Báo cáo Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi A8 trường Mầm non Tam Đa thông qua hoạt động chơi ở các góc

Thực trạng của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi A8 trường mầm non Tam Đa thông qua hoạt động chơi ở các góc.

a) Ưu điểm

- Về cơ sở vật chất

Lớp học khang trang, rộng rãi, là môi trường lý tưởng cho mọi hoạt động của cô và trẻ. Cảnh quan thoáng mát, an toàn, đồ dùng đồ chơi phong phú đẹp mắt hấp dẫn góp phần rất lớn tạo hứng thú trong mỗi giờ học, tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ khi chơi, khi học. 

- Về nề nếp trẻ

Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3 - 4 tuổi A8 khu Thọ Đức với số lượng 24 cháu. Trong đó trẻ nam là 13 cháu, trẻ nữ là 11 cháu. Đa số trẻ có nề nếp, yêu thích đến trường và quý mến cô, vui vẻ, gần gũi với cô giáo và các bạn. Một số trẻ đã tự tin trong giao tiếp.

 - Về chuyên môn

Bản thân tôi có nhận thức về kiến thức kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc, luôn nhiệt tình, linh hoạt, tìm tòi sáng tạo, lắng nghe góp ý của tổ chuyên môn, đồng chí đồng nghiệp. Tích cực tìm các trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo điều kiện giúp tôi tổ chức tốt hoạt động chơi ở các góc. Đã tạo điều kiện cho tôi tham dự các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn qua dự giờ chuyên đề do Phòng GD&ĐT huyện, cụm chuyên môn tổ chức.

doc 17 trang minhvi99 10/03/2023 11684
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi A8 trường Mầm non Tam Đa thông qua hoạt động chơi ở các góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_giao_tiep_cho_tre_3_4_t.doc

Nội dung text: Báo cáo Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi A8 trường Mầm non Tam Đa thông qua hoạt động chơi ở các góc

