Tài liệu tập huấn Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học của mỗi quốc gia. Sự phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học được mô tả bởi chu trình STEM (Hình 1), trong đó Science là quy trình sáng tạo ra kiến thức khoa học; Engineering là quy trình sử dụng kiến thức khoa học để thiết kế công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề; Toán là công cụ được sử dụng để thu nhận kết quả và chia sẻ kết quả đó với những người khác.
docx 340 trang minhvi99 10/03/2023 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_tap_huan_xay_dung_va_thuc_hien_cac_chu_de_giao_duc.docx

Nội dung text: Tài liệu tập huấn Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục

  1. – Nêu được các quá trình phân giải protein, đường saccarozo và ứng dụng của chúng. b. Kĩ năng: – Đọc, thu thập thông tin từ tài liệu. – Tiến hành, mô tả được hiện tượng của thí nghiệm sự lên men etylic. – Lập kế hoạch, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình lên men lactic (làm sữa chua), ghi chép, đánh giá và đề xuất quy trình làm sữa chua theo các tiêu chí cần đạt của sản phẩm. – Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. – Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình, lắng nghe, nhận xét và phản biện được ý kiến của người khác. – Tự đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và các nhóm theo các tiêu chí GV đưa ra. c. Phát triển phẩm chất: – Nghiêm túc, chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, thảo luận nhóm xây dựng sản phẩm chung của cả nhóm. – Yêu thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao; – Hòa đồng, giúp đỡ bạn. – Tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi tiến hành thực nghiệm. d. Định hướng phát triển năng lực: Định hướng phát triển một số năng lực: khoa học tự nhiên, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 4. Thiết bị – Dụng cụ hóa chất tiến hành thí nghiệm lên men etylic: ống nghiệm, giá ống nghiệm, dung dịch đường glucozo 10%, nước cất, men etylic. – Nguyên liệu và dụng cụ làm sữa chua: • Nguyên liệu: 326
  2. – Kết quả thí nghiệm lên men etylic. – Các câu hỏi về quá trình lên men. – Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm (nghiên cứ kiến thức nền, thảo luận phương án nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và phân tích, thảo luận đưa ra quy trình làm sữa chua của nhóm), gồm: nhiệm vụ của các cá nhân, thời gian và nội dung thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ tự học kiến thức nền và đề xuất quy trình. D. Cách thức tổ chức hoạt động: GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến các quá trình lên men như: rượu vang, nếp cẩm, giấm ăn, sữa chua, dưa muối; hỏi HS về điểm chung của các loại đồ ăn, uống trên. (HS cần chỉ ra được chúng đều được tạo ra bằng quá trình lên men, nếu HS không trả lời được GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi như: các đồ ăn, thức uống được làm từ nguyên liệu gì và bằng cách nào?) GV đặt vấn đề bằng câu hỏi: lên men là gì? Và tổ chức cho HS làm thí nghiệm lên men etylic theo nhóm để tìm hiểu về sự lên men: GV phát phiếu học tập số 1 có hướng dẫn thí nghiệm và quan sát, báo cáo kết quả. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhiệm vụ 1: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn và hình vẽ sau: Cho vào ống nghiệm 2, 3 mỗi ống 1 bánh nấm men thuần khiết. Đổ vào ống nghiệm 1, 2 mỗi ống 10ml dung dịch đường hoặc nước như hình vẽ (ống nghiệm khoảng 15cm). Để các ống nghiệm ở nhiệt độ 30– 32oC. Quan sát hiện tượng ở 3 ống nghiệm và điền dấu (+) nếu có hiện tượng hoặc dấu (–) nếu không có hiện tượng vào bảng dưới đây: Nhận xét Có bọt khí Có mùi rượu Có mùi đường Có mùi men Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 328
  3. + Sản phẩm cần thực hiện: Quy trình mô tả các bước làm sữa chua và thành phẩm theo quy trình đó. + Tiêu chí đánh giá sản phẩm STT Tiêu chí Điểm tối đa Quy trình 1 Nêu được đủ các bước thực hiện quy trình làm sữa chua 10 2 Mô tả rõ hành động/thao tác thực hiện ở các bước 20 3 Mô tả rõ loại nguyên liệu, tỉ lệ các nguyên liệu 20 Sản phẩm sữa chua 4 Sữa mịn, đặc sệt (không bị tách nước, không bị nhớt) (không sử 15 dụng chất tạo đông và chất bảo quản) 5 Độ chua vừa phải 15 6 Có màu trắng sữa hoặc màu của phụ liệu đặc trưng 10 7 Có mùi thơm của sữa chua 10 Tổng 100 Cho HS trao đổi, đặt câu hỏi làm rõ các tiêu chí. GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện và sản phẩm cần đạt của hoạt động 2: + Nhiệm vụ: • Tự học kiến thức về sự chuyển hóa chất và năng lượng ở vi sinh vật (bài 22, 23 Sinh học 10). • Tìm hiểu quy trình làm sữa chua. • Tham khảo điều kiện (tỉ lệ các nguyên liệu, nhiệt độ, lượng men) thực hiện làm sữa chua, kết hợp phân tích lí thuyết về quá trình lên men để tiến hành một số thí nghiệm thay đổi các điệu kiện đó, chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố men, nhiệt độ và nồng độ đến sự lên men sữa chua. • Đề xuất điều kiện tốt nhất cho quy trình làm sữa chua. + Sản phẩm cần đạt trong buổi học tiếp theo: Cá nhân: bản ghi chép nội dung kiến thức (phiếu học tập số 2 trong hoạt động 2) Nhóm: 330
  4. – Nhóm: hoàn thành nhật kí làm việc và bản vẽ sơ đồ mô tả quy trình làm sữa chua theo các bước. Trong mỗi bước mô tả chi tiết thao tác, nguyên liệu, tỉ lệ và điều kiện thực hiện, bài trình bày trước lớp. D. Cách thức tổ chức hoạt động: – Hướng dẫn HS tự học kiến thức nền theo Phiếu học tập số 2. Đây là nhiệm vụ ca nhân cần tự học trước khi làm việc nhóm lên phương án, thực hiện thí nghiệm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Hướng dẫn tự học kiến thức nền và tìm hiểu quy trình làm sữa chua) Nhiệm vụ 1: Đọc nội dung bài 22, 23 (phần II) và trả lời các câu hỏi sau: 1) Nêu các đặc điểm của vi sinh vật. 2) Nêu các loại vi sinh vật đựa phân loại theo môi trường và kiểu dinh dưỡng. 3) So sánh sự giống và khác nhau giữa vi sinh vật hóa dị dưỡng và vi sinh vật quang tự dưỡng về nguồn cacbon và nguồn năng lượng. 4) Dựa vào yếu tố nào có thể phân biệt quá trình hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khi và lên men? 5) Nhờ vi sinh vật, protein và cacbohidrat được phân giải cho sản phẩm là gì? 6) Kể tên các ứng dụng trong thực tiễn của các quá trình: – Phân giải protein – Lên men etilic phân giải cacbohidrat – Lên men lacic phân giải cacbohidrat Nhiệm vụ 2: Đọc quy trình làm sữa chua trong mục II bài 24 Sinh học 10 và tìm hiểu quy trình, chú ý làm sữa chua từ sữa đặc được đặc mịn, thơm trên mạng internet, chỉ ra được – Các bước làm sữa chua. – Các nguyên liệu và tỉ lệ. – Nhiệt độ và thời gian ủ. – Quá trình nào đã xảy ra khi ủ sữa làm sữa chua? Tại sao sữa chua lại đông mịn được? – Sau khi làm thành sữa chua tại sao cần bảo quản trong tủ lạnh? – Hướng dẫn HS làm việc nhóm lên phương án và tiến hành thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình làm sữa chua. 332
  5. Thời gian ủ Sau khi đề xuất phương án nên phân công mỗi thành viên trong nhóm thực hiện các phương án ứng với 1 yếu tố nghiên cứu, mỗi yếu tố nghiên cứu có thể có 1–2 HS thực hiện. Nhiệm vụ 3. Thảo luận nhóm đánh giá kết quả thử nghiệm các phương án, giải thích và chọn phương án tốt để làm sữa chua. Vẽ sơ đồ quy trình có các chú giải chi tiết cho từng bước, chuẩn bị báo cáo trước lớp trong 3 phút và gải thích được lí do lựa chọn các điều kiện mô tả trong quy trình. Chú ý: Quá trình thảo luận cần được ghi chép lại trong nhật kí làm việc nhóm. Mẫu nhật kí ở cuối bài. Tiêu chí đánh giá bản vẽ sơ đồ và bài trình bày: STT Tiêu chí Điểm tối đa Bản vẽ quy trình 1 Nêu được đủ các bước thực hiện quy trình làm sữa chua 10 2 Mô tả rõ hành động/thao tác thực hiện ở các bước 20 3 Mô tả rõ loại nguyên liệu, tỉ lệ các nguyên liệu 20 Trình bày 4 Nêu được đầy đủ các bước của quy trình to, rõ ràng 10 5 Đúng thời gian cho phép (3-5 phút) 5 6 Nêu được các phương án đã thực hiện thí nghiệm và kết quả thí 10 nghiệm 7 Giải thích lí do quyết định chọn điều kiện cho từng yếu tố nghiên 15 cứu trong đề xuất 8 Trả lời đúng được ít nhất 1 câu hỏi phản biện của GV và các bạn 10 Tổng 100 334
  6. + Nhiệt độ ủ sữa tăng cao quá hoặc hạ thấp quá ảnh hưởng như thế nào đến sự tạo thành sữa chua? Tại sao? + Tăng tỉ lệ nước có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm? tại sao? + Vi sinh vật lên men sữa chua thuộc loại nào? + Sau khi làm thành sữa chua tại sao cần bảo quản trong tủ lạnh? – Hướng dẫn nhiệm vụ và yêu cầu tiếp theo: Các nhóm về nhà thực hiện làm sữa chua theo quy trình đã đề xuất, có quay video mô tả cách làm và tiến trình (video ngắn gọn trong khoảng 3 phút). Lưu ý lập kế hoạch thực hiện sớm, nếu sản phẩm không đạt như tiêu chí ban đầu cần phân tích tìm nguyên nhân và thay đổi phương án để làm lại sao cho đạt được sản phẩm theo tiêu chí đặt ra. (GV nhắc lại tiêu chí về sản phẩm sữa chua) Ghi lại vấn đề thất bại gặp phải và cách giải quyết khi thực hiện thử nghiệm quy trình. Cần có sản phẩm sữa chua mang trình bày trong buổi học sau. – Bài trình bày trong buổi học sau gồm: Mô tả sản phẩm sữa chua và quy trình, điều kiện tạo ra sản phẩm đó. Chia sẻ những khó khăn, thất bại trong quá trình làm, các giải quyết. Thời gian trình bày cho mỗi nhóm 5 phút. – HS thảo luận phân công công việc thực hiện quy trình làm sữa chua và báo cáo. Hoạt động 4: THỰC HIỆN QUY TRÌNH LÀM SỮA CHUA (ở nhà) A. Mục đích: – Học sinh dựa vào quy trình làm sữa chua đề xuất để thử nghiệm, giải quyết các vấn đề gặp phải (nếu có) để điều chỉnh quy trình. – Tạo ra được sản phẩm minh họa cho quy trình đề xuất. B. Nội dung: 336
  7. • Nội dung cần trình bày: mô tả sản phẩm, các bước, điều kiện cụ thể trong từng bước để làm ra sản phẩm đó, nhứng thay đổi so với đề xuất ban đầu, lí do. • Thời lượng báo cáo: 3–5 phút. • Các nhóm nghe, đánh giá sản phẩm. – Đại diện HS các nhóm báo cáo. (video các nhóm quay có thể đưa lên mạng để các nhóm và GV xem trước, trong buổi học GV có thể phân tích, nhận xét một số video). – Giáo viên tổ chức thảo luận các vấn đề các nhóm gặp phải trong quá trình thực hiện. – Tổng kết kiến thức về: đặc điểm của vi sinh vật, các loại vi sinh vật được phân loại theo môi trường và kiểu dinh dưỡng, phân biệt quá trình hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khi và lên men, sản phẩm phân giải protein và cacbohidrat nhờ vi sinh vật, các các ứng dụng trong thực tiễn của các quá trình: phân giải protein, lên men etilic phân giải cacbohidrat, lên men lacic phân giải cacbohidrat. – Tổng kết đánh giá điểm của các nhóm theo tiêu chí ban đầu (trình bày trong hoạt động 1). PHỤ LỤC I. Các loại nguyên liệu sử dụng Sữa đặc loại: Men là sữa chua: Yếu tố Đặc điểm sản phẩm Phương án Giải thích Người phụ nghiên (màu sắc, trạng thái, thực nghiệm kết quả trách cứu mùi, độ chua) Tỉ lệ sữa: nước Lượng men 338
  8. Tự đánh giá, phân tích và đề xuất cách khắc phục: STT Tiêu chí Đạt Nguyên nhân Đề xuất cách điểm dẫn đến chưa khắc phục đạt điểm tối đa 4 Sữa mịn, đặc sệt (không bị tách ./15 nước, không bị nhớt) (không sử dụng chất tạo đông và chất bảo quản) 5 Độ chua vừa phải ./15 6 Có màu trắng sữa hoặc màu của ./10 phụ liệu đặc trưng 7 Có mùi thơm của sữa chua ./10 2. Lần thử nghiệm 2: Các thay đổi so với lần 1 Mô tả sản phẩm Đánh giá sự thay đổi (có khắc phục dược vấn đề gặp ở lần 1 không? Có tạo ra vấn đề mới không?) Có thể tiếp tục phân tích các vấn đề gặp phải và đề xuất cách khác phục – thử nghiệm đến khi đạt được sản phẩm các tiêu chí ban đầu. 340