Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người. Nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và đã trở thành một nhu cầu lớn không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi.

“Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích, thiếu những cái đó trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo … Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được”

Chính vì vậy mục đích của sáng kiến là: Giúp cho cuộc sống của trẻ vui tươi, nó tạo ra cảm xúc, nó khơi gợi ở trẻ tất cả những cái đẹp đẽ tốt lành và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nghệ thuật âm nhạc đem đến cho trẻ cái đẹp đồng thời phê phán nhẹ nhàng những cái xấu tạo nên trạng thái tâm hồn thanh thản, khoan khoái.

Giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra giáo viên mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm vào bài chuyển tiếp các phần trong giờ học, hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú thư giãn gây sự chú ý trong trẻ. 

doc 26 trang minhvi99 03/03/2023 7100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ: “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện. Sau mỗi một chủ đề tôi cho trẻ nghe qua băng đài, các bài hát trẻ được nghe. Khi vào bài dậy trẻ, các cháu nhanh thuộc các giai điệu, trường độ, cao độ nên trẻ hát đúng - hát chuẩn nhạc. Ngoài giờ đón trẻ, tôi còn tổ chức cho trẻ nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao Có sự tham gia của hoạt động giáo dục âm nhạc sẽ làm cho tiết học trở lên phong phú hơn. 2.2. Trong giờ hoạt động chung: Đối với hoạt động âm nhạc, tôi luôn trăn trở là làm thế nào để dậy trẻ đạt kết quả cao, các cháu cảm nhận được bài hát, hát đúng về cao độ, trường độ (hát đúng nhạc) biết vận động bài hát thành thạo, các cháu biết chơi thành thạo các trò chơi. Để đạt được những yêu cầu đó tôi phải nghiên cứu kỹ từng đề tài khi dậy trẻ, đưa ra mục đích yêu cầu phù hợp, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Trong quá trình dậy luôn kết hợp giữa trò chơi động và tĩnh. Vận dụng những phương pháp sáng tạo, kết hợp các môn học khác phù hợp. Ví dụ: Khi dậy đề tài âm nhạc “đàn gà trong sân” Chủ điểm: thế giới động vật. Tôi kết hợp với môn Phát triển ngôn ngữ (văn học) khám phá môi trường xung quanh và thiết kế tiết dạy như sau: Đề tài: Âm nhạc “Đàn gà trong sân” Chủ điểm: Thế giới động vật. Thời gian: 25 phút. Đối tượng: học sinh 4 - 5 tuổi. Số lượng: 33 trẻ. - 12 -
  2. Sáng kiến kinh nghiệm * Trọng tâm: cho trẻ vận động bài hát theo hình thức thể dục nhịp điệu (cả lớp vận động) (cô chú ý sửa sai). - Đội gà trống lên vận động thành đội hình hàng ngang. - Đội gà mái lên vận động thành đội hình hàng dọc. - Đội gà con lên vận đồng thành đội hình vòng tròn. - 4 - 5 trẻ lên vận động. - 9 cháu lên vận động sáng tạo nói đến tên gà nào thì đội gà đó ra. - Cả lớp vận động lại. - Hai cháu lên múa - tự sáng tác điệu múa theo lời bài hát. * Nghe hát: Cô giới thiệu bài hát “gọi trâu” nhạc và lời Thảo Linh. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 - kết hợp cử chỉ minh hoạ. - Cô đàm thoại giảng nội dung bài hát. - Lần 2 cô và trẻ cùng hát và biểu diễn. - Lần 3 cho trẻ nghe bài hát “Gọi trâu” trên máy. * Kết thúc (1 phút) Giáo dục nhẹ nhàng - cô và trẻ làm đàn gà đi nhặt thóc. * Kết quả khi thiết kế bài dậy tôi dậy mẫu - ban giám hiệu và giáo viên dự giờ. Tôi thấy các cháu hứng thú học bài, tiếp thu bài nhanh, kết quả đạt rất cao. Và tôi đã truyền đạt cho giáo viên cùng dạy theo tôi thiết kế nhận xét của cô Nguyễn Thị Ước sau khi tham gia dạy theo thiết kế: “thiết kế bài dạy mới - là giáo viên tôi thấy dễ hiểu, phương pháp dạy thoải mái, sáng tạo, phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ - các cháu rất hứng thú tham gia học bài, đạt kết quả cao”. 2.3. Trong giờ ăn: Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non, những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ. Trong giờ ăn tôi chú ý đến từng chủ điểm. Tôi mở băng cho trẻ nghe những bài hát phù hợp - 14 -