  1. 2 Xuất phát từ lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài báo cáo:“Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi A8 trường mầm non Tam Đa thông qua hoạt động chơi ở các góc”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi A8 trường mầm non Tam Đa thông qua hoạt động chơi ở các góc. a) Ưu điểm - Về cơ sở vật chất Lớp học khang trang, rộng rãi, là môi trường lý tưởng cho mọi hoạt động của cô và trẻ. Cảnh quan thoáng mát, an toàn, đồ dùng đồ chơi phong phú đẹp mắt hấp dẫn góp phần rất lớn tạo hứng thú trong mỗi giờ học, tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ khi chơi, khi học. - Về nề nếp trẻ Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3 - 4 tuổi A8 khu Thọ Đức với số lượng 24 cháu. Trong đó trẻ nam là 13 cháu, trẻ nữ là 11 cháu. Đa số trẻ có nề nếp, yêu thích đến trường và quý mến cô, vui vẻ, gần gũi với cô giáo và các bạn. Một số trẻ đã tự tin trong giao tiếp. - Về chuyên môn Bản thân tôi có nhận thức về kiến thức kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc, luôn nhiệt tình, linh hoạt, tìm tòi sáng tạo, lắng nghe góp ý của tổ chuyên môn, đồng chí đồng nghiệp. Tích cực tìm các trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo điều kiện giúp tôi tổ chức tốt hoạt động chơi ở các góc. Đã tạo điều kiện cho tôi tham dự các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn qua dự giờ chuyên đề do Phòng GD&ĐT huyện, cụm chuyên môn tổ chức. b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế Đối với trẻ: Trong lớp còn khá nhiều trẻ chưa đi học qua lớp nhà trẻ, do vậy trẻ chưa mạnh dạn tự tin.
  2. 4 Giao tiếp tích cực của giáo viên mầm non với trẻ là quá trình chủ động tiếp xúc tâm lí, thông qua phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cô và trẻ trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, ảnh hưởng qua lại với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và hướng tới sự đồng thuận mà cô và trẻ mong muốn để thực hiện những mục đích nhất định. Cách ứng xử khéo léo của người giáo viên đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Hoạt động sư phạm của giáo viên không thể thiếu phương tiện ngôn ngữ bởi trẻ em đang trong giai đoạn phát cảm ngôn ngữ “Thỏ thẻ như trẻ lên ba”, chính vì vậy giáo viên mầm non cần sử dụng từ ngữ trong sáng, gần gũi, dễ hiểu; sử dụng ngữ điệu nhẹ nhàng, trìu mến, yêu thương Trẻ luôn cần một hình mẫu để noi theo. Với lòng kiên nhẫn thì giáo viên có thể dễ dàng nhận biết cách giúp trẻ kiềm chế được cảm xúc và từ đó giúp trẻ hướng đến những suy nghĩ đúng đắn. Giáo viên trò chuyện nhiều với trẻ, lắng nghe những câu chuyện của trẻ, hỏi han trẻ thật nhiều, điều đó sẽ khiến cho trẻ hiểu rằng trẻ đang nhận được sự quan tâm, dạy trẻ những câu nói cho những phép lịch sự cơ bản như lời chào, lời mời, lời cảm ơn, lời xin lỗi đặt trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, hãy kích thích trẻ. Ví dụ như: việc trẻ chia sẻ đồ ăn, đồ chơi với bạn. Nếu trẻ có những kích động khi không đạt được ý muốn hãy kiềm chế trẻ, nhất là khi trẻ vẫn có những mặc định tâm lý được cưng chiều như ở nhà mà có những biểu hiện ích kỷ, giành giật với bạn. Cùng trẻ và những người bạn của trẻ giao tiếp, hỏi han về nhau, cùng chơi các trò chơi dân gian, đọc truyện cho các bé nghe rồi hỏi lại các bé những câu hỏi đơn giản liên quan đến người, vật trong câu chuyện để dạy bé những tư duy, sự liên kết giản đơn.
