Tìm hiểu chương trình môn Giáo dục công dân (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)

1. Vị trí và tên môn học 
- Vị trí của môn học: Trong CT GDPT, GDCD là môn học giữ vai trò chủ 
đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người 
công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn 
GDCD góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt 
lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù 
hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh 
để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp 
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.  
  - Tên môn học: Tên môn học GDCD ở tiểu học là Đạo đức, ở trung học cơ 
sở là GDCD, ở trung học phổ thông là GD KT&PL. 
2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ 
bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp 
- Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), nội dung chủ yếu của 
môn học là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế, bảo đảm tất cả 
học sinh được giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm 
hình thành thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều 
chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. 
- Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), 
nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp 
luật phù hợp với lứa tuổi; mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và 
định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; được lồng ghép 
với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng 
và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, 
những học sinh có định hướng theo học các ngành Giáo dục chính trị, GDCD, 
Kinh tế, Hành chính, Pháp luật, Công an,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối 
với môn học được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm 
tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kĩ năng vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.  
3. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác 
- GDCD được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo 
dục, nhất là các môn khoa học xã hội và Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp, trong đó Đạo đức (ở cấp tiểu học), GDCD (ở cấp trung 
học cơ sở), GD KT&PL (ở cấp trung học phổ thông) là những môn học cốt lõi. 
- Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), môn Đạo đức và 
GDCD là môn học bắt buộc. Thời lượng dành cho môn học ở mỗi lớp là 35 
tiết/năm học. 
- Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), 
môn GD KT&PL là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng 
nghề nghiệp của học sinh. Thời lượng dành cho môn GD KT&PL ở mỗi lớp là 
70 tiết/năm học, chưa kể thời lượng dành cho các chuyên đề học tập ở mỗi lớp là 
35 tiết/năm học. Thời lượng này tương đương với các môn khoa học tự nhiên 
(Vật lí, Hoá học, Sinh học), Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Âm 
nhạc, Mĩ thuật) và các môn khoa học xã hội khác (Lịch sử, Địa lí). 

pdf 79 trang minhvi99 07/03/2023 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tìm hiểu chương trình môn Giáo dục công dân (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_chuong_trinh_mon_giao_duc_cong_dan_trong_chuong_tri.pdf

Nội dung text: Tìm hiểu chương trình môn Giáo dục công dân (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)

  1. phổ thông đang bƣớc đầu đổi mới theo xu thế chung của thế giới, cụ thể là: - Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khoá học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thƣờng xuyên, đánh giá định kì sau từng chủ đề, từng bài học nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình). - Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của ngƣời học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tƣ duy bậc cao nhƣ tƣ duy phê phán và tƣ duy sáng tạo. - Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần nhƣ độc lập với quá trình dạy học sang tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá nhƣ là một phƣơng pháp dạy học. - Tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin trong đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lƣờng của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lí phân tích, lí giải kết quả đánh giá. 2. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình môn GDCD 2.1. Mục tiêu đánh giá Mục tiêu đánh giá của CT hiện hành thiên về đánh giá năng lực học tập, chƣa đánh giá đƣợc toàn diện phẩm chất và năng lực; nặng về xếp loại, không nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị để giúp học sinh tiến bộ. Do không nhằm hƣớng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy và học nên việc đánh giá kết quả giáo dục trong CT hiện hành không đƣợc coi là bộ phận hợp thành quan trọng không thể thiếu của quá trình dạy học, không có tác động trở lại quá trình dạy học một cách thƣờng xuyên. Trong CT giáo dục phổ thông mới, mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục đƣợc quy định trong CT tổng thể và CT môn GDCD. Theo CT tổng thể: “Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chƣơng trình và sự tiến bộ của học sinh để hƣớng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chƣơng trình, bảo đảm sự tiến bộ của 65
  2. Căn cứ đánh giá của CT hiện hành chủ yếu là chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ. Nội dung đánh giá của CT hiện hành chủ yếu là kết quả về học tập. Việc đánh giá kết quả ít gắn với đời sống thực tiễn của học sinh, hạn chế tính sáng tạo của học sinh trong vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống xung quanh, gần gũi với học sinh và không phản ánh quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực vốn rất đa dạng, sinh động của từng cá nhân học sinh. Kiến thức, kĩ năng, thái độ là chất liệu để tạo thành phẩm chất và năng lực, cần phải trải qua quá trình vận dụng vào hoạt động thực tiễn mới trở thành phẩm chất và năng lực. Căn cứ đánh giá của CT môn GDCD mới là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đƣợc quy định trong CT môn học. Nội dung đánh giá của CT môn GDCD mới là “mức độ đạt đƣợc của học sinh về phẩm chất và năng lực so với yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học, cấp học”. Mức độ đạt đƣợc đó là những biểu hiện về phẩm chất, năng lực đƣợc thể hiện trong sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh gắn với việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống của đời sống thực tiễn. Sản phẩm học tập không phải là kiến thức, kĩ năng, thái độ mà là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có để thực hiện một nhiệm vụ học tập (ở trong lớp học và ở ngoài lớp học) đạt đƣợc yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. Để có thể vận dụng đƣợc kiến thức, kĩ năng, thái độ vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, đạt kết quả mong muốn, học sinh cần nắm vững kiến thức, kĩ năng, có thái độ tích cực và kết hợp hài hòa của cả ba yếu tố này trong hành động. Điều đó cho thấy giữa đánh giá theo phát triển năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ không có sự mâu thuẫn. Thực chất, đánh giá theo năng lực là bƣớc phát triển tiếp theo, cao hơn, hoàn thiện hơn của đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ. Để có thể đánh giá đƣợc phẩm chất và năng lực học sinh, nội dung bài kiểm tra, đánh giá cần phải theo định hƣớng của CT là: “Chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống” và “Tăng cƣờng các câu hỏi mở gắn với thực tiễn” để học sinh đƣợc thể hiện phẩm chất và năng lực. 2.3. Cách thức đánh giá CT tổng thể và CT môn GDCD quy định định hƣớng về cách thức đánh giá kết quả giáo dục trong CT môn GDCD mới nhƣ sau: a) Kết quả giáo dục phải được đánh giá bằng các hình thức định tính và định 67
  3. nhất định trong quá trình phát triển của bản thân; giúp giáo viên nhận xét tổng hợp về toàn bộ quá trình học tập của học sinh; giúp giáo viên và các cấp quản đánh giá hiệu quả của chƣơng trình giáo dục, từ đó điều chỉnh kế hoạch và phƣơng pháp giáo dục phù hợp đặc điểm cá biệt ở mỗi em. Đánh giá thƣờng xuyên và đánh giá định kì theo phát triển năng lực thƣờng nhấn mạnh đến các yếu tố nhƣ: vận dụng, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, nghiên cứu trƣờng hợp điển hình, Các bài tập nhận biết, tái hiện kiến thức là những yếu tố quan trọng song chỉ đƣợc coi là những yếu tố “cần” nhƣng không “đủ” để giáo dục học sinh theo định hƣớng năng lực. Vì vậy, đề bài kiểm tra, đánh giá phải chú trọng đánh giá mức độ vận dụng kiến thức vào xử lí, giải quyết các tình huống thực tiễn, giúp học sinh có cơ hội thể hiện phẩm chất, năng lực. Học sinh đƣợc kiểm tra, đánh giá không chỉ về khả năng nhớ, hiểu kiến thức mà cả khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, nghĩa là kiểm tra, đánh giá không chỉ có tác dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, mà còn có tác động đến quá trình hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực. b) Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập với đánh giá thông qua quan sát. Đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập là đánh giá thông qua bài kiểm tra dƣới dạng trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận; bài tập thực hành; bài tiểu luận; bài thuyết trình; bài tập nghiên cứu; dự án nghiên cứu, Đánh giá thông qua quan sát là đánh giá biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập đƣợc tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng và trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Để học sinh đƣợc thể hiện phẩm chất, năng lực và giáo viên cùng các lực lƣợng đánh giá có thể thu nhận đƣợc thông tin chính xác và có giá trị, việc đánh giá cần tuân thủ định hƣớng của CT mới là: - Chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống đƣợc xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tƣợng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với học sinh. - Tăng cƣờng các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, 69
  4. nhận biết hơn về những mặt mạnh, mặt yếu, sự tiến bộ của bản thân để có thể chủ động hơn trong cải thiện kết quả học tập của mình. Giáo viên cần tổ chức, hƣớng dẫn không chỉ cho học sinh tự đánh giá mà còn cho học sinh đánh giá lẫn nhau (đánh giá đồng đẳng) để bảo đảm cho việc đánh giá trở nên khách quan hơn và tạo điều kiện cho học sinh đƣợc học tập những điểm mạnh của bạn, tự rút kinh nghiệm và điều chỉnh thái độ, phƣơng pháp học tập của bản thân. 2.4. Đề đánh giá minh họa Chủ đề học tập đƣợc đánh giá: TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH (Lớp 1) 2.4.1. Đánh giá thông qua quan sát: a) Đánh giá kết quả hoạt động học tập trên lớp PHIẾU NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP (Dùng cho giáo viên đánh giá) - Tên học sinh đƣợc nhận xét: - Tên ngƣời nhận xét: . Mức độ Tiêu chí Chƣa hoàn Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành thành tốt rất tốt 1. Những việc Không nêu Nêu đƣợc 1 Nêu đƣợc trên Nêu đƣợc trên mình cần tự giác đƣợc việc đến 2 việc 2 việc 5 việc làm nào Thang điểm: 20 0 10 15 20 2. Ích lợi, tác Không nêu Nêu đƣợc Nêu đƣợc rõ Nêu đƣợc rõ dụng của tự giác đƣợc nhƣng chƣa ràng nhƣng ràng và có lý làm việc của rõ ràng còn đơn giản mình Thang điểm: 20 0 10 15 20 3. Chủ động, tự Không chủ Chủ động, tự Chủ động, tự Chủ động, tự giác khi làm động, tự giác nhƣng giác và thực giác, nhiệt việc của mình giác; không làm chƣa hiện tƣơng đối tình và thực thực hiện đúng cách đúng cách hiện đúng đƣợc việc cách Thang điểm: 40 0 20 30 40 4. Nhắc nhở, Không nhắc Nhắc Nhắc Có cách nhắc động viên, nhở/động nhở/động nhở/động viên nhở/động viên 71
  5. * Phiếu số 2: Em hãy khoanh tròn vào ô tƣơng ứng trong bảng dƣới đây hình mặt cƣời () nếu em hài lòng, khoanh tròn hình mặt mếu () nếu em chƣa hài lòng. Tên các bạn đƣợc Việc em đã nhắc Thái độ của bạn Kết quả của việc em em nhắc nhở/động viên khi nghe em nhắc nhở/động viên nhở/động viên bạn tự giác làm nhắc nhở/động bạn tự giác làm viên . .     . . . .     . . c) Đánh giá hoạt động ở nhà (đánh giá của phụ huynh HS): Đề nghị Quý phụ huynh HS đánh giá việc con em mình đã tự giác làm việc ở nhà bằng cách điền vào cột tƣơng ứng trong phiếu “Tuần tự giác làm việc” ở nhà dấu (x) nếu hài lòng, đánh dấu (v) nếu chƣa hài lòng. PHIẾU TUẦN TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở NHÀ - Họ và tên hoc sinh đƣợc đánh giá: - Học và tên ngƣời đánh giá: Việc làm T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN Em tự đánh răng Em tự chải tóc Em tự gấp quần áo Em tự sắp xếp sách vở Em tự thu dọn đồ đạc Em tự rửa tay . 73
  6.  Làm khô sàn. Câu 4: Em hãy đánh dấu 1, 2, 3, 4, 5, 6 vào ô  cho đúng trình tự các bƣớc thực hiện việc tƣới cây?  Tƣới từ gốc đến ngọn;  Lấy nƣớc vào bình tƣới cây. Câu 5: Em hãy đánh dấu 1, 2, 3, 4, 5, 6 vào ô  cho đúng trình tự các bƣớc thực hiện việc gấp quần áo?  Phân loại quần áo;  Gấp quần áo gọn gàng;  Lộn phải quần áo;  Để quần áo đúng nơi quy định. 2.5. Phân tích đề đánh giá minh họa ở cấp tiểu học a) Về mục tiêu đánh giá: Đề đánh giá minh họa nói trên nhằm mục tiêu đánh giá mức độ học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. Cụ thể là mục tiêu của đề minh họa ở lớp 1 là đánh giá mức độ học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt (qua chủ đề “Tự giác làm việc của mình”) về phẩm chất chăm chỉ và năng lực điều chỉnh hành vi. Với mục tiêu đó, đề minh họa có tác dụng tốt trong điều chỉnh quá trình học của trò và hoạt động dạy của thày. b) Về căn cứ, nội dung đánh giá: Căn cứ đánh giá của đề minh họa là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực thông qua chủ đề nội dung giáo dục đã quy định trong CT. Nội dung đánh giá của đề minh họa là mức độ đạt đƣợc của học sinh về phẩm chất và năng lực so với yêu cầu cần đạt. Mức độ đạt đƣợc đó là những biểu hiện về phẩm chất, năng lực đƣợc thể hiện trong sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh gắn với việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một nhiệm vụ học tập (ở trong lớp học và ở ngoài lớp học) và giải quyết các tình huống của đời sống thực tiễn,. c) Về cách thức đánh giá: 75
  7. ( tham khảo bài báo “ Cậu bé tiểu học 5 năm cõng bạn tới trƣờng” - su/cau-be-tieu-hoc-5-nam-cong-ban-toi-truong-102381) 6. Video về những hoạt động của lớp do GV tự xây dựng dựa vào hình ảnh của từng học sinh/ nhóm HS khi tham gia các hoạt động cùng nhau do GV tự chụp lại. 7. Clip bài hát Lớp chúng mình, Nhạc và lời: Nguyễn Văn Chung ( Ví dụ 2: Phƣơng tiện, thiết bị dạy học chủ đề Bảo vệ môi trường sống (lớp 5): 1. Máy chiếu, tivi. 2. Sách, báo có hình ảnh về môi trƣờng sống. 3. Giấy vẽ, bút màu, giấy màu. 4. Vật liệu bỏ đi để tái chế (chai lọ, giấy báo, bìa cứng ) 5. Hình ảnh các mẫu đồ chơi, đồ dùng đƣợc làm từ vật liệu tái chế. 6. Clip dạy làm các đồ vật từ vật liệu tái chế. 7. Clip dạy bé bảo vệ môi trƣờng (Nguồn: the-nao) 77