Tập huấn Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học qua mạng thông tin trực tuyến

Nội dung sinh hoạt chuyên môn

1. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung PPDH (theo nghiên cứu bài học).

2. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đánh giá học sinh.

3. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung tổ chức lớp học.

4. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung phụ huynh và cộng đồng tham gia vào giáo dục

5. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học, phát triển các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và các tài liệu khác.
 

pptx 58 trang minhvi99 04/03/2023 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học qua mạng thông tin trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxtap_huan_trien_khai_thuc_hien_cac_hoat_dong_chuyen_mon_trong.pptx

Nội dung text: Tập huấn Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học qua mạng thông tin trực tuyến

  1. 2. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đánh giá học sinh Bước 1 : Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị Cách quan sát, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá kết quả học tập của từng học sinh và từng nhóm học sinh qua mỗi hoạt động học; Các kĩ thuật đánh giá trên lớp; cách quan sát, nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của từng học sinh; Cách hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; Cách phối hợp với phụ huynh tham gia hoặc quan sát, đánh giá học sinh; Cách ghi nhật ký đánh giá thường xuyên về từng học sinh
  2. 2. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đánh giá học sinh Bước 1 : Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị + Cách hướng dẫn học sinh bình bầu khen thưởng vào cuối học kì, cuối năm học - Giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy hoặc chuẩn bị nội dung (về đánh giá định kì, khen thưởng, tổng hợp kết quả đánh giá ) sẽ trình bày tại chuyên đề (hoặc Hội thảo). - Phân công giáo viên, tổ chuyên môn hoặc nhà trường hỗ trợ giáo viên dạy minh họa hoặc chuẩn bị nội dung chuyên đề (hoặc Hội thảo).
  3. 2. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đánh giá học sinh Bước 2: Tổ chức triển khai sinh hoạt chuyên môn về đánh giá học sinh + Học sinh có biết cách tự đánh giá và đánh giá bạn hay không ? + Kết quả đánh giá của giáo viên và kết quả học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn như thế nào? + Giáo viên ghi nhận xét học sinh như thế nào? + Nên điều chỉnh hoạt động dạy học như thế nào sau giờ dạy? - Tổ chức trao đổi các nội dung khác về đánh giá học sinh như: cách đánh giá cho điểm và nhận xét của GV, hồ sơ đánh giá từng học sinh của giáo viên.
  4. 2. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đánh giá học sinh Bước 3 : Thảo luận chung Trên cơ sở đó, căn cứ vào thực tiễn của lớp, trường mình, các giáo viên khác cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, những khó khăn, vướng mắc và cùng tìm ra biện pháp tháo gỡ khó khăn. - Cuối buổi thảo luận, người chủ trì có thể tổng kết các vấn đề nổi bật qua thảo luận và gợi ý các vấn đề cần suy ngẫm về đánh giá học sinh nhằm giúp cho học sinh có thể học tập có hứng thú và có tiến bộ hơn. Những người tham dự có thể tự suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp dụng cho việc đánh giá học sinh ở lớp mình, trường mình.
  5. II. Nội dung và cách thức sinh hoạt chuyên môn 3. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung tổ chức lớp học SHCM về tổ chức lớp học có thể tổ chức dưới hình thức chuyên đề (đối với cấp tổ, cấp trường) hoặc tổ chức Hội thảo (đối với cấp cụm) thông qua quan sát hoạt động của Hội đồng tự quản và các công cụ thúc đẩy hoạt động của Hội đồng tự quản của một lớp học cụ thể. Bước 1 : Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị Bước 2 : Tổ chức tham quan Hội đồng tự quản, các công cụ phục vụ hội đồng tự quản của lớp học, giao lưu với học sinh Bước 3 : Thảo luận chung Bước 4 : Áp dụng
  6. 3. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung tổ chức lớp học Bước 1 : Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị Có thể lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch như sau : + Cách hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thành lập Hội đồng tự quản + Cách hướng dẫn, hỗ trợ Hội đồng tự quản hoạt động hiệu quả, phát huy tác dụng các công cụ để tổ chức hoạt động của Hội đồng tự quản học sinh
  7. 3. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung tổ chức lớp học Bước 2 : Tổ chức tham quan Hội đồng tự quản, các công cụ phục vụ hội đồng tự quản của lớp học, giao lưu với học sinh - Lớp được chọn để tham quan giới thiệu về tổ chức lớp học của lớp mình cho khách tham quan. - Các giáo viên tham quan không gian lớp học, giao lưu với học sinh, tìm hiểu về cách tổ chức Hội đồng tự quản, cách giáo viên rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết để có thể tự học và học nhóm theo mô hình trường học mới, cách sử dụng, phát huy các công cụ trong lớp học đối với hoạt động dạy học
  8. 3. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung tổ chức lớp học Bước 4 : Áp dụng Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được qua tham quan, giao lưu với học sinh, các giáo viên (đối với SHCM cấp tổ), các tổ chuyên môn (đối với SHCM cấp trường), các trường tiểu học (đối với SHCM cấp cụm) nêu rõ phương hướng áp dụng để đổi mới tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới vào lớp, trường mình.
  9. II. Nội dung và cách thức sinh hoạt chuyên môn 4. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung phụ huynh và cộng đồng tham gia vào giáo dục SHCM về nội dung đổi mới sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng vào giáo dục có thể tổ chức dưới hình thức chuyên đề (đối với cấp trường) hoặc tổ chức Hội thảo (đối với cấp cụm) thông qua các bước như sau : Bước 1 : Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị Bước 2 : Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về nội dung phụ huynh, cộng đồng tham gia vào giáo dục, giao lưu với phụ huynh, đại diện cộng đồng Bước 3 : Thảo luận chung Bước 4 : Áp dụng
  10. 4. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung phụ huynh và cộng đồng tham gia vào giáo dục Bước 1 : Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị - Có thể lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch SHCM như sau : + Cách tuyên truyền với phụ huynh và cộng đồng (PHCĐ) + Cách phối hợp với (PHCĐ) huy động trẻ đến trường. + Cách hướng dẫn PH vào lớp/tới trường để hỗ trợ con em học tập. + Cách phối hợp với (PHCĐ) tham gia xây dựng, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất và tổ chức không gian trong lớp học.
  11. 4. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung phụ huynh và cộng đồng tham gia vào giáo dục Bước 2 : Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về nội dung phụ huynh, cộng đồng tham gia vào giáo dục, giao lưu với phụ huynh, đại diện cộng đồng - Giáo viên, cán bộ quản lý được phân công thuyết minh nội dung đã chuẩn bị. - Các phụ huynh, đại điện cộng đồng chia sẻ về cách phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục,
  12. 4. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung phụ huynh và cộng đồng tham gia vào giáo dục Bước 4 : Áp dụng Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã học tập được qua trao đổi, chia sẻ, các giáo viên (đối với SHCM cấp trường), các trường tiểu học (đối với SHCM cấp cụm) nêu rõ phương hướng áp dụng để đổi mới sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng theo mô hình trường học mới vào lớp, trường mình.
  13. 5. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học, phát triển các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và các tài liệu khác Bước 1 : Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị - Giáo viên thuộc các tổ chuyên môn cần nghiên cứu kĩ tài liệu Hướng dẫn học để liệt kê danh sách dự kiến những nội dung sẽ điều chỉnh, báo cáo danh sách này cho Tổ trưởng chuyên môn. Cơ sở để giáo viên điều chỉnh tài liệu căn cứ vào: đặc điểm và trình độ của học sinh; điều kiện cơ sở vật chất của lớp, trường; kinh nghiệm, năng lực sư phạm của giáo viên; nhu cầu của cộng đồng, - Tổ trưởng chuyên môn có thể phân công giáo viên chuẩn bị dạy thử một bài đã điều chỉnh nội dung để xem xét sự phù hợp của phương án điều chỉnh tài liệu.
  14. 5. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học, phát triển các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và các tài liệu khác - Đối với SHCM cấp Cụm : các trường cùng trao đổi, chia sẻ về phương hướng và cách điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học. - SHCM về nội dung điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học có thể tổ chức dự giờ để thông qua việc quan sát hoạt động học của học sinh, cùng trao đổi về tính hợp lý hoặc những băn khoăn cần trao đổi thêm khi điều chỉnh tài liệu trong thực tế. Bước 3 : Áp dụng Các giáo viên áp dụng phương án điều chỉnh tài liệu đã thống nhất vào hoạt động dạy học ở lớp, trường mình.
  15. 5. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học, phát triển các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và các tài liệu khác 5.2. Phát triển tài liệu chuyên môn và các tài liệu khác - Tổ trưởng tổ chuyên môn trao đổi, thống nhất về tài liệu sẽ viết với Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó phụ trách chuyên môn. Hiệu trưởng nhà trường hoặc Hiệu phó phụ trách chuyên môn trao đổi, thống nhất, lập kế hoạch xây dựng tài liệu với Cụm trưởng. - Tổ chức trao đổi về định hướng và xây dựng đề cương cho tài liệu ở cụm trường. - Lựa chọn, phân công tác giả viết tài liệu.
  16. 5. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung Điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học, phát triển các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và các tài liệu khác 5.2. Phát triển tài liệu chuyên môn và các tài liệu khác Bước 3 : Góp ý, hoàn chỉnh tài liệu Các trường, các cụm trường có thể tổ chức cho các giáo viên, cộng đồng (nếu là tài liệu liên quan đến địa phương) góp ý tài liệu. Trên cơ sở đó, hoàn chỉnh tài liệu sau khi đã được góp ý. Bước 4 : Áp dụng tài liệu vào thực tế Các trường áp dụng tài liệu vào hoạt động dạy học ở trường. Trong quá trình triển khai tài liệu, có thể tiếp tục rút kinh nghiệm điều chỉnh, hoàn thiện tài liệu.
  17. III. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường, cụm trường 1. Đối với sinh hoạt chuyên môn cấp tổ + Lập kế hoạch SHCM hàng tuần. Riêng việc điều chỉnh tài liệu các môn học cần được các tổ chuyên môn lập kế hoạch thực hiện và triển khai ngay từ đầu năm học, báo cáo với Hiệu trưởng những khó khăn, vướng mắc chung cần giải quyết ở cấp trường. + Tổ chức SHCM cấp tổ. + Thống nhất những vấn đề cơ bản được rút ra từ buổi SHCM, tổ chức cho giáo viên vận dụng vào thực tiễn nhà trường. Thông qua biên bản SHCM. + Báo cáo những nội dung cụ thể được ghi trong biên bản SHCM cấp tổ với Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó phụ trách chuyên môn, đề xuất nội dung SHCM cấp trường.
  18. III. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường, cụm trường 2. Đối với sinh hoạt chuyên môn cấp trường - Thu thập ý kiến của các tổ với những khó khăn, vướng mắc hoặc những kinh nghiệm hay trong các buổi SHCM cấp tổ để đưa vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường trong tháng. - Lập kế hoạch SHCM hàng tháng, căn cứ vào thực tiễn và dựa vào đề xuất của các tổ chuyên môn để lựa chọn nội dung SHCM. - Tổ chức SHCM cấp trường. - Thống nhất những vấn đề cơ bản được rút ra từ buổi SHCM cấp trường. Thông qua biên bản SHCM. - Nhà trường có thể lựa chọn, đề xuất với Cụm trưởng cụm SHCM hoặc phòng giáo dục và đào tạo nội dung SHCM cấp Cụm.
  19. III. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường, cụm trường 3. Đối với sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường SHCM cấp trường do trưởng cụm trường hoặc do hiệu trưởng của một trường tiểu học trong cụm trường điều hành. - Thời gian: SHCM cấp cụm trường được tổ chức 2 tháng/1 lần. - Địa điểm: tại 01 trường tiểu học trong cụm trường (tổ chức luân phiên).