Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh qua giờ dạy Ngữ văn

Trường THCS Đông Ngàn nằm ở trung tâm thị xã, có nhiều thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế và giáo dục. Phường Đông Ngàn có 6 khu phố: Trần Phú, Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Hồng Phong, Xuân Thụ, Phù Lưu với khoảng 10 nghìn nhân khẩu.Nhân dân chủ yếu sống bằng kinh doanh, thương mại và dịch vụ, sản xuất nông nghiệp chỉ còn ít và mang tính nhỏ lẻ. Do đó, đa số người dân có thu nhập khá, đời sống khá cao nên công tác giáo dục được quan tâm và ngày càng có điều kiện phát triển.

Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống 

đẹp.

Giáo viên trẻ, giàu nhiệt huyết, tận tụy và chịu khó tìm tòi những kiến thức từ thực tiễn, từ sách báo và bạn bè đồng nghiệp để góp phần giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.

1.2. Khó khăn:

Trong vòng xoáy của công cuộc cải tiến để hoà nhập Quốc tế, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cùng với việc quan tâm tạo điều kiện cho con em được học ở những ngôi trường phát triển chất lượng cao. Do vậy nhà trường không thu hút được số học sinh giỏi trong phường, chất lượng đầu vào bị sụt giảm đáng kể. Hơn nữa, có nhiều gia đình phụ huynh vì công việc buôn bán đòi hỏi nhiều thời gian, để các em ở với ông bà hoặc cho các con mải miết đi học thêm, nên không có nhiều thời gian bên cạnh, chia sẻ và giáo dục các con chu đáo . Nhiều học sinh học yếu, chưa ngoan, ham chơi điện tử, chưa tự giác trong học tập. Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài. Một bộ phận có tâm lý sống thực dụng, ham chơi, đua đòi. Có quá nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, dễ dàng thu hút các em như: mạng xã hội, những cuộc vui, tụ tập bạn bè ... khiến một bộ phận học sinh đang dần xa rời những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc.

Học sinh đang mất dần hứng thú đối với môn ngữ văn - môn học giáo dục nhân cách con người, môn học dạy HS cách làm người. Đôi khi chúng ta có thể bắt gặp một vài em học sinh ngủ gật trong giờ văn; cũng không mấy ngạc nhiên khi nhìn thấy học sinh đem những môn khác ra học lén lút trong giờ văn; càng không khỏi xót xa khi cái cảnh thầy dạy thì cứ dạy, trò ghi ghi chép chép mà tâm hồn thì cứ “treo ngược cành cây”.

docx 28 trang minhvi99 10/03/2023 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh qua giờ dạy Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_truyen_thong_cho_hoc.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh qua giờ dạy Ngữ văn

  1. 14 Vậy tác hại đó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài: “ôn dịch thuốc lá” của bác sĩ, nhà khoa học Nguyễn Khắc Viện. Hay ở bài “Những câu hát về tình cảm gia đình” có thể khởi động bằng trò chơi tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ hay bài hát viết về chủ đề gia đình và chia lớp thành các nhóm lớn cho HS thảo luận nhóm và lên bảng viết. Các nhóm thi với nhau để tìm đội thắng cuộc. b. Sử dụng video, clip, những tư liệu lịch sử có giá trị cao liên quan đến bài học. Bao giờ cũng vậy, khi được nhìn tận mắt, được tiếp thu kiến thức qua những tranh ảnh, video, âm thanh sinh động cũng làm cho học sinh dễ dàng tiếp thu và tăng hứng thú học tập. Hãy cho học sinh chứng kiến những gian khổ của chiến tranh, những năm tháng cả dân tộc oằn mình giữ nước qua những thước phim chân thực. Hãy để học sinh nhìn những minh chứng cụ thể của bài học để hiểu sâu hơn, ấn tượng lâu hơn. Chẳng hạn bài “Ôn dịch, thuốc lá”, nếu được nhìn tận mắt những hình ảnh, video về hậu quả nặng nề của người hút thì sự tác động đến tâm lý học sinh sẽ mạnh mẽ hơn, hiệu quả truyền đạt và ghi nhớ cao hơn. Hình 4. Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe Trong bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” cho HS xem video ngắn về chia sẻ của một em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt giống với nhân vật trong tác phẩm. Giúp HS cảm nhận sâu sắc hơn về tầm quan trọng của gia đình.
  2. 16 hợp với việc giáo đức đạo đức truyền thống cho HS, giúp HS nhận thức được bài học đạo đức trong các tiết. Giáo dục đạo đức truyền thống qua bài học về những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao Trong bài viết “Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” tác giả Nguyễn Thị Vân đã khẳng định tục ngữ, ca dao là pho sách giáo khoa có giá trị bậc nhất về luân lý và đạo đức, tạo nên cái gốc, cái hồn của người Việt Nam. Đồng thời, tác giả đưa ra nội dung giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao, dân ca đó là: giáo dục con người đức tính khiêm tốn; tinh thần, tấm lòng và hành động vị tha; phẩm chất chân thật, nghĩa tình, chung thủy. Có vô vàn những công trình nghiên cứu về giá trị của ca dao, tục ngữ để mỗi chúng ta thấy được giá trị tinh thần quý báu của tục ngữ, ca dao Việt Nam, từ đó làm rõ ý nghĩa hiện thời của đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam. Tục ngữ, ca dao Việt Nam là kho tàng tri thức chứa đựng muôn vàn giá trị tinh thần quý báu. Vậy hãy thông qua những trò chơi như “đuổi hình bắt chữ” ; “đoán ý đồng đội” để trước hết học sinh biết nhiều hơn về kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam sau đó là cùng phân tích những giá trị đạo đức truyền thống được tích lũy trong đó. Trọng chữ hiếu, giáo dục từ gia đình là cốt lõi để con người có đạo đức tốt bởi gia đình là tế bào của xã hội. Qua văn bản “ Cổng trường mở ra”: Học sinh thấy được tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con, kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường luôn là kỉ niệm đẹp, khó phai trong lòng mỗi con người và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. Hay qua “Mẹ tôi”: Học sinh thấy được sự hi sinh to lớn của cha mẹ trong việc nuôi nấng , dạy bảo con cái. Từ đó con cái phải yêu thương , kính trọng cha mẹ không nên có những hành vi thiếu lễ độ đối với cha mẹ. Bất bình trước những hành vi vô lễ của con cái trước cha mẹ mình. Công ơn sinh thành , tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt qua lời ru nồng ấm của bà, của mẹ mặc dù đơn sơ nhưng ấm áp nghĩa tình còn được giáo dục trong bài “Những câu hát về tình cảm gia đình”
  3. 18 tâm hồn người nông dân thời kháng chiến chống Pháp đã được nhà văn Kim Lân khám phá và thể hiện. Cũng là giá trị đạo đức truyền thống sâu sắc. Bởi bất kể một dân tộc nào “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông ” ( Lòng yêu nước - Ilia Erenbua) Hình 6: Làng Chợ Dầu ngày nay Trân trọng giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, đặc biệt, đối với thế hệ trẻ - lực lượng kế cận, rường cột của nước nhà, việc giáo dục lòng yêu nước phải thấm nhuần yêu cầu “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.120). Vậy giúp học sinh hóa thân là cách cảm nhận rõ nét nhất về nhân vật, về thời kì lịch sử, gieo cho học sinh những tình cảm tốt đẹp. Trong những giờ tập làm văn, ta lại càng có cơ hội vun mầm những giá trị tốt đẹp, lên án những điều tiêu cực. Văn nghị luận sẽ làm tốt việc khen – chê những hiện tượng trong xã hội. Trong môn Ngữ văn 8 có bài: Thuyết minh về
  4. 20 thống , tham quan ngoại khóa là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn với HS. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu, khả năng sáng tạo cho HS. Trước hết, nó góp phần tạo ra những biểu tượng cụ thể về những kiến thức văn học liên quan. Thứ hai, tham quan còn giúp kiểm tra, sửa chữa, làm chính xác, cụ thể hóa những kiến thức HS đã được học. Cuối cùng, tham quan ngoại khóa góp phần tạo mối liên hệ giữa văn hóa truyền thống với thực tiễn, giữa nhà trường với xã hội. Vì những giá trị nêu trên nên việc tăng cường hoạt động này trở thành yêu cầu mang tính khách quan và bức thiết của vấn đề dạy học ngày nay. Để tổ chức cho HS tham gia hoạt động tham quan ngoại khóa, GV cần chú ý tuân thủ một số yêu cầu như: Trước tiên, việc lựa chọn địa điểm, thời điểm tổ chức phải phù hợp. Địa điểm tham quan cần căn cứ vào nội dung kiến thức cơ bản của chương trình SGK ở bậc THCS, nhằm giúp HS hiểu sâu sắc, mở rộng hơn những kiến thức đã học trong bài nội khóa. GV nên ưu tiên chọn những địa điểm gần với địa bàn nhà trường đóng; Thứ hai, trước khi tổ chức, GV cần xây dựng kế hoạch cụ thể và có sự chuẩn bị chu đáo cho buổi tham quan. Ví dụ: GV cần xác định rõ chủ đề, mục tiêu chương trình tham quan, khảo sát và liên hệ địa điểm, chuẩn bị các phương tiện phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho HS, xác định rõ phương pháp, hình thức tổ chức ; Cuối cùng, khi tổ chức, GV cần chú ý định hướng cho HS tham gia theo hướng thực hành, trải nghiệm. Chẳng hạn văn 8 có bài “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”, GV lên kế hoạch, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện hội phụ huynh tổ chức cho các em đi tham quan Đền Đô – Đền thờ 8 vị vua nhà Lý, để các em tự mình khám phá, ghi lại hình ảnh, chuẩn bị kiến thức cho bài “Chương trình địa phương phần tập làm văn”. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và thuyết trình dựa vào những tư liệu, hình ảnh HS thu thập được từ buổi tham quan. Hay văn 9 có tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ngôi làng đó nay là khu phố Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. GV lên kế
  5. 22 tiễn đời sống như sau: Trước khi tiến hành thực nghiệm: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Số lượng Tỉ lệ 1. Nhận thức giáo dục trong một giờ học. 45/70 64,3% 2. Áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học Văn vào thực tiễn đời sống. 38/70 54,3% 3. Chưa nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học Văn. 30/70 42,9% Sau khi tiến hành thực nghiệm: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Số lượng Tỉ lệ 1. Nhận thức giáo dục trong một giờ học. 63/70 80% 2. Áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học Văn vào thực tiễn đời sống. 51/70 72,9% 3. Chưa nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học Văn. 12/70 17,1 % 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh qua môn Ngữ văn, tôi nhận thấy: Đối với các em học sinh chưa ngoan, chưa có tinh thần tự giác, khả năng tập trungcòn hạn chế cần được giáo viên quan tâm hơn nữa và kết hợp chặt chẽ với gia đình. Tuy nhiên, không nên tạo áp lực cho các em. Tuyên dương hay góp ý phải thật khéo léo để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Có những bạn chưa mở lòng với cô, giờ ra chơi chỉ ngồi thu mình, giáo viên cần tìm hiểu nhiều hơn để biết cách giúp đỡ. Ngoài ra cần thường xuyên tìm hiểu tình hình học sinh để giáo viên có sự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
  6. 24 Bởi, trong những lúc nguy nan nhất khi Việt Nam và toàn thế giới đối mặt với đại dịch COVID- 19, cứu cánh hữu hiệu cho con người lại chính là văn hóa, những đạo đức truyền thống. Đó chính là sự tương thân tương ái, tinh thần đùm bọc, sẻ chia tình đoàn kết dân tộc, nghĩa đồng bào để tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, huy động được nguồn lực tài chính, vật chất quan trọng để giúp toàn dân vượt qua được những tình huống khó khăn nhất. Và rồi mai sau các em trưởng thành, dù có là ai, có làm nghề gì trong xã hội thì đạo đức vẫn luôn sáng ngời, làm đẹp cho quê hương, đất nước, là niềm tự hào của con người Việt Nam với những truyền thống tốt đẹp. Trên đây là những biện pháp mà tôi đã nghiên cứu, tích lũy và áp dụng trong quá trình giảng dạy. Tôi vô cùng biết ơn khi trên trên con đường học tập đã gặp được những người thầy tốt – Những người giúp truyền lửa và thắp sáng ước mơ trong tôi bằng cách ứng xử đẹp, có những phương pháp hay. Tôi sẽ cố gắng thật nhiều để qua mỗi tiết dạy, mỗi năm tháng sẽ rèn giũa bản thân, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong sự nghiệp trồng người. Tôi mong sẽ nhận được những góp ý, những bài học từ quý vị giám khảo, Ban giám hiệu và quý đồng nghiệp để những biện pháp của tôi đạt hiệu quả cao hơn. 5. Kiến nghị, đề xuất 5.1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn - Có những biện pháp giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh một cách hiệu quả và đồng bộ. - Xây dựng thêm các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học để các thành viên được học hỏi, tích lũy và cùng nghiên cứu kinh nghiệm giảng dạy. 5.2. Đối với lãnh đạo nhà trường - Hỗ trợ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Tổ chức thêm các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, những hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống hướng về nguồn cội để giúp học sinh bản lĩnh, tự tin hơn. - Kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt.
  7. 26 PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) [2] Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục [3] Báo cáo tự đánh giá trường Trung học cơ sở Đông Ngàn (2021) [4] Chương III. Giáo án tâm lý học lứa tuổi học sinh THCS (Academia.edu) [5] (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.120). [6] Quà tặng cuộc sống: Câu chuyện “Cuộc đời và những vòng tay” [7] Báo Giáo dục và xã hội bài: Đạo đức học sinh: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (2019) [8] Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Kỷ yếu hội thảo: Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học. [9] Một số hình ảnh sưu tầm trên báo dân trí; mạng internet.
  8. 28 So sánh với học sinh lớp 8B (lớp chưa triển khai thực nghiệm) về sự tiến bộ hạnh kiểm tôi thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số T K TB Y SL % SL % SL % SL % 8A 35 28 80 7 20 28 80 7 20 8B 35 18 51,4 13 37,1 4 11,4 0 0 PHẦN V. CAM KẾT Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Đông Ngàn, Ngày 02 tháng 04 năm 2021 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Ngọc Huyền