Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Khối 4

Thực trạng công tác dạy học các yếu tố hình học trong chương trình  Toán 4 và tính cấp thiết: 

a. Về giáo viên:

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy người giáo viên còn gặp nhiều khó khăn và vẫn còn một số tồn tại trong việc dạy học các yếu tố hình học có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học đó là:

- Giáo viên có ít sách tham khảo hoặc nếu có sách tham khảo thì những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc thì lại không có trong sách tham khảo. Ví dụ như: Cách hình thành khái niệm dạy cách rèn kỹ năng thực hành… hoặc nếu có thì còn nói chung do vậy nhiều giáo viên trong khi dạy thì “cho qua” vấn đề đó hoặc chỉ giới thiệu một cách sơ bộ.

- Do không có thời gian để nghiên cứu nên có nhiều giáo viên chưa hiểu bết dụng ý của SGK (phần bài học) chứ chưa nói đến việc mở rộng và nâng cao thêm cho học sinh.

- Một số giáo viên vẫn còn áp dụng cách dạy cũ, nội dung kiến thức mới giáo viên đem ra diễn giảng còn học sinh chỉ hoạt động theo mẫu và ghi nhớ thông tin. Như vậy cả cô và trò đều phụ thuộc vào phần có sẵn ở SGK mà chưa hiểu được ý đồ của nó.

- Khi dạy các tiết thực hành vẽ giáo viên chưa nắm vững mạch kiến thức này. Nên khi dạy còn qua loa, thiếu sự hướng dẫn tỉ mĩ, theo dõi và giúp đỡ học sinh khi học sinh vướng mắc nên học sinh chưa áp dụng được vào thực tế.

- Việc sử dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế

b.  Về học sinh:  Học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn ham thích học toán nhất là được thực hành trên đồ vật cụ thể như: Vẽ, cắt gấp, ghép hình, đo và so sánh hình… Bởi vì các em học theo kiểu chỉ hoạt động theo mẫu và ghi nhớ thông tin nên các em tiếp thu kiến thức một cách ít tích cực, còn bị động. Vì thế ác em nắm kiến thức chưa sâu, chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề. Học sinh mới chỉ biết sử dụng quy tắc một cách máy móc mà chưa vận dụng linh hoạt trong luyện tập thực hành để hình thnàh kỹ năng, kỹ xảo.

Những khó khăn trên dẫn đến thực trạng học sinh nắm biểu tượng hình học không gian không chắc chắn, làm hạn chế đến việc học hình học ở lớp trên và vận dụng vào thực tế kém. Thực tế nhiều năm qua nhiều học sinh đã tỏ ra rất ngại học phần yếu tố hình học. Vậy để nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học tôi đề ra một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học trong chương trình  Toán 4.

docx 12 trang minhvi99 08/03/2023 4800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_cac_yeu_to_hi.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Khối 4

  1. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học các yếu tố hình học trong chương trình Toán 4 và tính cấp thiết: a. Về giáo viên: Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy người giáo viên còn gặp nhiều khó khăn và vẫn còn một số tồn tại trong việc dạy học các yếu tố hình học có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học đó là: - Giáo viên có ít sách tham khảo hoặc nếu có sách tham khảo thì những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc thì lại không có trong sách tham khảo. Ví dụ như: Cách hình thành khái niệm dạy cách rèn kỹ năng thực hành hoặc nếu có thì còn nói chung do vậy nhiều giáo viên trong khi dạy thì “cho qua” vấn đề đó hoặc chỉ giới thiệu một cách sơ bộ. - Do không có thời gian để nghiên cứu nên có nhiều giáo viên chưa hiểu bết dụng ý của SGK (phần bài học) chứ chưa nói đến việc mở rộng và nâng cao thêm cho học sinh. - Một số giáo viên vẫn còn áp dụng cách dạy cũ, nội dung kiến thức mới giáo viên đem ra diễn giảng còn học sinh chỉ hoạt động theo mẫu và ghi nhớ thông tin. Như vậy cả cô và trò đều phụ thuộc vào phần có sẵn ở SGK mà chưa hiểu được ý đồ của nó. - Khi dạy các tiết thực hành vẽ giáo viên chưa nắm vững mạch kiến thức này. Nên khi dạy còn qua loa, thiếu sự hướng dẫn tỉ mĩ, theo dõi và giúp đỡ học sinh khi học sinh vướng mắc nên học sinh chưa áp dụng được vào thực tế. - Việc sử dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế b. Về học sinh: Học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn ham thích học toán nhất là được thực hành trên đồ vật cụ thể như: Vẽ, cắt gấp, ghép hình, đo và so sánh hình Bởi vì các em học theo kiểu chỉ hoạt động theo mẫu và ghi nhớ thông tin nên các em tiếp thu kiến thức một cách ít tích cực, còn bị động. Vì thế ác em nắm kiến thức chưa sâu, chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề. Học sinh mới chỉ biết sử dụng quy tắc một cách máy móc mà chưa vận dụng linh hoạt trong luyện tập thực hành để hình thnàh kỹ năng, kỹ xảo. Những khó khăn trên dẫn đến thực trạng học sinh nắm biểu tượng hình học không gian không chắc chắn, làm hạn chế đến việc học hình học ở lớp trên và vận dụng vào thực tế kém. Thực tế nhiều năm qua nhiều học sinh đã tỏ ra rất ngại học phần yếu tố hình học. Vậy để nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học tôi đề ra một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học trong chương trình Toán 4. 2. Các biện pháp dạy học các yếu tố hình học trong chương trình Toán 4: a.Biện pháp 1: Giúp học sinh nhận dạng góc. a. Giới thiệu góc nhọn : 2
  2. - Nên đặt các đường thẳng đã cho theo những phương khác nhau. Tránh tình trạng lúc nào cũng cho trước một đường thẳng nằm ngang. - Nhắc nhở học sinh giữ gìn cẩn thận dụng cụ thực hành. - Bản thân giáo viên cũng phải hết sức mẫu mực và cẩn thận trong các thao tác sử dụng thước và ê ke để vẽ hình trên bảng lớp. Trên cơ sở nắm và thực hành tốt việc dựng hai đường thẳng vuông góc ( song song ) thì học sinh dễ dàng học tốt bài : Thực hành vẽ hình vuông ; thực hành vẽ hình chữ nhật. c. Biện pháp 3: Giúp học sinh nhận biết về hình bình hành và hình thoi . Khái niệm hình bình hành, hình thoi được giới thiệu, bổ sung giúp học sinh biết một “hệ thống” các hình tứ giác thường gặp trong thực tế như : hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. Để nhận biết đặc điểm của hình bình hành, hình thoi, Tôi đã tổ chức cho học sinh quan sát và quan sát chúng ở các kích thước, góc độ khác nhau với mục đích giúp các em có biểu tượng ban đầu về hình bình hành và hình thoi. Sau đó có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm bằng thao tác đo độ dài của các cạnh, trao đổi, nhận xét về chúng để đi đến kết luận : Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau hay hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. Với đặc điểm của hình bình hành, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng nên đặt vấn đề : “ Hình chữ nhật và hình vuông có được gọi là hình bình hành không ? Vì sao ?”