Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5–6 tuổi

Khám phá khoa học là một trong những môn học mà trẻ thấy hứng thú và ưa thích. Môn học này giúp trẻ hình thành các nhận thức về các sự vật hiện tượng xung quanh. Đồng thời môn học còn giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.

Tôi luôn tìm hiểu kĩ xem đề tài nào và những kĩ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá cho trẻ. Tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và kết quả là các cháu rất thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra, tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm.

Trẻ mẫu giáo lớn lúc này tư duy trực quan hình tượng đã phát triển mạnh hơn do vậy trẻ đã có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau, bước đầu đã có khả năng suy luận. Vậy nên quá trình công tác, nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học về nước, ánh sáng, không khí và sự chuyển động, tôi thấy có thể ứng dụng một số kiến thức khoa học vào hoạt động chung như các giờ học môi trường xung quanh: tìm hiểu về nước và các hiện tượng tự nhiên, phân loại đồ dùng theo chất liệu… hoặc dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới. Ngoài ra có thể thực hiện trong các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khóa để mở rộng hiểu biết cho trẻ.

pptx 45 trang minhvi99 08/03/2023 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5–6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc.pptx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5–6 tuổi

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Khám phá khoa học là một trong những môn học mà trẻ thấy hứng thú và ưa thích. Môn học này giúp trẻ hình thành các nhận thức về các sự vật hiện tượng xung quanh. Đồng thời môn học còn giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Tôi luôn tìm hiểu kĩ xem đề tài nào và những kĩ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá cho trẻ. Tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và kết quả là các cháu rất thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra, tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm.
  2. PHẦN II: GiẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi a. Ưu điểm: - Trẻ được hoạt động và được tham gia trải nghiệm thực tế các hoạt động phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy và rèn cho trẻ sự khéo léo, tỉ mỉ và khơi gợi ở trẻ sự tò mò, ham học hỏi. - Trẻ được trải nghiệm qua các giác quan như: hoạt động chân tay, nghe, nhìn - Trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi rất thông minh, nhanh nhẹn, có nề nếp. - Về cơ sở vật chất nhà trường khang trang, diện tích rộng, có nhiều các góc chơi, góc mở và các khu trải nghiệm như: có vườn cây, vườn rau . phù hợp tổ chức hoạt động khám phá khoa học. - Nhà trường có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ được sử dụng cũng như trải nghiệm như: bàn ánh sáng, kính lúp, các dụng cụ thí nghiệm để trẻ được hoạt động.
  3. - Trang thiết bị phục vụ cho góc khám phá còn hạn chế, thiếu về số lượng. - Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ gặp nhiều khó khăn. - Ngoài ra còn một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của bộ môn khám phá khoa học nên chưa có biện pháp hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy. Từ thực tế đó bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi trau rồi kiến thức, bàn bạc trao đổi với đồng nghiệp, với Ban Giám hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh để tìm ra những giải pháp phù hợp đưa chất lượng giáo dục trẻ đạt kết quả cao .
  4. 3. Thực nghiệm sư phạm Biện pháp 1: Xây dựng nội dung khám phá theo từng chủ đề Với mong muốn trẻ sẽ được mở rộng và phát triển các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán và có sự hiểu biết của mình về các sự vật hiện tượng xung quanh, tôi khuyến khích các trẻ quan sát các sự vật hiện tượng ở xung quanh, để trẻ tự đặt câu hỏi và gợi mở giúp trẻ tìm ra những câu trả lời nhằm giúp trẻ yêu thích và khám phá khoa học một cách hiệu quả nhất. Để làm được như vậy tôi cần phải xác định chính xác hơn mục đích, yêu cầu, cách thực hiện từng nội dung khám phá khoa học. Các trò chơi thực nghiệm mà cô xây dựng, biên soạn cần cung cấp cho trẻ những kiến thức khoa học đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đồng thời nó cũng kích thích tính ham hiểu biết và tìm tòi của trẻ. Do vậy ngay từ đầu năm tôi đã lập kế hoạch theo từng chủ đề.
  5. Động vật - Trò chơi bắt chước con vật - Trò chơi động vật ngụy trang - Thí nghiệm con sứa ảo thuật Giao thông - Ống bắn pháo hoa - Gim giấy kỳ diệu Nước – hiện tượng tự nhiên -Thí nghiệm lốc xoáy mini -Trồng cây - Trò chơi ánh sáng Quê hương – Đất nước – Bác - Thí nghiệm dung nham núi lửa Hồ - Thí nghiệm hoa đổi màu - Trò chơi thả thuyền Trường tiểu học - Thí nghiệm pháo hoa nở trong nước - Thí nghiệm ma lực của nước
  6. Đối với việc trang trí môi trường lớp học tôi luôn dành thời gian nghiên cứu thiết kế môi trường lớp học sao cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu về các sự vật thông qua hình ảnh trang trí đó.
  7. • Tạo môi trường lớp học ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp khoa học theo hướng chủ đề, sử dụng tối đa sản phẩm của trẻ để trang trí lớp •
  8. Hoạt động học: Với tiết học khám phá đòi hỏi trẻ có sự tập trung cao, nên thời gian dành cho tiết học kéo dài hơn tiết học khác khoảng 4-5 phút. Bởi tiết học phám phá mang đến nhiều điều bất ngờ mà chính cô và trẻ đều hứng thú. Tiết học khám phá không giống như các tiết học khác : tiết tạo hình đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay,hay phải tính toán như môn làm quen với toán,hay phải có năng khiếu ca hát như môn âm nhạc, mà khám phá là hướng cho tất cả các bé cùng đến với những trải nghiệm thực tế, những thí nghiệm không quá khó hay nguy hiểm. Trẻ thoải mái đưa ra ý kiến của mình và kết luận một cách có khoa học. Qua các thí nghiệm sau tôi tin rằng trẻ có thể phát triển tối đa các khả năng của mình.
  9. Thí nghiệm: Cầu vồng
  10. Thí nghiệm lốc xoáy mini
  11. Trò chơi với ánh sáng
  12. Trong giờ hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất lớn đối với sự khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ra ngoài trời trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng tự nhiên: không khí, ánh nắng mặt trời, nước, gió. Hay trẻ được tiếp xúc với các sự vật xung quanh trẻ như: cây cối, con vật Bên cạnh đó, ngoài trời có khoảng không gian rộng thích hợp với việc tất cả trẻ được tham gia.
  13. Trong giờ hoạt động góc: - Trẻ tham gia hoạt động góc như được hóa thân thành người lớn, đóng vai mình thích, mỗi góc chơi với số lượng trẻ vừa phải, có không khí riêng của từng góc. Góc khám phá khoa học có không gian và diện tích phù hợp với số lượng trẻ dành cho các thí nghiệm cần sự tập trung cao độ, sự quan sát tỉ mỉ.
  14. Biện pháp 4: Kết hợp giữa cô và phụ huynh dạy trẻ để đạt kết quả cao nhất. Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại nhanh quên, nếu không được luyện tập thường xuyên thì sau vài ngày nghỉ hoặc sau 2 - 3 ngày trẻ sẽ không nhớ những điều cô dạy, hay chỉ nhớ 1 chút. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu thêm về tính cách trẻ và để phụ huynh hiểu hơn về con cái mình và giúp trẻ luyện tập thêm hay thực hiện một số thí nghiệm đơn giản ngay trong nhà.
  15. Kết quả đạt được - Trẻ được phát triển tư duy thông qua các hoạt động thí nghiệm. - Trẻ thích đến lớp, đi học chuyên cần hơn, thích tham gia vào các hoạt động. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, ngôn ngữ mạch lạc và trẻ đã đưa ra được những câu hỏi có tính tư duy và khả năng phán đoán tốt hơn. Từ đó hình thành các kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ một cách dễ hiểu và gần gũi nhất. - Phụ huynh cũng quan tâm và thường xuyên trao đổi với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ.
  16. 4. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: Việc giáo dục trẻ qua các môn học có đạt được kết quả cao hay không phụ thuộc vào người giáo viên, vào quá trình giảng dạy và sự hứng thú say mê của trẻ trong quá trình học. Người giáo viên phải coi trẻ như con em mình, thương yêu gần gũi tôn trọng trẻ. Phải xác định công tác chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm, là lương tâm của mình. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh trẻ. Phải được sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của các cấp lãnh đạo, của các bậc phụ huynh. Người giáo viên phải thường xuyên thông báo, trao đổi tình hình của trẻ để các bậc phụ huynh nắm được, từ đó bàn bạc và đưa ra cách giải quyết hợp lí nhất. Đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong qua trình giảng dạy để nâng cao nhận thức cho trẻ trong đời sống hàng ngày.
  17. * Với ban giám hiệu: - Cần tạo điều kiện nhiều hơn cho giáo viên tham quan học hỏi ở các đơn vị bạn để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm - Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ tiết khám phá khoa học - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cùng bàn bạc giải quyết các vấn đề còn vướng mắc. * Với lãnh đạo Sở, lãnh đạo phòng: + Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để chúng tôi được học hỏi nâng cao trình độ. + Tạo điều kiện để giáo viên chúng tôi được giao lưu học hỏi ở các trường bạn trong và ngoài tỉnh.
  18. - Đối với phụ huynh thì quan tâm đến con cái hơn và thường xuyên phối kết hợp với cô giáo để biết tình hình trẻ. Đã yên tâm tin tưởng gửi con em vào trường, đã hiểu biết về việc môi trường khám phá khoa học là rất tốt, có hiệu quả cao -Phụ huynh thường xuyên trao đổi những sự thay đổi tâm lý của con ở nhà để cùng giáo viênNội dungcó đánhnhững biệnHK1 phápnăm học điều chỉnhHK2 nămkịp học thời. giá 2019-2020 2019-2020 Nội dung đánhHiểugiá và quan tâm HK122/36= năm 61.1%học 33/36=91.7%HK2 năm học hơn đến việc học của con 2019-2020 2019-2020 Hiểu và quan tâm 22/36= 61.1% 33/36=91.7% hơn đến việc học của con