  3. Sáng kiến kinh nghiệm 3. Giải pháp thứ 3: Kết hợp giáo dục âm nhạc qua các môn học khác Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt kết quả cao có sự tham gia của (giáo dục âm nhạc sẽ làm cho tiết học trở lên phong phú hơn, hoạt động phát triển ngôn ngữ - văn học). Trong giờ hoạt động phát triển ngôn ngữ (làm quen với văn học) giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. Thông qua việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” do Trần Viết Bính phổ nhạc và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý. Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như: Trẻ đọc bài thơ “Cô giáo của em” Năm trước em còn bé Ở nhà mẹ dạy em Nào biết đâu ở trường Cô giáo em hiền thế Cô dậy em ngồi ghế Ngay ngắn và nghiêm trang Cô dậy em xếp hàng Bạn sau nhường bạn trước Cô dạy em dùng thước Kẻ cho thẳng từng dòng Rồi dạy em viết chữ Chữ O hình cánh cong Em yêu cô giáo thế Như yêu mẹ của em - 16 -
  4. Sáng kiến kinh nghiệm sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. * Trò chơi “Ô cửa bí mật” Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa C - Chuẩn bị: Các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo từng chủ điểm ở phía sau những ô cửa, thùng các-tông sơn màu để làm ô cửa và một số đồng tiền vàng để tặng cho trẻ. - Cách chơi : Chia trẻ làm 2 đội, 2 đội trưởng lên oẳn tù tì để tìm ra đội nào chơi trước. Có từ 4-6 ô cửa được đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 6, đội nào chơi trước sẽ chọn bất kỳ một ô cửa, nếu ô cửa được mở ra, bên trong ô cửa có đồ dùng đồ chơi gì thì đội đó phải hát một bài nói về hình ảnh đó. Ví dụ: Mở ô cửa số 3 có con mèo thì hát một bài hát nói về con mèo như: “Ai cũng yêu chú mèo” hay “Thương con mèo” Nếu mở ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một đồng tiền vàng. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn. * Trò chơi “Ghi nhớ dấu chân” Trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các loại tiết tấu khác nhau và ghi nhớ có chủ định. - Chuẩn bị: Phấn màu, 5-6 vòng tròn, trống lắc. - Cách chơi: Cô có từ 5-6 vòng tròn, số trẻ mỗi lần tham gia chơi tương ứng với số vòng, cô dùng phấn màu vẽ hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh số theo thứ tự. Sau đó cho trẻ đi theo tiếng gõ nhịp nhàng xung quanh vòng tròn, khi tiết tấu gõ thay đổi, trẻ phải chạy vào vòng có dấu chân của mình. Nếu trẻ nào chạy vào vòng mà ướm dấu chân của mình không vừa với dấu chân đã vẽ trong vòng là bị phạt nhẩy lò cò quanh lớp 1 vòng. - 18 -
  5. Sáng kiến kinh nghiệm - Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi, chạy - Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca. Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng cách: - Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng các bạn trong nhóm chơi của mình. - Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng casset, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặc lắc lư theo bài hát. - Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo băng nhạc vừa làm động tác minh hoạ cùng cô. Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô. - 20 -