. Lí giải được điều này tôi tin rằng là học sinh đã nắm bài rất chắc. Bên cạnh hệ thống bài tập nhằm giúp học sinh nắm được đặc điểm của hình bình hành, hình thoi, tôi nghĩ ở phần cuối bài giáo viên đưa ra một trò chơi hoặc thiết kế một bài tập vừa mang tính giải trí vừa mang tính củng cố kiến thức cao. d. Biện pháp 4: Giúp học sinh nắm diện tích hình bình hành, hình thoi . Tôi dạy bài diện tích hình bình hành, hình thoi theo các bước sau : * Bước 1 : Cắt ghép hình bình hành hoặc hình thoi để được hình chữ nhật. Đây có thể xem là bước quan trọng nhất. Vì qua thao tác cắt, ghép học sinh phát hiện ra mối quan hệ giữa diện tích hình chữ nhật với hình bình hành và hình thoi. Ở bước này giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. Thao tác cắt, ghép của giáo viên chỉ được thực hiện sau khi học sinh thực hành xong, nhằm giúp học sinh so sánh, đối chiếu xem kết quả làm việc của mình có chính xác chưa? * Bước 2 : Tổ chức cho HS so sánh, đo đạc, đối chiếu, nhận xét để thấy được diện tích hình chữ nhật vừa ghép bằng diện tích hình bình hành ( hình thoi ) lúc đầu và dựa vào công thức tính diện tích hình chữ nhật suy ra công thức tính diện tích hình bình hành ( hoặc hình thoi ). 4
  3. + Các em biết vẽ, kẻ hình đơn giản để trang trí. + Biết vận dụng để tính diện tích của mảnh đất, thửa ruộng hoặc khu vườn. + Qua các hoạt động thực hành giúp các em tình ra các cách gấp hình, ghép hình sáng tạo để sử dụng các loại hình hình học vào cuộc sống hàng ngày. Do việc áp dụng đời sống thực tiễn của các yếu tố hình học khá phong phú. Vì thế khi dạy giáo viên cần cho các em thực hành ngay tại lớp trên một số đồ vật cụ thể, hay cần vận dụng hết vốn hiểu biết từng trải của học sinh trong đời sống hàng ngày, như thế sẽ tạo cho các em thói quen áp dụng một cách linh hoạt 3. Thực nghiệm sư phạm a. Mô tả cách thức thực hiện So với các lớp 1,2,3 thì số tiết về các YTHH ở lớp 4 tăng lên nhiều. Song về phương pháp giảng dạy thì chủ yếu vẫn là thông qua các hoạt động thực hành hình học ( đo, vẽ, cắt, ghép, gấp, xếp hình ) để giúp học sinh nắm được một số tính chất đơn giản của các hình và các quan hệ hình học. Nắm được đặc điểm này, tôi đã cố gắng tổ chức các hoạt động thực hành là chủ yếu trong tất cả các tiết giảng dạy về các YTHH. Thực nghiệm sư phạm - Nội dung thực nghiệm: Do mảng kiến thức về các yếu tố hình học ở lớp 4 được xây dựng theo hướng ăng cường các bài luyện tập, thực hành. Qua thực hành học sinh được rèn luyện kỹ năng vẽ hình, vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ hia đường thẳng song song Nên tôi tiến hành điều tra trình độ nắm kiến thức, kỹ năng vẽ hình thông qua hệ thống hình, dưới hình thức phiếu bài tập phát cho mỗi cá nhân học sinh. Do điều kiện và thời gian hạn chế nên tôi chỉ tiến hành thực nghiệm một tiết. - Tổ chức thực nghiệm: + Thời gian: Ngày 20 tháng 3 năm 2019 + Địa điểm tiến hành: Lớp 4D Trường Tiểu học thị trấn Phố Mới b. Kết quả đạt được Nhờ có sự nhìn nhận đúng về nội dung dạy học Toán cũng như kế thừa và phát huy các kết quả đổi mới của phương pháp dạy học, mà việc dạy học Toán nói chung và dạy học các YTHH nói riêng của tôi ở hai năm học liền, có sự chuyển biến lớn. - Đối với học sinh : Đa số các em tỏ ra rất hứng thú khi học các tiết toán có liên quan đến các YTHH. Tiết học giờ đối với các em thực sự là một cuộc chơi. Vì ở đó, tất cả các em đều phải hoạt động, phải độc lập suy nghĩ và làm việc. Điều này tạo cho các em có được thói quen làm việc tự giác, chủ động, không rập khuôn, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn, đặc biệt là mang lại cho các em niềm tin, niềm vui trong học tập. 6
  4. Cần tổ chức các tiết học sao cho mọi đối tượng học sinh đều hoạt động một cách chủ động trong mọi khâu để đạt kết quả cao nhất như: Lựa chọn bài tập phù hợp, đối với học sinh yếu cần giúp đỡ riêng để các em đạt yêu cầu, đối với học sinh khá - giỏi cần khai thác phát triển các bài tập nâng cao để các em có điều kiện bộc lộ và phát triển năng lực của mình. Để dạy tốt môn Toán, đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tư duy lôgic của học sinh, người giáo viên không ngừng nâng cao trình độ về toán học và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức và hoàn cảnh địa phương nơi mình giảng dạy. Như vậy qua sáng kiến này tôi đã dạy học trong chương trình Toán 4 bằng phương pháp tích cực hoạt động của người học và rèn kỹ năng thực hành áp dụng vào đời sống thực tiễn. Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế, vả lại mảng kiến thức về các yếu tố hình học ở lớp 4 còn ít nên phạm vi đề tài con hạn hẹp, kết quả chưa thực sự toát lên được những gì mà yêu cầu đặt ra. 5. Kiến nghị, đề xuất: a. Đối với Tổ Cần thăng cường dự giờ trao đổi chuyên môn Áp dụng các trò chơi vào dạy môn toán cũng như thực hành nôn toán b. Đối với nhà trường Nhà trường cần tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như: Thi khéo tay hay làm, thi kỹ thuật, mỹ thuât , để các em có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau và vận dụng các yếu tố hình học vào thực tiễn và phát huy năng lực sẵn có. c. Đối với Phòng giáo dục Cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ các trang thiết bị phục vụ bộ môn. Cấp thêm đồ dùng để dạy môn toán có YTHH. Cần tham mưu với các cấp cấp bàn ghế chuẩn cho học sinh, Phòng Giáo dục mở thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như: Thi khéo tay hay làm, thi kỹ thuật, mỹ thuât , để các em có điều kiện trao đổi vạn dụng YTHH vào cuộc sống, giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học toán ( Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Thị Hoan). 2. Sách giáo koa toán lớp 4 ( Chủ biên: Đỗ Đình Hoan). 8
  5. pháp) cùng làm một đề, một phiếu trắc nghiệm và cùng chấm một lúc để sắp xếp phân loại và so sánh kết quả. ĐỀ KIỂM TRA Bài 1: ( 4đ) Một miếng nhôm hình bình hành có độ dài đáy là 17cm và chiều cao là 9cm. Tính diện tích miếng nhôm đó. Bài 2: (3đ) Khoanh vào diện tích của hình bình hành ABMN có độ dài đáy là 16dm và chiều cao là 8dm? 1. 138dm² 2. 128dm² 3. 148dm² Bài 3: ( 3đ) Hãy vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song Tôi đã chọn lớp 4D làm đối tượng thực nghiệm và lớp 4E làm đối tượng đối chứng. Tôi đã tiến hành dạy lớp 4D theo phương pháp đã đề xuất. Qua quá trình khảo sát ban đầu thì hai đối tượng mà tôi chọn có trình độ ngang nhau. Để thu được kết quả thực nghiệm tốt, tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 4D và vận dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học lớp 4 đã thu được kết quả là: - Tạo cho học sinh có kĩ năng tư duy về hình học chuẩn xác. - Học sinh hiểu bài nắm vững kiến thức, phát huy năng lực cá nhân đồng thời tạo không khí sôi nổi trong giờ học, giờ học đạt hiệu quả. - Bên cạnh đó còn rèn được trí thông minh cho học sinh, học sinh ghi nhớ kiến thức không máy móc. - Tạo niềm vui yêu thích môn học và được mong muốn khám phá kiến thức, thế giới tri thức đầy thú vị. * Qua việc dạy thực nghiệm và 2 lớp có kết quả như sau: - Đối chiếu 2 lớp. * Kết quả điểm bài kiểm tra: Tiết 1: lớp 4E- sĩ số: 40 em. Điểm Điểm dưới Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 5 Số h/s 7em= 35% 8em = 40% 5em= 25% 0 10
  6. Sáng kiến áp dụng ở các tiết có YTHH Toán lớp 4. Sáng kiến đưa ra những giải pháp, khắc phục những khó khăn trong việc dạy YTHH cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng đồng thời nêu lên một số biện pháp để học sinh hứng thú hơn. Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, các biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4 đã triển khai, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến tham gia đóng góp của các cấp lãnh đạo cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ tôi đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc giảng dạy ở những năm học sau. Vậy tôi xin chân thành cảm ơn! Quế Võ, ngày 6 tháng 11 năm 2020 Giáo viên (Ký, ghi rõ họ tên) Ngô Thị Quỳnh 12