  3. 6 biết cô rất hài lòng nếu các bạn đoàn kết cùng nhau chơi. Trẻ đang chơi góc xây dựng b. Giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong quá trình chơi Trẻ 3-4 tuổi bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm. Tình bạn bắt đầu nảy sinh. Trẻ sẵn sàng chia sẻ với bạn đồ chơi, trò chơi và tình bạn trở nên quan trọng với trẻ. Bằng các trò chơi trong hoạt động chơi ở các góc giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn. Đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Giáo viên trang bị cho trẻ những kỹ năng ứng xử và giao tiếp phù hợp với vai chơi ở các góc, biết dùng ngôn ngữ để trao đổi cùng bạn, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với nhau khi chơi, rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tính cởi mở khi giao tiếp. Hướng dẫn cho trẻ biết cách dùng các câu hỏi và câu trả lời khi giao tiếp như Đâu? Cái gì? Con gì? Làm gì? Ai đây? Khi trao đổi trò chuyện cùng với bạn . Biện pháp 2: Xây dựng các góc chơi và tổ chức góc chơi. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động chơi ở các góc.
  4. 8 Chuẩn bị: Đồ chơi bán hàng các loại rau củ, mô hình bày cửa hàng Chuẩn bị:bộ đồ chơi nấu ăn,
  5. 10 Tạo môi trường tâm lý phù hợp với môi trường hoạt động, việc tạo nên bầu không khí lớp học thoải mái, hào hứng, không gò bó khi bước vào trò chơi là hết sức quan trọng. Với phương tiện và đồ dùng đồ chơi mang tính thẩm mỹ gần gũi với trẻ, sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, phấn khởi, hứng thú, chia sẻ với bạn cùng chơi. Qua đó kích thích trẻ hoạt động tích cực, khơi gợi ở trẻ nhu cầu giao tiếp với mọi người, nhận ra những cử chỉ, hành vi đẹp. Trẻ sẽ được học những điều hay lẽ phải, cách ứng xử, giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn. Qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, qua theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Từ đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. Trong quá trình trẻ chơi. - Cô bao quát trẻ, xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi. - Động viên, khuyến khích trẻ ở các góc chơi. + Các bác thợ xây đang xây dựng công trình gì vậy? (Công viên cây xanh) + Đây là gì? Có gì ở phía dưới đây? + Các bác mua cây xanh ở đâu mà đẹp thế, giới thiệu cửa hàng đó cho tôi với nhé? các bác dự kiến bao giờ thì xong công trình này? Hoặc trong quá trình chơi tôi tạo tình huống cho trẻ được thực hành qua vai chơi. Ví dụ: Cô nói: Tôi rất muốn đóng vai là người đi mua hàng, vậy ai là người bán hàng đây? Người bán hàng và người mua hàng giao tiếp với nhau như thế nào nhỉ? Cô nhập vai chơi và tạo cho trẻ hứng thú thể hiện được các chuẩn mực hành vi giao tiếp trong hoạt động chơi. Ví dụ: Trẻ đóng vai người mua hàng: Chào bác! Bán cho tôi nải chuối giá tiền bao nhiêu hả bác? Cho tôi xin, tôi cảm ơn! Như vậy trẻ có kỹ năng giao tiếp ứng xử.
  6. 12 Giúp trẻ tự tin khi giao tiếp với người xung quanh. Khi đứng trước mọi người xung quanh, trẻ sẽ không tránh khỏi sự rụt rè, điều đó làm trẻ không dám giao tiếp với mọi người. Do đó để giúp trẻ tự tin trong giao tiếp trong quá trình chơi cô gợi ý động viên để trẻ chủ động giao tiếp thể hiện vai chơi. Ví dụ: cô bán hàng thì mời khách, chào khách mua hàng, góc nấu ăn các bạn chơi phân công, công việc “tôi nấu món ăn, bạn nhặt rau nhé” góc xây dựng “ tôi xây nhà bạn làm vườn hoa nhé” Biện pháp 3: Tổ chức nhận xét, đánh giá quá trình chơi. Việc đánh giá được thực hiện trong quá trình chơi, dựa trên cơ sở của luật chơi tôi phát hiện ra những sai lệnh, đưa ra những gợi ý giúp trẻ thực hiện đúng vai chơi, trẻ được tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm bạn bè, giúp trẻ từng bước biết cách đánh giá, nhận xét những hành vi đúng của mình và của bạn. Ví dụ: Sau khi chơi cô nhận xét động viên “Giờ chơi hôm nay các con đã thể hiện được những vai chơi của mình, nhưng còn một số bạn chưa thể hiện hết khả năng của mình, giờ học sau con hãy cố gắng thể hiện hết vai chơi của con tốt hơn nhé. Điều này sẽ giúp cho trẻ tự tin hơn, dám tự tìm tòi và suy nghĩ, dám đưa ra ý kiến của mình. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh. Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác có hiệu quả. Tôi đã lựa chọn phương pháp giảng dạy tạo môi trường cho trẻ rèn kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động chơi ở các góc, tôi tuyên truyền phụ huynh về mục đích, yêu cầu về phương pháp dạy về chương trình ứng dụng công nghệ thông tin qua bảng tuyên truyền của các lớp, của trường qua các cuộc họp phụ huynh định kỳ. Hiểu rõ được vai trò của các bậc phụ huynh cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học khi tổ chức họp phụ huynh tôi đã đưa ý tưởng về ý nghĩa giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ và thống nhất với các bậc phụ huynh về những biện pháp giáo dục trẻ ở nhà. Đặc biệt với những phụ huynh ít có điều kiện quan tâm đến con tôi tìm cách gặp và trao đổi về thành tích học tập của cháu ở lớp, đồng thời tìm hiểu về
  7. 14 3. Kết quả áp dụng thực tiễn: a) Kết quả đạt được Từ tháng 9 đầu năm học 2019- 2020 đến cuối năm học 2019 - 2020 sau khi áp dụng “ Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi A8 ở trường mầm non Tam Đa qua hoạt động chơi ở các góc”. Tôi thấy trẻ đã có kỹ năng giao tiếp cần thiết phù hợp với độ tuổi. Số trẻ đạt các kỹ năng trẻ giao tiếp như: Biết bày tỏ mong muốn, biết chào hỏi dạ thưa, biết cảm ơn và xin lỗi, biết thể hiện nhu cầu và mạnh dạn tự tin trong giao tiếp đã tăng đáng kể so với đầu năm. Kết quả cụ thể qua bảng khảo sát sau thực nghiệm: Đầu năm học 2019 - Cuối năm học 2019 - Kỹ năng giao tiếp TS 2020 2020 Chưa Chưa Đạt % % Đạt % % đạt đạt Bày tỏ mong muốn 9 37,5 15 62,5 21 87,5 3 12,5 Biết chào hỏi, dạ thưa 15 62,5 9 37,5 24 100 0 0 Biết cảm ơn, xin lỗi 11 45,8 13 54,2 24 100 0 0 Biết thể hiện nhu cầu 24 8 33,3 16 66,7 22 91,6 2 8,4 Mạnh dạn giao tiếp với 8 33,3 16 66,7 21 87,5 3 12,5 mọi người xung quanh b) Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm. Sau một năm học 2019 – 2020 thực hiện áp dụng:“ Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi A8 ở trường mầm non Tam Đa qua hoạt động chơi ở các góc”,tôi có một số điều chỉnh như sau: Tăng cường các hoạt động cho trẻ thể hiện nhu cầu và bày tỏ mong muốn, mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh bằng cách cho trẻ trải nghiệm nhiều hơn. Cần tuyên truyền mạnh mẽ về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các bậc phụ huynh. Tăng cường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho ở mọi lúc mọi nơi.
  8. 16 * Đối với lãnh đạo nhà trường. Tham mưu tổ chức cho giáo viên đi thăm quan mô hình điểm các trường dạy chương trình giáo dục mầm non trong và ngoài huyện để giao lưu và học hỏi. * Đối với phòng giáo dục Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Thường xuyên xây dựng kiến tập dự giờ chuyên đề kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử tích cực để tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa. PHẦN III: MINH CHỨNG VÀ HIỆU QUẢ CHO BIỆN PHÁP Bảng tổng hợp kết quả khảo sát tháng 9/2019 đến cuối năm học 2019 -2020 Tháng 9/2019 Cuối năm học Kỹ năng giao tiếp TS Chưa Chưa Đạt % % Đạt % % đạt đạt Bày tỏ mong muốn 9 37,5 15 62,5 21 87,5 3 12,5 Biết chào hỏi, dạ thưa 15 62,5 9 37,5 24 100 0 0 24 Biết cảm ơn, xin lỗi 11 45,8 13 54,2 24 100 0 0 Biết thể hiện nhu cầu 8 33,3 16 66,7 22 91,6 2 8,4 Mạnh dạn giao tiếp với 8 33,3 16 66,7 21 87,5 3 12,5 mọi người xung quanh Với sự phát triển của trẻ sau 1 năm học áp dụng “ Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi A8 ở trường mầm non Tam Đa qua hoạt động chơi ở các góc”, trong năm học 2020 - 2021 tôi sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp nêu trên trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc đồng thời thực hiện theo nội dung điều chỉnh, với năm học không bị ảnh hưởng vì dịch covid tôi phấn đấu 100% trẻ có kỹ năng biết bày tỏ mong muốn; Biết chào hỏi dạ thưa, biết cảm ơn và xin lỗi, biết thể hiện nhu cầu và mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.