  6. Sáng kiến kinh nghiệm trị giá 5 triệu đồng. Ủng hộ nhà trường 52 triệu đồng mua gióng múa, máy vi tính Đặc biệt cô Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thùy Ngân thường xuyên dậy theo các biện pháp do tôi thiết kế - qua đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện nhiều đồng chí đạt xuất sắc (hoạt động giáo dục âm nhạc đạt xuất sắc). 2. Bài học kinh nghiệm Từ những kết quả trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm khi dạy trẻ. - Là người giáo viên đứng lớp thì cần phải nắm vững các chuyên đề biết thực trạng học sinh, giáo viên, phụ huynh và xã hội để qua đó xác định những việc làm tiếp theo cho phù hợp và có hiệu quả hơn. - Người giáo viên cần nâng cao trình độ chuyên môn cho chính bản thân mình, luôn phải nắm chắc kiến thức, kỹ năng cơ bản của các chuyên đề, các hoạt động. Luôn tìm tòi học hỏi hơn nữa để có kinh nghiệm chuyên môn tốt. - Người giáo viên phải thực sự kiên trì nhẫn lại, yêu trẻ như yêu con đẻ của mình. - Bản thân giáo viên phải tích cực làm đồ dùng giảng dạy, tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương làm nơ hoa, nơ múa, sắc xô, phách, mũ múa - Muốn làm việc gì đó thành công trong công tác của mình phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa gia đình - nhà trường và xã hội. - Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non được tốt thì cần phải đưa ra những biện pháp, phương pháp hữu hiệu nhất và lồng ghép trong các môn học, chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, giáo dục ở mọi lúc mọi nơi, tổ chức các cuộc thi - 22 -
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Với những biện pháp sáng tạo, tôi đã giúp giáo viên trong nhà trường hiểu được phương pháp dạy sáng tạo, các cháu hứng thú học bài và đóng góp thiết thực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến. Sau khi tôi nghiên cứu đề tài này được nhiều giáo viên trong trường học hỏi áp dụng vào bài dạy của mình đạt kết quả cao, các cháu hứng thú học bài. Đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thùy Ngân, Nguyễn Thị Hương, Lưu Thị Thanh thường xuyên dạy theo tôi thiết kế trong đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh đạt tiết dạy xuất sắc và chất lượng giáo dục âm nhạc ở các lớp đạt kết quả rất cao. Tôi rất vui mừng khi đề tài này không những được giáo viên trong trường mà các cô giáo ở các trường bạn cũng đến học hỏi. 3. Kiến nghị : Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân xin có một số đề xuất sau: 3.1. Kiến nghị với nhà trường: - Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường cho giáo viên đi thăm quan mô hình điểm các trường dạy chương trình giáo dục mầm non trong và ngoài huyện để giao lưu và học hỏi. 3.2. Kiến nghị với Phòng Giáo dục – đào tạo huyện: - Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ đầu tư kinh phí mua trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy. Đặc biệt trang thiết bị cho môn giáo dục âm nhạc cho lớp 4 tuổi. Trên đây là ý kiến nhỏ của bản thân tôi, mong các cấp lãnh đạo quan tâm đồng thời cùng với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non”. Rất mong được ý kiến đóng góp của cấp trên cùng sự tham gia trao đổi của chị em và bạn bè đồng nghiệp để cho đề tài này được hoàn thiện hơn. - 24 -
  8. Sáng kiến kinh nghiệm Phần 4: PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo 1. Luật Giáo dục - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. 2. Một số vấn đề quản lý giáo dục Mầm non - Nhà xuất bản Đại học quốc gia - Hà nội. 3. Quyết định 55 quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trường Mẫu giáo- nhà xuất bản bộ giáo dục 1990. 4. Điều lệ trường Mầm non. 5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non. 6. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc trong trường mầm non (Bộ giáo dục - đào tạo) 7. Tuyển tập trò chơi câu đố trẻ 4 - 5 tuổi. 8. Hướng dẫn thực hiện chương trình trẻ 4 - 5 tuổi. 9. Chuyên đề hè 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 – 2017, 2017 - 2018, 2018 - 2019. - 26 -