Báo cáo Phương pháp dạy học lý thuyết kết hợp thực hành môn Tin học ở học sinh THCS

Thực trạng công tác dạy và học.

a. Ưu điểm

- Được nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất.( máy tính xách tay, máy tính để bàn,máy chiếu….)

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học.  Ban giám hiệu nhà trường luôn tham gia góp ý vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm phối hợp với giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.

- Giáo viên được đào tạo theo đúng chuyên ngành ( Công Nghệ thông tin ) và được phân công dạy với tổng số tiết phù hợp với quy định của ngành.

- Phần lớn học sinh chịu khó học tập, ngoan, ý thức, biết nghe lời thầy cô và thương yêu, chia sẻ công việc học tập với các bạn.

b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

          - Nhiều học sinh còn chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của bộ môn Tin học, chưa thấy hết được hiệu quả mà môn Tin học đem lại cho bản thân.

          - Số máy tính hiện có là chưa đủ 1 em/ máy nên trong quá trình thực hành đòi hỏi các em phải chia sẻ thời gian sử dụng làm cho thời lượng thực hành thực tế trên máy bị ít đi dẫn đến kĩ năng sử dụng máy tính cũng kém hơn.

          - Học sinh chủ yếu là con nông dân làm nông nghiệp và công nhân tại các nhà máy, khu công nghiệp nên chưa có đủ điều kiện thời gian và kinh tế để chăm sóc chu đáo đến các con.

         -   Máy tính ở nhà của các em hầu như là không có dẫn đến không thể làm bài thực hành hay rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính hoặc tìm kiếm thông tin bổ sung cho môn học điều này là một hạn chế lớn nhất dẫn đến các em thiếu kĩ năng sử dụng máy tính dẫn đến ngại thực hành và làm bài tập.

ppt 19 trang minhvi99 10/03/2023 8481
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Phương pháp dạy học lý thuyết kết hợp thực hành môn Tin học ở học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbao_cao_phuong_phap_day_hoc_ly_thuyet_ket_hop_thuc_hanh_mon.ppt

Nội dung text: Báo cáo Phương pháp dạy học lý thuyết kết hợp thực hành môn Tin học ở học sinh THCS

