Giáo án Tin học Lớp 6 Sách KNTT - Tiết 34+35, Bài 16: Các cấu trúc điều khiển (2 tiết) - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

- Biết ba cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

- Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

2. Về năng lực:

- Bước đầu hình thành và phát triển tư duy cấu trúc, tư duy phân tích và điều khiển hệ thống.

2.1. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực C (NLc): Bước đầu có tư duy phân tích và điều khiển hệ thống:

- Nhận biết được ba cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

- Phân biệt được ba cấu trúc điều khiển.

- Nêu được ví dụ minh họa của cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

- Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

2.2. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi về ba cấu trúc điều khiển.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra thêm một số ví dụ về các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

- Ham học: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm với các công việc được giao trong hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

docx 13 trang Mịch Hương 07/01/2025 1040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách KNTT - Tiết 34+35, Bài 16: Các cấu trúc điều khiển (2 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_kntt_tiet_3435_bai_16_cac_cau_tru.docx

Nội dung text: Giáo án Tin học Lớp 6 Sách KNTT - Tiết 34+35, Bài 16: Các cấu trúc điều khiển (2 tiết) - Năm học 2021-2022

  1. - Ham học: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với các công việc được giao trong hoạt động nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Tài liệu giảng dạy: Sách giáo khoa, giáo án, - Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập 2. Đối với học sinh: - Sách giáo khoa Tin học 6, vở ghi, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: biết được cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê. b) Nội dung: c) Sản phẩm: hoàn thành khẳng định trong phiếu học tập số 1. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu trò chơi đúng hay sai cho học sinh hiểu tình huống trò chơi. Yêu cầu: Trong thời gian một phút, hãy chọn đáp án cho các khẳng định trong phiếu học tập số 1. Kết quả: Kết thúc trò chơi, cả lớp tổ chức đánh giá kết quả. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. - GV đưa ra phiếu học tập số 1 yêu cầu học sinh hoàn thành trong vòng 1 phút. Phiếu học tập số 1 Chủ đề Câu Khẳng định Đúng Sai
  2. a) Mục tiêu: Biết mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối. b) Nội dung: Đánh giá kết quả trò chơi. c) Sản phẩm: Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự và rẽ nhánh dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh - GV giao nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn - Điều kiện cộng điểm là bạn 2 trả lời đúng thành các câu hỏi sau: yêu cầu mà bạn 1 đưa ra. Câu 1: Trong trò chơi ở phần mở đầu, điều - Việc đánh giá điểm gồm: kiện để người chơi được cộng một điểm là gì? B1: Trả lời câu hỏi Câu 2: Việc đánh giá điểm gồm những bước B2: Kiểm tra xem câu trả lời đúng hay sai nào? Em hãy viết các bước đó ra giấy. B3: Nếu đúng được cộng 1 điểm, nếu không * Hướng dẫn: thì không cộng điểm. - Học sinh thảo luận nhóm trong vòng 3 phút và hoàn thành câu trả lời. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - Học sinh làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác góp ý, bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét quá trình làm việc của học sinh và góp ý bổ sung. - GV giao nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành câu hỏi sau: Giải thích hoạt động của cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ theo các sơ đồ sau: - Cấu trúc tuần tự: Thực hiện lần lượt các lệnh các lệnh theo trình tự từ bắt đầu đến kết thúc - Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: Kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện đúng thì thực hiện Lệnh - Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ: Kiểm tra điều
  3. - Học sinh thảo luận nhóm trong vòng 3 phút và hoàn thành câu trả lời. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - Học sinh làm việc theo nhóm trả lời theo ý hiểu. - Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác góp ý, bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét quá trình làm việc của học sinh và góp ý bổ sung. - GV dẫn dắt các hoạt động được thực hiện lặp. Hoạt động 2.2: Cấu trúc lặp a) Mục tiêu: HS tiếp cận khái niệm và nhận biết được cấu trúc lặp. b) Nội dung: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của HĐ thảo luận trước toàn lớp, chia các nhóm HS để HS phân công nhóm trưởng để trình bày. Thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm. c) Sản phẩm học tập: Kết quả trên bảng nhóm và nhóm trưởng mỗi nhóm trình bày. Giáo viên chốt kiến thức cho các mục tiêu. d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời. GV đặt các câu hỏi để khai thác sâu sự hiểu biết của học sinh. Các nhóm học sinh báo cáo kết quả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 2. Cấu trúc lặp học tập Hoạt động 1. Câu lệnh lặp NV1: GV yêu cầu học sinh thực hiện - Hoạt động lặp: Đọc phiếu và trả lời hoạt động 2 theo nhóm và trả lời vào phiếu bài tập các yêu cầu 1. Trong trò chơi ở phần khởi động, hoạt động nào được lặp lại 2. Điều kiện để dừng trò chơi là gì
  4. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức về thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức để làm các bài tập về các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp. c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu 1, 2, 3. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Câu 1. Em hãy trình bày các câu sau đây dưới dạng sơ đồ khối cấu trúc rẽ nhánh. a) Nếu có kẻ trên mạng đe doạ thì em cần nói cho cha mẹ biết. b) Nếu nhận được thư điện tử có đính kèm tệp từ địa chỉ không quen biết thì em không nên mở tệp đính kèm. c) Nếu có tin nhắn từ người không quen biết yêu cầu gửi thông tin cá nhân thì em không nên gửi. Câu 2. Trong các câu sau đây, câu nào có thể biểu diễn bằng sơ đồ khối có cấu trúc lặp? Hãy mô tả câu đó bằng sơ đồ khối. a) Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa. b) Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết. c) Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đình em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác. Câu 3. Em hãy quan sát hai sơ đồ khối trong Hình 6.11a, Hình 6.11b và cho biết mỗi sơ đồ khối mô tả cấu trúc nào?
  5. Câu 3. Hình 6.11a là cấu trúc lặp, việc lặp lại là ném bóng vào đích. Điều kiện dừng là bóng trúng đích. Diễn đạt cấu trúc này thành câu thông thường như sau: “Ném bóng cho đến khi trúng đích thì dừng lại” Hình 6.11b là cấu trúc rẽ nhánh, kiểm tra bóng đã trúng đích chưa, nếu chưa trúng thì ném bóng vào đích. Hành động ném bóng ở trường hợp này chỉ xảy ra một lần. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: sử dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế để biểu diễn cấu trúc dưới dạng sơ đồ khối. b) Nội dung: GV nêu các câu hỏi phần vận dụng để học sinh trả lời. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin câu hỏi, trả lời cá nhân. Gọi HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. Gv chốt kiến thức Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu học sinh làm các bài tập 1, 2, 3 trong phần vận dụng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Câu 1: - Sơ đồ khối ở hình 6.12a được diễn giải như sau: + Nếu đúng là chưa hiểu bài thì đọc lại sách, còn không thì làm bài tập. + Sơ đồ khối này thể hiện cấu trúc rẽ nhánh và nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách chỉ thực hiện một lần, sau đó làm bài tập. Trên thực tế, việc đọc lại sách một lần chưa chắc đã đảm bảo hiểu bài. Vì vậy, cấu trúc lặp thể hiện trong hình 6.12b diễn đạt việc đọc lại sách có thể lặp lại nhiểu lần cho đến khi hiểu bài thì làm bài tập. - Nhận xét của bạn An vế cấu trúc ở hình 6.12b cần điều chỉnh lại là: Nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách được thực hiện nhiều lần cho đến khi hiểu bài thì thôi và làm bài tập. Như vậy việc làm bài tập không phải thực hiện nhiều lần, mà chỉ thực hiện một lần sau khi đã hiểu bài. Câu 2:
  6. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú Sự tích cực, chủ động Vấn đáp, kiểm tra miệng Phiếu quan sát trong của HS trong quá giờ học trình tham gia các hoạt động học tập Sự hửng thú, tự tin Kiểm tra viết Thang đo, bảng kiểm khi tham gia bài học Thông qua nhiệm vụ Kiểm tra thực hành Hồ sơ học tập, phiếu học tập, rèn luyện học tập, các loại câu nhóm, hoạt động tập hỏi vấn đáp thể, V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm )