiêu 3: -  Trẻ biết đi/chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh: Đi đổi tốc độ, chạy đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

- Trẻ biết chạy liên tục trong đường dích dắc ( 3 – 4 điểm dích dắc) không chệch ra ngoài: Đi, chạy đổi hướng theo đường dích dắc 2-3 điểm, 3-4 điểm. 

2/Phát triển nhận thức

a)Khám phá xã hội 

- Mục tiêu 12: Trẻ biết sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.

- Mục tiêu 25: Trẻ biết thể hiện một số điều quan sát thông qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình như: 

- Trẻ biết chơi đóng vai ( Bắt chước các hành động của những người gần gũi như chuẩn bị bữa ăn của mẹ, bác sĩ khám bệnh…).

- Trẻ biết hát các bài hát về cây, con vật…

- Trẻ biết vẽ, xé dán, nặn con vật, đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông đơn giản.

3/Phát triển ngôn ngữ

- Mục tiêu 18: Trẻ biết quan tâm hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật hiện tượng hay đặt câu hỏi về đối tượng.

- Mục tiêu 38: Trẻ nói được tên trường/lớp, cô giáo, bạn, đồ chơi, đồ dùng trong lớp, đồ dùng đồ chơi trong lớp khi được hỏi, trò chuyện.

- Mục tiêu 42: Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản, ví dụ: “ Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ:.

4/phát triển thẩm mĩ.

- Mục tiêu 73: Trẻ biết hạt tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc.

- Mục tiêu 79: Trẻ biết xếp chồng, xếp canh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.

5/Phát triển tình cảm xã hội

- Mục tiêu 67: Trẻ biết chú ý nghe cô, bạn nói.

- Mục tiêu 68 :Trẻ biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm.

 

 

doc 73 trang minhvi99 06/03/2023 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chuong_trinh_ca_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chương trình cả năm

  1. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN LƯU Ý Trẻ làm đoàn tàu thực hiện các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô trên nền nhạc “ đi xe lửa” * HĐ2: Trọng động - BTPTC: tập các động tác kết hợp bài “ Cháu đi mẫu giáo” ĐT1: Tay (2 lần x 4 nhịp) ĐT2: Chân ( 4 lần x 4 nhịp) ĐT3: Lườn (2 lần x 4 nhịp) ĐT4: Bật nhảy(2 lần x 4 nhịp) + VĐCB:Cô giới thiệu bài tập và làm mẫu - Cô làm mẫu lần 1, không giải thích. - Lần 2 cô vừa làm vừa giải thích. - Tư thế chuẩn bị: Cô đứng trước vạch chuẩn, mắt nhìn thẳng về phía trước, khi nghe hiệu lệnh cô bước đi thay đổi theo hiệu lệnh của cô, khi đi chân không chạm vạch, đầu không cúi, tay vung tự nhiên. Đi xong cô đi về cuối hàng. -Cho trẻ khá thực hiện -Cho cả lớp thực hiện 2 lần -Lần 3 thi đua giữa 2 đội + TCVĐ: Cô giới thiệu trò chơi, tổ chức cho trẻ chơi *HĐ3: HT: trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 vòng sân tập 3. KẾT THÚC: Chào tạm biệt chương trình. * Giới thiệu hoạt động - Cô và trẻ hát “ Cháu đi mẫu giáo” đàm thoai chủ đề Hỏi trẻ cách vẽ bóng bay tặng bạn. Trẻ vẽ cô quan sát động viên trẻ, gợi ý trẻ đặt tên cho sản phẩm - Cô giới thiệu tên TC, cách chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi, đánh giá, giáo dục. => Khái quát kết quả hoạt động, giáo dục ý thức chơi lần sau, vệ sinh.
  2. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN LƯU Ý * Cô giới thiệu hoạt động - Cô giới thiệu chương trình văn nghệ, giới thiệu các tiết mục tham gia biểu diễn. Trẻ biểu diễn múa hát, cô động viên khích lệ trẻ, đặc biệt trẻ nhút nhát - Cô và trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”, cho trẻ nhận xét về mình và bạn trong tuần qua đã làm được những việc tốt gì? Động viên trẻ mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình Tặng bé ngoan cho trẻ nhắc trẻ ngoan, lễ phép
  3. THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 Đồ dùng vào nơi quy định. Cô đưa trẻ vào góc chơi trẻ thích. PTTM(ÂN) PTTM (TH) PTTC (TD) - Hát + múa: Đêm trung Tô màu đèn ông sao VĐ: Đi theo vạch kẻ trên thu (Mẫu) sân - NH: Chiếc đèn ông sao TC: Chuyền bóng - Vẽ bóng bay trên sân -QS một số loại cây cảnh ở - Thăm quan nhà bếp - TC: Cặp kè trường - Tc: Nhện giăng tơ -Chơi với phấn, vòng -TC: Tung bóng - Chơi tự do - Chơi tự chon thu sinh trung thu trò chuyện với trẻ về một số thói quen tốt trong bữa ăn. ngủ đúng giờ và đủ giấc. - Chơi trò chơi: Luồn luồn - HĐLĐ:Lau giá đồ dùng đồ - Văn nghệ cuối tuần tổ dế chơi cùng cô - Nêu gương cuối tuần - Chơi ở các góc - Đọc đồng dao
  4. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN LƯU Ý 1.MĐ: Kiểm tra sức khỏe, chỉnh đốn trang phục 2.HD: *HĐ1: KĐ: Trẻ xếp dội hình vòng tròn đi theo hiệu của cô. *HĐ2. Trọng động: - BTPTC: Trẻ tập các động tác kết hợp hợp bài hát “Cháu đi mẫu giáo”. Cô giới thiệu tên bài tập => Tập mẫu => Trẻ tập cùng cô, cô chú ý sửa sai, động viên trẻ tập *HĐ3:Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 3.Kết thúc: Trẻ đi vào lớp. 1. MĐ: Cô cho trẻ chơi trò chơi, đọc thơ, kể truyên, hát múa đàm thoại nội dung chủ đề. 2. HD: *HĐ1: Thỏa thuận chơi - Cô giới thiệu các góc chơi và hỏi trẻ: Hôm qua con chơi trò chơi gì? Hôm nay con muốn được chơi cùng ai? Con chọn chơi góc nào? Khi chơi các con chơi như thế nào? => GD trẻ: - Không tranh giành đồ chơi. - Không quăng ném đồ chơi - Lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định *HĐ2: Quá trình chơi: Trẻ chơi => Cô chú ý hướng dẫn trẻ chơi. Ở những góc chơi khó cô đóng vai cùng chơi với trẻ. Cô can thiệp khi thấy trẻ: - Tranh giành đồ chơi - Muốn đổi góc chơi. - Chơi lăp lại nội dung chơi Khi sắp hết giờ cô thông báo cho trẻ biết để trẻ hoàn thành nốt nội dung chơi. *HĐ3: Nhận xét: Cô đến từng góc chơi và nhận xét 3:Kết thúc:Trẻ cất dọn đồ chơi vào nơi quy định và đi rửa tay.