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN PHONG TRƯỜNG THCS ĐÔNG TIẾN THỰC HIỆN: Nguyễn Quốc Hùng
  2. Chính vị thế và tầm quan trọng như vậy nên chính phủ Việt Nam đã đầu tư rất lớn cho khoa học công nghệ. Chính phủ cũng đã xây dựng và hoàn thiện từng bước “Chính phủ điện tử” nhằm mục đích chỉ đạo và lắng nghe ý kiến từ nhân dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để phục vụ tốt cuộc cách mạng công nghiệp thì cần phải xây dựng được đội ngũ giỏi về công nghệ đó chính là lí do để quan tâm đào tạo học sinh từ khi vào tiểu học. Môn Tin học ở cấp học THCS có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và giúp các em nhận biết rõ về tầm quan trọng của môn Tin học để sau này phục vụ công việc trong xã hội hiện đại được tốt hơn đồng thời phục vụ cho chính bản thân các em và xã hội.
  3. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy và học. a. Ưu điểm - Được nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất.( máy tính xách tay, máy tính để bàn,máy chiếu .) - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ban giám hiệu nhà trường luôn tham gia góp ý vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm phối hợp với giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. - Giáo viên được đào tạo theo đúng chuyên ngành ( Công Nghệ thông tin ) và được phân công dạy với tổng số tiết phù hợp với quy định của ngành. - Phần lớn học sinh chịu khó học tập, ngoan, ý thức, biết nghe lời thầy cô và thương yêu, chia sẻ công việc học tập với các bạn.
  4. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học. - Từ thực trạng trên, yêu cầu đặt ra cho các giáo viên giảng dạy môn Tin học là bằng nghiệp vụ sư phạm giúp học sinh hình thành hứng thú học tập thông qua cách tổ chức, thảo luận, hướng dẫn các nhóm trao đổi, tranh luận . - Xác định mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học, từ đó làm cơ sở cho việc soạn bài, giảng bài đạt mục tiêu đề ra. Việc xác định rõ về soạn giảng theo mục tiêu của bài học chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả thiết thực trong từng bài học. - Sắp xếp thời khóa biểu 2 tiết liền nhau để tổng thời gian được tiếp nhận kiến thức nhiều hơn, khi dạy thì lựa chọn phương án ( Lý thuyết kết hợp với thực hành ), thực hành cá nhân kết hợp với thực hành nhóm từ đó giáo viên chuẩn bị kĩ và thao tác tác chuẩn để tạo niềm tin trong mỗi em học sinh. Đặc biệt với phương pháp dạy học lý thuyết kết hợp với thực hành sẽ giúp các em hiểu bài ngay tại trên lớp và điều đó sẽ tạo hứng thú học tập hơn.
  5. *Cách thực hiện - Giáo viên cung cấp kiến thức lý thuyết. ( một lượng kiến thức vừa đủ ) - Học sinh ghi vở . - Giáo viên thao tác mẫu, nêu quy trình thực hành, yêu cầu học sinh nắm vững các bước thực hành trên máy tính, giáo viên giới thiệu sản phẩm hoàn chỉnh để học sinh có định hướng khi thực hành ( lưu ý các lỗi thường gặp phải khi thực hiện quy trình kĩ thuật ). - Học sinh thực hành.( Yêu cầu học sinh làm thực hành trong khoảng thời gian quy định. - Giáo viên quan sát các nhóm để kịp thời trợ giúp, uốn nắn kịp thời các thao tác sai của học sinh. Giáo viên phải bao quát lớp nắm vững được năng lực của từng học sinh. Đối với học sinh trung bình và học sinh yếu , thiếu kiên nhẫn thì động viên và tạo niềm tin trong học tập giúp các em hoàn thành sản phẩm ở mức đạt yêu cầu. Đối với học sinh khá, giỏi thì yêu cầu làm đúng kĩ thuật, phải nhanh, phải đẹp mắt - Gần cuối giờ mỗi nhóm giáo viên chỉ định một học sinh bất kì thực hiện lại các nội dung của bài. - Giáo viên nhận xét từng nhóm (theo hướng động viên). Tuyên dương học sinh làm tốt và củng cố lại nội dung bài.
  6. 4. Kết luận - Môn Tin học là môn học tự chọn nhưng kiến thức của nó đem lại sự hiểu biết rất lớn cho bản thân mỗi học sinh và tất cả mọi người. Ngày nay công nghệ nói chung và Tin học nói riêng là một phần không thể thiếu nếu muốn thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chính vì ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất. - Trong quá trình dạy học theo phương pháp “lý thuyết kết hợp với thực hành” , tôi nhận thấy các em hiểu bài hơn, thực hành làm bài tập tốt hơn, hứng thú học môn Tin học hơn, kết quả bộ môn được nâng cao (cụ thể bảng điểm kiểm tra cao hơn rất nhiều).
  7. PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Qua thời gian áp dụng phương pháp tôi nhận thấy hiệu quả từ việc dạy học “lý thuyết kết hợp với thực hành” tôi nhận thấy học sinh tích cực học tập hơn, thao tác trên máy thuần thục hơn, kết quả học tập tốt hơn (điểm cao hơn), yêu thích môn Tin học hơn.
  8. Kết quả kiểm tra học kì II khối 7 năm học 2019-2020 (Sau khi áp dụng biện pháp dạy học lí thuyết kết hợp với thực hành) Kết quả kiểm tra TT Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình SL % SL % SL % 1 7A 43 29 67.4 13 30.2 1 2.3 2 7B 41 24 58.5 13 31.7 4 9.8 3 7C 40 15 37.5 19 47.5 7 17.5 Tổng Số: 124 68 54.84 45 36.3 12 9.7
  9. PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực.