Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học Cơ sở

Kĩ năng sống là năng lực điều chỉnh hành vi của con người và là sự thay đổi để có những hành vi tích cực. Như đó, con người có khả năng điều chỉnh và quản lí hiệu quả hành vi, thái độ của mình trước các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.

Trong quá trình dạy học, giáo dục, bên cạnh việc hình thành các kĩ năng mang tính kĩ thuật, gắn với chuyên môn như kĩ năng soạn thảo văn bản trong môn Ngữ văn, kĩ năng sử dụng bản đồ trong môn Địa lí, kĩ năng làm thí nghiệm trong môn Hoá học, kĩ năng tính toán... các kĩ năng sống khác như tìm kiếm và xử lí thông tin; phân tích đổi chiếu; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ý tưởng; giao tiếp ứng xử với người khác; quản lí thời gian; kiềm chế cảm xúc; đặt mục tiêu... cũng luôn được hình thành, đôi khi một cách không chủ định. Tuy nhiên, những kĩ năng này, được hiểu là mục tiêu ẩn của quá trình giáo dục, lại là những thú người học cần có, cần sử dụng để giải quyết các tình huống của cuộc sống. Điều đó cho thấy giáo dục kĩ năng sống là nhiệm vụ thường xuyên của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Kĩ năng sống đã được đưa vào nhà trường để giáo dục cho học sinh trung học cơ sở từ hơn 10 năm nay; tuy nhiên, hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa cao. Do đó, chúng ta cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sống phù hợp với những phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực và con đường phù hợp hơn. Trên cơ sở đó, hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mổi quan hệ, các tình huống hằng ngày, tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Module này sẽ làm rõ những vấn đề cơ bản, giúp giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiệu quả hơn, như: quan niệm về kĩ năng sống và phân loại kĩ năng sống; vai trò và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống; nội dung và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống; phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

doc 23 trang minhvi99 04/03/2023 7340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_trung_hoc_co_so.doc

Nội dung text: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học Cơ sở

  1. *Bản chất. Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề /tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hằng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề /tình huống đó một cách có hiệu quả. * Quy trình thực hiện: - Xác định, nhận dạng vấn đề /tình huống. - Thu thập thông tin có lìên quan đến vấn đề /tình huống đặt ra. - liệt kê các cách giải quyết có thể có. - Phân tích, đánh giá kết quả moi cách giải quyết (tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị). - So sánh kết quả các cách giải quyết. - Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất. - Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn. - Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác. *Một số lưu ý. - Các vấn đề /tình huống đưa ra để học sinh xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau: + Phù hợp với chủ đề bài học. + Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. + Vấn đề/tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của học sinh. + Vấn đề/tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của học sinh. + Vấn đề/tình huống cần có độ dài vùa phải. - Vấn đề/tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho học sinh nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề. - Tổ chức cho họ c sinh giải quyết, xử lí vấn đề /tình huống cần chủ ý: + Các nhóm học sinh có thể giải quyết cùng một vấn đề /tình huống hoặc các vấn đề /tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động. + Học sinh cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề. + Cần sử dụng phương pháp động não để học sinh liệt kê các cách giải quyết có thể có. + Cách giải quyết tổi ưu đổi với moi học sinh có thể giống hoặc khác nhau. 2.4. Phương pháp đóng vai *Bản chất. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thú" một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phuơng pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn" không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. * Quy trinh thực hiện-. Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau: - Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử. - Giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã
  2. -Bước 1: Lập kế hoạch. + Lựa chọn chủ đề. + Xây dụng tiểu chủ đề. + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập. -Bước 2: Thực hiện thảo luận. + Thu thập thông tin. + Thực hiện điều tra. + Thảo luận với các thành viên khác. +- Tham vấn giáo viên hướng dẫn. - Bước 3: Tổnghợp kết quả. + Tổng hợp các kết quả. - Xây dựng sản phẩm. ■ Trình bày kết quả. + Phản ánh lại quá trình học tập. *Một số lưu ý. - Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, 3Quốc hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành. - Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh. - Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. - Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phù hợp. - Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. - Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. Hoạt động 5: Tìm hiểu một số kĩ thuật dạy học tích cực. 1. Nhiệm vụ Bạn hãy đọc thông tin dưới đây và trao đổi cùng đồng nghiệp để chỉ ra những kĩ thuật dạy học tích cực. 2. Thông tin phản hồi 2.1.Kĩ thuật chia nhóm Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm: * Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm. - Giáo viên yêu cầu học sinh điểm danh từ 1 đến 4/5/6 (tuỳ theo số nhóm giáo viên muốn có là 4, 5 hay 6 nhóm ); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đổ, tím, vàng ); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc ); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông ) - Yêu cầu các học sinh có cùng một số điểm danh hoặc cùng một màu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm. * Chia nhóm theo hình ghép: - Giáo viên cắt một số bức hình ra thành 3/4/5 mảnh khác nhau, tùy theo số học sinh muốn có là 3/4/5 Học sinh trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà
  3. - Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích. - Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc. 2.4.Kĩ thuật "khăn trài bàn" - Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ tù 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy AO đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. - Chia giấy AO thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tùy theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người). Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó mà giáo viên yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn" trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn" 2.5.Kĩ thuật "phòng tranh" Kĩ thuât này có thể sử dụng cho hoat động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. - Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm. - Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. - Học sinh cả lóp đi xem “triển lãmr Và có ý kiến binh luận hoặc bổ sung. - Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu 2.6.Kĩ thuật "công đoạn" - Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau, ví dụ: nhóm 1 - thảo luận câu A, nhóm 2 – thảo luận câu B, nhóm 3 - thảo luận câu c, nhóm + thảo luận câu D. - Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy AO xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, nhóm 4 chuyển cho nhóm 1. - Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý. - Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lai được tờ giấy AO của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảoo luận của nhóm. Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học. 2.7.Kĩ thuật "các mành ghép" - Học sinh được phân thành các nhóm, sau đó giáo viên phân công cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2 - thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4 - thảo luận vấn đề D. - Học sinh thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. - Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia" về vấn đề A, B, c, D và mỗi “chuyên gia" về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. 2.8.Kĩ thuật "động não" - Động não là kĩ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra cơn lổc các ý tưởng). - Động não thường được:
  4. gia" về một chủ đề nhất định. - Các"chuyên gia" nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân công. - Nhóm"chuyên gia" lên ngồi phía trên lớp học. - Một em trưởng nhóm"chuyên gia" (hoặc giáo viên) sẽ đièu khiển buổi “tư vấn", mời các bạn học sinh trong lớp đặt câu hỏi rồi mời"chuyên gia" giải đáp, trả lời. 2.13.Kĩ thuật "tược đõ tư duy" Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/nhóm về một chủ đề. - Viết tên chủ đề /ý tưởng chính ờ trung tâm. - Từ chủ đề/ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. - Tiếp tục như vậy ờ các tầng phụ tiếp theo. 2.14.Kĩ thuật "hoàn tãt một nhiệm vụ" - Giáo viên đưa ra một câu chuyện, một vấn đề, một bức tranh, một thông điệp, mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu học sinh hoàn tất nốt phần còn lại. - Học sinh/nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. - Học sinh/nhóm học sinh trình bày sản phẩm. - Giáo viên hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá. - Lưu ý: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cẩn thận và cụ thể để các em hiểu được nhiệm vụ của mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những tài lệu đã học hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên. 2.15.Kĩ thuật "viết tích cực" - Trong quá trình thuyết trình, giáo viên đặt câu hỏi và dành thời gian cho học sinh tự do viết câu trả lời. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định. - Giáo viên yêu cầu một vài học sinh chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp. - Kĩ thuật này cũng có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để phản hồi cho giáo viên về việc nắm kiến thức của học sinh và những cho các em còn hiểu sai. 2.16.Kĩ thuật "đọc hợp tác" (còn gọi là "đọc tích cực") Kĩ thuật này nhằm giúp học sinh tăng cường khả năng tự học và giúp giáo viên tiết kiệm thời gian đối với những bài đọc/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đổi với học sinh. Cách tiến hành như sau: - Giáo viên yéu cầu định hướng học sinh đọc bài/phần đọc. - Học sinh làm việc cá nhân: + Đoán trước khi đọc: Đề làm việc này, học sinh cần đọc lướt qua bài/phần đọc để tìm ra những gợi ý tù hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng. + Đọc và đoán nội dung: học sinh đọc bài/phần đọc và biết liên tưởng tới những gì mình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìm ra. + Tìm ý chính: học sinh tìm ra ý chính của bài/phần đọc qua việc tập trung vào các ý quan trọng theo cách hiểu của mình. + Tóm tắt ý chính. - Học sinh chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhòm 2, hoặc 4 và giãi thích cho nhau thắc mắc (nếu có), thong nhất vỏi nhau ý chính của bài/phần đọc.