Bài giảng Kỹ thuật nhảy xa - Nguyễn Hồng Hường
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Lịch sử phát triển nội dung nhảy xa
- Tại Đại hội Olympic Hy lạp cổ đại lần thứ XVIII trước công nguyên trong nội dung của 5 môn phối hợp có nội dung nhảy.
Khi đó VĐV phải nhảy 5 bước liên tục với 2 tay cầm vật nặng. Người ta cho rằng đó là nguồn gốc của môn nhảy xa ngày nay.
- Nhảy xa là một trong những nội dung thi đấu chính tại Đại hội và được tổ chức lần đầu từ năm 1851.
Kỷ lục Olympic đầu tiên của Nhảy xa được ghi nhận là VĐV Pauel người Anh với thành tích 5,30m vào năm 1860 bằng Kỹ thuật nhảy xa “kiểu ngồi”.
II. Ý nghĩa tác dụng khi tập luyện nhảy xa
- Giúp cho con người phát triển sức khỏe và các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo mà đặt biệt là sức bật, một yếu tố rất cần thiết cho các môn thể thao khác.
- Tập luyện Nhảy xa giúp cho con người rèn luyện ý chí bền bỉ, sắt đá và lòng dũng cảm không sợ khó khăn nguy hiểm, luôn tự tin vào chính bản thân mình
III. Đặc điểm kỹ thuật nhảy xa
IV. Nguyên lý kỹ thuật nhảy xa
V. Phân tích kỹ thuật nhảy xa
VI. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa
VII. Bài tập bổ trợ
File đính kèm:
bai_giang_ky_thuat_nhay_xa_nguyen_hong_huong.pptx
Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật nhảy xa - Nguyễn Hồng Hường
- Hình ảnh các kiểu nhảy xa
- I . LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG NHẢY XA - Tại Đại hội Olympic Hy lạp cổ đại lần thứ XVIII trước công nguyên trong nội dung của 5 môn phối hợp có nội dung nhảy. Khi đó VĐV phải nhảy 5 bước liên tục với 2 tay cầm vật nặng. Người ta cho rằng đó là nguồn gốc của môn nhảy xa ngày nay.
- Bảng 1: Một số thành tích tiêu biểu của VĐV nhảy xa thế giới và Việt Nam
- Kỷ lục nhảy xa - Kỷ lục nhảy xa của Nam thế giới hiện nay là 8,95m của VĐV M.Powell (Mỹ) năm 1991. - Kỷ lục Nhảy xa của Nữ Thế giới hiện nay là : 7,52m của VĐV G.Tritstriakôva (Nga) năm 1988. - Kỷ lục Nhảy xa Nam của Việt Nam hiện nay là: 7,70m của VĐV Nguyễn Ngọc Quân (Hải Phòng) năm 1997 - Kỷ lục Nhảy xa Nữ của Việt Nam hiện nay là: 6,57m của VĐV Phan Thị Thu Lan (Khánh Hòa) năm 2001
- III . ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG NHẢY XA 1. Nhảy xa là một nội dung thi đấu của môn Điền kinh bắt đầu bằng động tác chạy đà phối hợp với động tác giậm nhảy để làm thay đổi quỹ đạo của trọng tâm cơ thể vượt qua trướng ngại vật nằm ngang. 2. Trong hoạt động Nhảy xa đòi hỏi VĐV phải gắng sức tối đa , đồng thời còn phải có tính linh hoạt và phối hợp rất cao trong một thời gian ngắn . Vì vậy hoạt động của Nhảy xa còn được gọi là hoạt động sức mạnh tốc độ.
- IV. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT NHẢY XA - Diễn biến tốc độ chạy đà trong nhảy xa
- - Đường di chuyển của tổng trọng tâm khi giậm nhảy (cm)
- Kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”
- V. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NHẢY XA 1. Chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy 2. Giậm nhảy 3. Bay trên không 4. Rơi xuống đất
- - Các cách chuẩn bị chạy đà trong kỹ thuật Nhảy xa : + Đứng tại chỗ + Đi bộ vài bước Thông thường là VĐV đứng tại chỗ, một chân đặt vào vạch giới hạn của cự ly đà, chân kia để phía sau, hoặc bắt đầu chạy đà bằng vài bước đi bộ hay chạy nhẹ nhàng rồi tăng tốc độ.
- * Hai phương án chạy đà thường được dùng là: - Tăng tốc độ đều trên toàn đà và đạt tốc độ tối đa ở các bước cuối cùng (cách này phù hợp với người mới tập nhảy). - Cố gắng chạy nhanh ngay từ đầu, duy trì tốc độ cao trên cự ly và vẫn cố gắng tăng tốc độ ở cuối cự ly.
- Kỹ thuật giậm nhảy bước bộ
- 3. GIAI ĐOẠN BAY TRÊN KHÔNG Là giai đoạn chân giậm rời khỏi mặt đất đến khi 2 chân chạm cát. - Sau khi rời đất, trọng tâm cơ thể bay theo đường vòng cung. Toàn bộ các động tác của VĐV trong lúc bay là nhằm giữ thăng bằng và tạo điều kiện thuận lợi để rơi xuống hố cát có hiệu nhất.
- Hình ảnh bay trên không kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”
- 4. GIAI ĐOẠN RƠI XUỐNG ĐẤT Động tác rơi xuống hố cát với mục đích để tăng thành tích và đảm bảo độ an toàn.
- VII . BÀI TẬP BỔ TRỢ
- Bài tập 2. Chạy 1-3 bước thực hiện kỹ thuật giậm nhảy bước bộ liên tục trên đường chạy