  5. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN LƯU Ý Cô dùng câu hỏi mở để hỏi trẻ về một số hoạt động trong ngà tế trung thu mà trẻ biết: (Đi chơi, nhận quà, phá cỗ, rước đèn ) => Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu. 1. MỞ ĐẦU: Cô và trẻ hát: “Đêm trung thu”, trò chuyện chủ đề 2. HƯỚNG DẪN: +HĐ1: Đọc thơ cho trẻ nghe: - Cô đọc lần 1: kết hợp cử chỉ điệu bộ. Nhắc lại tên bài thơ, tác giả - Cô đọc lần 2: kết hợp nhạc nền. +HĐ2: Đàm thoại khai thác nội dung bài thơ - Cô hỏi trẻ cô vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác? - Trăng ở đâu đến? Trăng sáng thế nào? - Trăng tròn như cái gì? Và như thế nào? - Trăng bay như thế nào? - Các con có thích đọc thơ cùng cô không? => Giảng giải ND, Giáo dục +HĐ3: Dạy trẻ đọc thơ: - Cô và cả lớp đọc (3 lần), tổ (mỗi tổ 1 lần), nhóm bạn trai/bạn gái, cá nhân đọc *HĐ4: Trò chơi luyện tập Vừa đi vừa đọc thơ theo tốc độ nhanh/ chậm 3. KẾT THÚC: Động viên, khích lệ trẻ. * Cô và trẻ hát, VĐ “ Chiếc đèn ông sao”, cho trẻ quan sát và nói về đèn ông sao dựa vào gợi ý, cô khái quát lại, giáo dục trẻ vui chơi trung thu an toàn. - TC: Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi, đánh giá kết quả chơi, giáo dục trẻ ý thức chơi lần sau. - Giới thiệu hoạt động, trẻ chọn đồ chơi, giáo dục ý thức chơi, cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ. => Khái quát kết quả hoạt động, giáo dục, vệ sinh.
  6. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN LƯU Ý - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và đọc thơ cùng với trẻ 2 – 3 lần. Hướng dẫn trẻ chủ động đọc thơ theo yêu cầu của cô. Trẻ đọc thơ => Cô động viên khuyến khích trẻ và sửa sai, sửa ngọng cho trẻ. - Cô giới thiệu các góc chơi, trẻ chọn góc chơi => Trẻ chơi, cô chú ý quan sát hướng dẫn trẻ chơi.
  7. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN LƯU Ý 1.MỞ ĐẦU: Cô giới thiệu chương trình“Vầng trăng cổ tích”, giới thiệu các đội chơi, các phần chơi. 2.HƯỚNG DẪN: + HĐ1: Phần “Nghe thấu đoán tài” - Các đội chơi nghe giai điệu trên đàn, đoán tên bài hát. - Cô giới thiệu tác giả, tác phẩm. + HĐ2: Phần “Tài năng âm nhạc” - Cô và cả lớp hát (1 lần), giảng ND, giáo dục - Tổ hát (mỗi tổ 1 lần), nhóm bạn trai/ bạn gái hát, các nhân hát (1 trẻ). - Cô hát múa - Cả lớp, tổ, nhóm bạn trai/ bạn gái, cá nhân trẻ (4- 5 trẻ). - Cả lớp cùng hát và múa lại. + HĐ 3: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao” - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc nền, đàm thoại, giảng ND, giáo dục. - Cô múa minh họa 3. KẾT THÚC:Chào tạm biệt chương trình. * Giới thiệu hoạt động - Cô và trẻ hát “ Đêm trung thu” đàm thoai chủ đề Cô dùng phấn vẽ một số sản phẩm để tặng bạn nhân dịp trung thu => Trẻ quan sát. - Trẻ vẽ cô quan sát, gợi ý tưởng và động viên trẻ trẻ đặt tên cho sản phẩm - Cô giới thiệu tên TC, cách chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi, đánh giá, giáo dục. - Cô giới thiệu 1 số đồ chơi mang theo => Trẻ chơi, cô chú ý bao quát trẻ. => Khái quát kết quả hoạt động, giáo dục ý thức cho trẻ, vệ sinh.
  8. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN LƯU Ý - Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi. Trẻ chơi => Cô động viên khuyến khích trẻ chơi. - Cô giới thiệu các góc chơi, trẻ chọn góc chơi => Trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ. Cô nhận xét hoạt động của trẻ và giáo dục trẻ. 1.MỞ ĐẦU:Cô giới thiệu chương trình “Bé khỏe, bé ngoan”, Kiểm tra sức khỏe trẻ. 2.HƯỚNG DẪN: * HĐ1:Khởi động Trẻ làm đoàn tàu thực hiện các kiểu đi: đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh trên nền nhạc “ đi xe lửa” * HĐ2: Trọng động - BTPTC: tập các động tác kết hợp bài “ Chiếc đèn ông sao” ĐT1: Tay (2 lần x 4 nhịp) ĐT2: Chân ( 4 lần x 4 nhịp) ĐT3: Lườn (2 lần x 4 nhịp) ĐT4: Bật nhảy(2 lần x 4 nhịp) + VĐCB:Cô giới thiệu bài tập và làm mẫu
  9. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN LƯU Ý - Cô làm mẫu lần 1, không giải thích. - Lần 2 cô vừa làm vừa giải thích. - TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh đi cô bước đi tự nhiên trên đường vạch kẻ, mắt nhìn thẳng về phía trước , đầu không cúi, chân không chạm ra khỏi vạch, đi hết đường cô đi về cuối hàng đứng. - Trẻ thực hiện: Cô quan sát sửa sai + TCVĐ: Cô giới thiệu trò chơi, tổ chức cho trẻ chơi *HĐ3: HT: trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 vòng sân tập 3. KẾT THÚC: Chào tạm biệt chương trình. * Cô giới thiệu hoạt động: - Hôm nay cô cho các con đi thăm quan nhà bếp, cùng xem các cô cấp dưỡng làm những công việc gì? Và sử dụng những đồ dùng gì nhé. Trẻ quan sát công việc của các cô cấp dưỡng. Cô hỏi: Khi thái thịt, nhặt rau củ cần đồ dùng gì? Khi nấu thức ăn cần đồ dùng gì? - GD trẻ: Kính trọng các cô cấp dướng, ăn hết xuất ăn và có tính gọn gàng ngăn nắp. - Cô giới thiệu tên TC, cách chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi. Cô hướng dân trẻ cách chơi với phấn => Trẻ chơi, cô chú ý bao quát trẻ.=> Khái quát kết quả hoạt động, giáo dục ý thức cho trẻ, vệ sinh. + TCVĐ: Cô giới thiệu trò chơi, tổ chức cho trẻ chơi
  10. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN LƯU Ý * Cô giới thiệu hoạt động - Cô giới thiệu chương trình văn nghệ, giới thiệu các tiết mục tham gia biểu diễn. Trẻ biểu diễn múa hát, cô động viên khích lệ trẻ, đặc biệt trẻ nhút nhát - Cô và trẻ hát “cả tuần đều ngoan”,cho trẻ nhận xét về mình và bạn trong tuần qua đã làm được những việc tốt gì? Động viên trẻ mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình Tặng bé ngoan cho trẻ nhắc trẻ ngoan, lễ phép
  11. + Hoạt động thể dục: “Đi theo đường vạch kẻ”, “Đi theo đường hẹp” + Hoạt động làm quen với văn học: Thơ “Bạn mới”, truyện “Ba người bạn” - Hoạt động học nhiều trẻ tỏ ra không hứng thú, không tích cực tham gia, lí do: Không có 3.2. Việc tổ chức chơi trong lớp: - Số lượng/ bố trí các khu vực hoạt động (Không gian, diện tích, trang trí, ): 5 góc: góc phân vai, góc xây dựng, góc thiên nhiên, góc nghệ thuật, góc học tập. Không gian các góc chơi thoáng mát, đủ cho trẻ hoạt động, sạch sẽ, trang trí phù hợp. - Sự giao tiếp giữa các trẻ/ nhóm chơi; việc khuyến khích trẻ rèn luyện các kĩ năng: Trẻ mới đầu năm còn nhiều bỡ ngỡ chưa ổn định nề nếp nên việc giai tiếp giữa các trẻ còn hạn chế. Cô luôn động viên, giúp đỡ khi trẻ chơi và rèn kĩ năng cho trẻ. - Thái độ của trẻ khi chơi: trẻ chưa có kĩ năng chơi, chơi lộn xộn, chưa đoàn kết 3.3. Việc tổ chức chơi ngoài trời - Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức: 20 buổi - Số lượng/ chủng loại đồ chơi: đa dạng về chủng loại - Vị trí/ chỗ trẻ chơi: Bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát - Vấn đề an toàn, vệ sinh đồ chơi và khu vực hoạt động: Trẻ hoạt động ngoài trời được đảm bảo an toàn đồ chơi và khu vực chơi hoạt động sạch sẽ. - Khuyến khích trẻ hoạt động, giao lưa và rèn luyện các kĩ năng thích hợp: Động viên trẻ chơi đoàn kết và chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau biết giao lưu với các bạn cùng chơi và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 4. Những vấn đề khác cần lưu ý 4.1 . Về sức khỏe của trẻ ( những trẻ nghỉ nhiều hoặc có vấn đề về ăn uống, vệ sinh ) Lộc nghỉ học nhiều do trẻ bị viêm họng 4.2. Chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi, của cô và của trẻ . . . Trang trí lớp phù hợp với chủ đề, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ hoạt động theo chủ đề. 5 . Lưu ý để việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn