Báo cáo Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4

Về giáo viên:

    Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy người giáo viên còn gặp nhiều khó khăn và vẫn còn một số tồn tại trong việc dạy học các yếu tố hình học có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học đó là:

     - Giáo viên có ít sách tham khảo hoặc nếu có sách tham khảo  những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc thì lại không có trong sách tham khảo. Ví dụ như: Cách hình thành khái niệm dạy cách rèn kỹ năng thực hành… hoặc nếu có thì còn nói chung do vậy nhiều giáo viên trong khi dạy thì “cho qua” vấn đề đó hoặc chỉ giới thiệu một cách sơ bộ.

     - Coi nhẹ việc dạy học các YTHH vì thường không có trong nội dung kiểm tra định kì.

     - Một số giáo viên vẫn còn áp dụng cách dạy cũ, nội dung kiến thức mới giáo viên đem ra diễn giảng còn học sinh chỉ hoạt động theo mẫu và ghi nhớ thông tin. Như vậy cả cô và trò đều phụ thuộc vào phần có sẵn ở SGK mà chưa hiểu được ý đồ của nó.

      - Khi dạy các tiết thực hành vẽ giáo viên chưa nắm vững mạch kiến thức này. Nên khi dạy còn qua loa, thiếu sự hướng dẫn tỉ mỉ, theo dõi và giúp đỡ học sinh khi học sinh vướng mắc nên học sinh chưa áp dụng được vào thực tế.

      - Việc sử dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế

pptx 20 trang minhvi99 08/03/2023 3540
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbao_cao_mot_so_bien_phap_day_hoc_cac_yeu_to_hinh_hoc_cho_hoc.pptx

Nội dung text: Báo cáo Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4

  1. PHẦN MỞ ĐẦU Trong bốn mạch kiến thức cơ bản của Toán 4, mạch các yếu tố hình học ( YTHH ) không đóng vai trò trọng tâm, cốt lõi, thời lượng dành cho nội dung các YTHH chỉ chiếm khoảng 10% tổng thời lượng Toán 4. Nói như vậy, không có nghĩa là mạch các YTHH không có vai trò trong chương trình, mà nó được sắp xếp hợp lí, đan xen với mạch kiến thức số học, đại lượng - đo đại lượng và giải toán làm nổi rõ mạch kiến thức số học và hỗ trợ học tốt các mạch kiến thức khác.Việc dạy các yếu tố hình học là điều mà tất cả các giáo viên lớp 4 đều phải chú ý và quan tâm vì các nội dung này chính là tiền đề, là cơ sở để học sinh học tốt các phần dựng hình và các chương hình học của lớp 5. Việc dạy – học các YTHH làm cho học sinh có được những biểu tượng chính xác về một số hình hình học đơn giản và một số đại lượng hình học thông dụng ; rèn cho học sinh một số kĩ năng thực hành như biết dùng êke để vẽ đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song, vẽ chính xác hình chữ nhật ; phát triển một số năng lực trí tuệ như phân tích, tổng hợp, quan sát, so sánh, đối chiếu, trí tưởng tượng không gian được phát triển. Bên cạnh đó, việc dạy – học các YTHH làm tích lũy thêm những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập của học sinh. Ngoài ra các YTHH giúp học sinh phát triển được nhiều năng lực trí tuệ ; rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như : cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, ưa thích sự chính xác, Nhờ đó mà học sinh có thêm tiền đề để học các môn học khác ở tiểu học, để học tiếp môn toán ở bậc trung học cơ sở và thích ứng tốt hơn với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.Với lý do trên tôi đã đi vào nghiên cứu vấn đề: “ Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4 ”.
  2. b. Về học sinh: Học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn ham thích học toán nhất là được thực hành trên đồ vật cụ thể như: Vẽ, cắt gấp, ghép hình, đo và so sánh hình Bởi vì các em học theo kiểu chỉ hoạt động theo mẫu và ghi nhớ thông tin nên các em tiếp thu kiến thức một cách ít tích cực, còn bị động. Vì thế các em nắm kiến thức chưa sâu, chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề. Học sinh mới chỉ biết sử dụng quy tắc một cách máy móc mà chưa vận dụng linh hoạt trong luyện tập thực hành để hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Những khó khăn trên dẫn đến thực trạng học sinh nắm biểu tượng hình học không gian không chắc chắn, làm hạn chế đến việc học hình học ở lớp trên và vận dụng vào thực tế kém. Thực tế nhiều năm qua nhiều học sinh đã tỏ ra rất ngại học phần yếu tố hình học. Vậy để nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học tôi đề ra một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học trong chương trình Toán 4.
  3. b, Biện pháp 2: Giúp học sinh nhận biết quan hệ song song và vuông góc của hai đoạn thẳng. Tiếp theo việc học về đường thẳng, HS lớp 4 được làm quen với hai quan hệ hình học hết sức quan trọng là quan hệ vuông góc và quan hệ song song giữa các đường thẳng. Biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc được hình thành trên cơ sở kéo dài mãi hai cạnh liên tiếp của một hình chữ nhật. Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành bốn góc vuông có đỉnh chung. Tôi hướng dẫn vẽ hai đường thẳng vuông góc gồm bước sau: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước: - Bước 1: Đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng AB. - Bước 2: Chuyển dịch êke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của êke gặp điểm E. - Bước 3: Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thi được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB.
  4. c. Biện pháp 3: Giúp học sinh nhận biết về hình bình hành và hình thoi Khái niệm hình bình hành, hình thoi được giới thiệu, bổ sung giúp học sinh biết một “hệ thống” các hình tứ giác thường gặp trong thực tế như: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. Để nhận biết đặc điểm của hình bình hành, hình thoi, Tôi đã tổ chức cho học sinh quan sát và quan sát chúng ở các kích thước, góc độ khác nhau với mục đích giúp các em có biểu tượng ban đầu về hình bình hành và hình thoi. Sau đó có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm bằng thao tác đo độ dài của các cạnh, trao đổi, nhận xét về chúng để đi đến kết luận: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau hay hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. Với đặc điểm của hình bình hành, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng nên đặt vấn đề: “ Hình chữ nhật và hình vuông có được gọi là hình bình hành không? Vì sao?”. Lí giải được điều này tôi tin rằng là học sinh đã nắm bài rất chắc. Bên cạnh hệ thống bài tập nhằm giúp học sinh nắm được đặc điểm của hình bình hành, hình thoi, tôi nghĩ ở phần cuối bài giáo viên đưa ra một trò chơi hoặc thiết kế một bài tập vừa mang tính giải trí vừa mang tính củng cố kiến thức cao.
  5. * Bước 3 : Dựa vào cách tính cho HS phát biểu qui tắc tính diện tích bằng lời và biểu thị bằng công thức chữ : - Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo ) : • S = a  h - Diện tích hình thoi bằng tích độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo) : • S = a x h : 2 Khi dạy học về các hình này, chúng ta chưa yêu cầu HS “ đi sâu” vào các đặc điểm, tính chất của hình, cách xây dựng công thức tính diện tích, chu vi các hình đó mà chủ yếu yêu cầu HS vận dụng được qui tắc, công thức để tính diện tích, chu vi các hình với những số đo cạnh đáy, chiều cao, đường chéo đã biết
  6. - Đối với các môn học khác: Các kiến thức hình học giúp học sinh tiếp thu các môn học khác một cách tốt hơn, cụ thể hơn như: + Vẽ khung hình, chia mảng, vẽ hoạ tiết trong trang trí đối với môn Mỹ thuật. + Đối với môn Kỹ thuật: Sử dụng kiến thức hình học trong khâu, thêu + Đối với môn Khoa học, Sử, Địa lý; Cần kiến thức hình học để vẽ biểu đồ, lược đồ, sơ đồ
  7. 3. Thực nghiệm sư phạm a. Mô tả cách thức thực hiện So với các lớp 1,2,3 thì số tiết về các YTHH ở lớp 4 tăng lên nhiều. Song về phương pháp giảng dạy thì chủ yếu vẫn là thông qua các hoạt động thực hành hình học ( đo, vẽ, cắt, ghép, gấp, xếp hình ) để giúp học sinh nắm được một số tính chất đơn giản của các hình và các quan hệ hình học. Nắm được đặc điểm này, tôi đã cố gắng tổ chức các hoạt động thực hành là chủ yếu trong tất cả các tiết giảng dạy về các YTHH. Thực nghiệm sư phạm - Nội dung thực nghiệm: Do mảng kiến thức về các yếu tố hình học ở lớp 4 được xây dựng theo hướng tăng cường các bài luyện tập, thực hành. Qua thực hành học sinh được rèn luyện kỹ năng vẽ hình, vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ hai đường thẳng song song Nên tôi tiến hành điều tra trình độ nắm kiến thức, kỹ năng vẽ hình thông qua hệ thống hình, dưới hình thức phiếu bài tập phát cho mỗi cá nhân học sinh. Do điều kiện và thời gian hạn chế nên tôi chỉ tiến hành thực nghiệm một tiết. - Tổ chức thực nghiệm: + Thời gian: Ngày 20 tháng 3 năm 2019 + Địa điểm tiến hành: Lớp 4D Trường Tiểu học thị trấn Phố Mới
  8. Sau khi áp dụng đề tài, Tôi thu được kết quả sau : - Lớp 4E Không áp dụng các biện pháp - Lớp 4D Được áp dụng các biện pháp Chất lượng đạt được. Năm học Điểm dưới Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 5 2019 - 2020 20 12 8 0 (Lớp 4E SS : 40 HS) 2019 - 2020 35 3 2 0 (Lớp 4D SS : 40 HS)
  9. 4. Kết luận Qua nghiên cứu và tiến hành thực hiện tôi phát hiện ra những kết luận sau: Trong quá trình dạy học người giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học. Tư duy cụ thể chiếm ưu thế, các em rất tò mò, ham hiểu biết, ưu hoạt động. Từ đó người giáo viên cần lựa chọn những nội dung, những phương pháp phù hợp khơi dạy tính tò mò, ham hiểu biết của các em và tạo hứng thú học tập cho học sinh để các em chủ động, tích cực, tự giác trong hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức. Cần tổ chức các tiết học sao cho mọi đối tượng học sinh đều hoạt động một cách chủ động trong mọi khâu để đạt kết quả cao nhất như: Lựa chọn bài tập phù hợp, đối với học sinh yếu cần giúp đỡ riêng để các em đạt yêu cầu, đối với học sinh khá - giỏi cần khai thác phát triển các bài tập nâng cao để các em có điều kiện bộc lộ và phát triển năng lực của mình. Để dạy tốt môn Toán, đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tư duy lôgic của học sinh, người giáo viên không ngừng nâng cao trình độ về toán học và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức và hoàn cảnh địa phương nơi mình giảng dạy. Như vậy qua sáng kiến này tôi đã dạy học trong chương trình Toán 4 bằng phương pháp tích cực hoạt động của người học và rèn kỹ năng thực hành áp dụng vào đời sống thực tiễn. Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế, vả lại mảng kiến thức về các yếu tố hình học ở lớp 4 còn ít nên phạm vi báo cáo các biện pháp còn hạn hẹp, kết quả chưa thực sự toát lên được những gì mà yêu cầu đặt ra.
  10. Trân trọng cảm ơn !