Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy (Có đáp án)

PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước đáp án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau đây vào bài làm.

Câu 1: Các thành ngữ: “Nửa úp nửa mở”, “Nói nước đôi” liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng.

C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.

Câu 2: Trong các cụm từ sau, cụm từ nào không phải là điển tích điển cố?

A. Núi Vọng Phu. B. Cỏ Ngu mĩ.

C. Lòng chim dạ cá. D. Ngọc Mị Nương.

Câu 3: Từ nào là từ ghép trong các từ sau?

A. Bát ngát. B. Thấp thoáng. C. Lao xao. D. Bọt bèo.

doc 20 trang Mịch Hương 11/01/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_khoi_thcs_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy (Có đáp án)

  1. A. Cặm cụi. B. Mơn man. C. Lảnh lót. D. Chao đảo. PHẦN II : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị. Đương học về kinh tế, thấy chán những con số? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả. (Trích Tự học – một nhu cầu thời đại – Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2003) Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung của văn bản? (0,5 điểm) Câu 2: Trong văn bản trên, tác giả đã nêu quan niệm như thế nào về việc tự học? (0,5 điểm). Câu 3: Phát hiện và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian”. (1,0 điểm). Câu 4: Em hãy nêu ít nhất 2 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (1,0 điểm) PHẦN III: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm) Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động với một người thân sau một thời gian xa cách. -HẾT- Họ và tên học sinh: Số báo danh: Họ, tên, chữ ký của giám thị:
  2. - Tác dụng của việc tự học: + Tự học giúp chúng ta có thêm nhiều tri thức phong phú, mới mẻ. + Tự học giúp ghi nhớ tốt hơn, kiến thức trở nên sâu sắc hơn. Câu 4: Em hãy nêu ít + Tự học giúp trí não linh hoạt hơn, nâng cao nhất 2 tác dụng của việc khả năng nhận thức của mỗi người. tự học theo quan điểm 1,0đ. + Tự học có thể giúp tạo ra những ý tưởng lớn, riêng của mình. Trả lời sáng tạo. trong khoảng 5-7 dòng. + Tự học giúp rèn luyện nhân cách của mỗi con (1,0 điểm) người: rèn cho con người bản lĩnh, ý chí, sự độc lập, chăm chỉ, lòng quyết tâm, sự tự trọng và trung thực trong cuộc sống v v * Lưu ý: - Học sinh trả lời đúng hai ý trở lên thì cho điểm tối đa. - Có thể diễn đạt linh hoạt, sáng tạo. - Có thể đề xuất các ý khác chính xác ngoài đáp án vẫn cho điểm tối đa. Câu 2: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm) Câu Yêu cầu Điểm *Yêu cầu chung: (0,5đ) 0.5đ. - Bố cục hoàn chỉnh: có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học. Hãy kể lại cuộc gặp *Yêu cầu cụ thể: (4,5đ) gỡ đầy cảm động với I. Mở bài: (0,25 điểm) một người thân sau một - Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu 0,25đ. thời gian xa cách. (5,0 chuyện. điểm). II. Thân bài: (4,0 điểm). *Yêu cầu học sinh trình bày được các ý sau: - Hồi tưởng lại những kỉ niệm gắn bó với người thân. - Kể lại quãng thời gian xa cách và hoàn cảnh phải xa cách người thân. Trong thời gian đó em sống trong tâm trạng như thế nào?( mong đợi, nhớ nhung ) - Thời điểm nào em được gặp lại người thân? Khi 4,0đ. gặp lại em thấy dáng vẻ, khuôn mặt, lời nói, tính
  3. PHÒNG GD & ĐT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 GIAO THỦY MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề kiểm tra này có 02 trang PHẦN I : TIẾNG VIỆT ( 2.0 điểm ) Hãy viết chữ cái đứng trước đáp án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau đây vào bài làm. Câu 1: Các câu văn “Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.” (Khánh Hoài) có sử dụng mấy từ láy? A. Hai từ. B. Ba từ. C. Bốn từ. D. Năm từ. Câu 2: Từ láy toàn bộ trong những từ sau là: A. thấp thỏm. B. lênh khênh. C. lao xao. D. đo đỏ Câu 3: Từ ghép nào sau đây là từ ghép chính phụ? A. Ông bà. B. Nhà cửa. C. Sách vở. D. Bút bi. Câu 4: Quan hệ từ trong câu “Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều.” (Khánh Hoài) là: A. cũng. B. của. C. chẳng. D. có. Câu 5: Yếu tố “hoa” trong từ nào sau đây có nghĩa là đẹp? A. Hoa mĩ. B. Hoa quả. C. Hương hoa. D. Hoa tay Câu 6: Đại từ trỏ người trong ví dụ sau “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà/Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”là: A. đã B. bấy lâu. C. bác. D. trẻ. Câu 7: "Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác." Xác định lỗi quan hệ từ trong câu trên? A. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. B. Thiếu quan hệ từ. C. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. D. Thừa quan hệ từ Câu 8: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Sơn thủy B. Giang sơn C. Quốc kì D. Thiên địa PHẦN II : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm): Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?
  4. PHÒNG GD & ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I GIAO THỦY NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN 7. I . PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm) Học sinh trả lời đúng mỗi câu cho 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp A D D B A C B C án II. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1: Đặt một nhan đề - Có thể đặt các nhan đề sau đây: + Bệnh vô cảm. phù hợp cho phần trích 0,5đ trên? (0,5 điểm). + Vô cảm. + Tác hại của bệnh vô cảm .v.v. - “Triệu chứng” của bệnh vô cảm là: Câu 2: Theo tác giả, + Không còn biết yêu thương và cũng không 0,25đ những “triệu chứng” của căm ghét. căn bệnh vô cảm là gì? + Không cảm nhận được hạnh phúc và cũng 0,25đ (0,75 điểm). không động lòng trước đau khổ. + Không có khát vọng sống ý nghĩa. 0,25đ - Biểu hiện của căn bệnh vô cảm của học sinh: + Thờ ơ với mọi việc xảy ra xung quanh. Câu 3: Em hãy kể ra + Không chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn bè. một vài biểu hiện của căn + Không quan tâm giúp đỡ bạn có hoàn cảnh bệnh vô cảm của học sinh khó khăn. 0,75đ trong nhà trường? (0,75 + Bàng quan trước moi hoạt động của lớp, điểm). không tham gia hoặc tham gia chiếu lệ v v * Lưu ý: Học sinh kể từ ba biểu hiện trở lên thì cho điểm tối đa. - Những việc làm của bản thân: + Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, nhân Câu 4: Em cần làm gì để cách qua các bài học hàng ngày . tránh mắc căn bệnh vô + Đặc biệt chú trọng học tập nghiêm túc bộ cảm đáng sợ này? Hãy môn giáo dục công dân 1,0đ. chia sẻ trong 3 đến 5 câu + Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người văn? (1,0 điểm). xung quanh . + Chia sẻ với bạn bè những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập + Không trêu đùa, kì thị với những người
  5. *Lưu ý chung: - Phần hướng dẫn chấm chỉ là những ý khái quát, khi làm học sinh có thể trình bày theo các ý như hướng dẫn chấm hoặc có thể trình bày cách khác, nếu đủ ý cơ bản vẫn cho điểm tối đa. - Trong quá trình chấm bài cần quan tâm đến kĩ năng trình bày, diễn đạt, tính sáng tạo của học sinh. - Sau khi chấm điểm toàn bài mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, chính tả trừ 0,25 điểm. Nếu mắc từ 11 lỗi trở lên trừ 0,5 điểm. - Điểm toàn bài lẻ đến 0.25 điểm, không làm tròn. HẾT
  6. PHẦN II : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: “Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem đội tuyển Việt Nam thi đấu bóng đá. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sàng bước vào trận đấu. Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi: “Khi nào nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca.” ( Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo thanh niên số ngày 8/6/2015) Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?(0,5 điểm). Câu 2: Cảm xúc của tác giả khi hát quốc ca Việt Nam được thể hiện qua những từ ngữ nào? (1,0 điểm) Câu 3: Trình bày về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay?(1,5điểm ) PHẦN III : TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Em hãy kể lại truyện “Em bé thông minh” bằng lời văn của em. Hết Họ và tên học sinh: Số báo danh: . Họ, tên, chữ ký của giám thị:
  7. - Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học. *Yêu cầu cụ thể: (4,5đ) 1. Mở bài: 0,25 điểm - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra truyện: Nhà vua tìm 0,25đ. người tài giỏi. 2. Thân bài: 4,0 điểm Em hãy kể lại truyện “Em bé thông minh” - Cần đảm bảo các sự việc chính: em bé thông bằng lời văn của em. minh đã vượt qua 4 lần thử thách 4,0đ. + Với những câu đố của quan. + Câu đố của vua đối với dân làng. + Câu đố của vua ra cho chính bản thân em. + Câu đố của sứ thần nước ngoài. 3. Kết bài: 0,25 điểm 0,25đ. - Kể kết thúc truyện: Em bé được phong làm trạng nguyên và được ở dinh thự ngay cạnh hoàng cung. * Lưu ý: - Từ việc đọc và hiểu văn bản học sinh phải biết xác định nhân vật, sự việc chính để kể lại câu chuyện. - Học sinh không được kể nguyên văn câu chuyện mà phải kể bằng ngôn ngữ kể của bản thân mình). *Lưu ý chung : - Nếu học sinh không kể bằng lời văn của mình thì tối đa cho nửa số điểm. - Bài làm sai quá 10 lỗi diễn đạt và chính tả trừ 0,5 điểm. - Giáo viên cân nhắc toàn bài để đánh giá cho điểm, không đếm ý máy móc. - Điển toàn bài là tổng điểm của các câu, không làm tròn. -HẾT-