Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4

Mục đích nghiên cứu:

Hình thành và phát triển cho học sinh lớp 4 các kỹ năng: 

-  Nhận biết các góc: góc  nhọn, góc tù, góc bẹt.

- Nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau.

- Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, đường cao của một tam giác.

- Nhận biết hình bình hành, hình thoi, một số đặc điểm của mỗi hình; biết cách tính chu vi và diện tích của mỗi hình.

 

pptx 34 trang minhvi99 08/03/2023 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_cac_yeu_to_hi.pptx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4

  1. PHẦN MỞ ĐẦU Trong bốn mạch kiến thức cơ bản của Toán 4, mạch các yếu tố hình học ( YTHH ) không đóng vai trò trọng tâm, cốt lõi, thời lượng dành cho nội dung các YTHH chỉ chiếm khoảng 10% tổng thời lượng Toán 4. Nói như vậy, không có nghĩa là mạch các YTHH không có vai trò trong chương trình, mà nó được sắp xếp hợp lí, đan xen với mạch kiến thức số học, đại lượng - đo đại lượng và giải toán làm nổi rõ mạch kiến thức số học và hỗ trợ học tốt các mạch kiến thức khác.Việc dạy các yếu tố hình học là điều mà tất cả các giáo viên lớp 4 đều phải chú ý và quan tâm vì các nội dung này chính là tiền đề, là cơ sở để học sinh học tốt các phần dựng hình và các chương hình học của lớp 5.
  2. * Mục đích nghiên cứu: ✘Hình thành và phát triển cho học sinh lớp 4 các kỹ năng: ✘- Nhận biết các góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt. ✘- Nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau. ✘- Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, đường cao của một tam giác. ✘- Nhận biết hình bình hành, hình thoi, một số đặc điểm của mỗi hình; biết cách tính chu vi và diện tích của mỗi hình.
  3. Sở dĩ cỏ những sai lầm này một mặt là do tư tưởng của học sinh Tiểu học còn hạn chế, các em cho rằng chiều cao của hình tam giác phải nằm ở trong hình tam giác đó. Mặt khác khi giảng dạy giáo viên lại hướng dẫn cho học sinh qua loa, sơ sài và không kịp thời uốn nắn, sửa sai khi học sinh thực hiện chưa chính xác. Những khó khăn trên dẫn đến thực trạng học sinh nắm biểu tượng hình học không gian không chắc chắn, làm hạn chế đến việc học hình học ở lớp trên và vận dụng vào thực tế kém. Thực tế nhiều năm qua nhiều học sinh đã tỏ ra rất ngại học phần yếu tố hình học. Vậy để nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học tôi đề ra một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học trong chương trình Toán 4.
  4. đoạn thẳng. Giáo viên cho học sinh nắm quy trình vẽ hai đường thẳng vuông góc: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước: - Bước 1: Đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng AB. - Bước 2: Chuyển dịch êke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của êke gặp điểm E. - Bước 3: Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thi được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB. Giáo viên cho học sinh thực hành và tìm quy trình vẽ hai đường thẳng song song: Bước 1: Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB. Bước 2: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E vuông góc với đường thẳng MN ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB.
  5. c, Biện pháp 3: Giúp học sinh nhận biết về hình bình hành và hình thoi . Khái niệm hình bình hành, hình thoi được giới thiệu, bổ sung giúp học sinh biết một “hệ thống” các hình tứ giác thường gặp trong thực tế như : hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. Để nhận biết đặc điểm của hình bình hành, hình thoi, giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát và quan sát chúng ở các kích thước, góc độ khác nhau với mục đích giúp các em có biểu tượng ban đầu về hình bình hành và hình thoi. Sau đó có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm bằng thao tác đo độ dài của các cạnh, trao đổi, nhận xét về chúng để đi đến kết luận : Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau hay hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. Với đặc điểm của hình bình hành, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng nên đặt vấn đề : “ Hình chữ nhật và hình vuông có được gọi là hình bình hành không ? Vì sao ?”. Lí giải được điều này tôi tin rằng là học sinh đã nắm bài rất chắc. Bên cạnh hệ thống bài tập nhằm giúp học sinh nắm được đặc điểm của hình bình hành, hình thoi, tôi nghĩ ở phần cuối bài giáo viên đưa ra một trò chơi hoặc thiết kế một bài tập vừa mang tính giải trí vừa mang tính củng cố kiến thức cao.
  6. e. Biện pháp 5: Rèn luyện kỹ năng ứng dụng các kiến thức hình học vào thực tiễn. e. Biện pháp 5: Rèn luyện kỹ năng ứng dụng các kiến thức hình học vào thực tiễn.
  7. a) Biện pháp 1: Biện pháp giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại: * Danh từ:- Danh từ những là từ chỉ người, sự vật, hiện tượng. Danh từ gồm:Chỉ người: anh , chị. học sinh Chỉ vật: nhà, bàn, ghế, cây, Hà Nội Chỉ hiện tượng: gió, bão, sóng thần,lũ lụt Chỉ đơn vị: cái, chiếc Chỉ con vật: chó, mèo, trâu Chỉ cây cối: cây na, cây mít Chỉ đồ vật: bàn, ghế, sách, b. phân biệt danh từ chung với danh từ riêng:. *Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật. VD: Học sinh, công nhân, thành phố * Danh từ riêng: Dùng chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh. Ví dụ: - Chỉ tên người: Phạm Đức Hải Huy, Thu Hiền, - Từ chỉ địa danh: Hồ Tây, Nhà Thờ Lớn, Suối Tiên, - Từ chỉ tên sông, núi, cầu, cống: sông Hồng, núi Ba Vì, cầu Rào, cống Trắng, đường Hồ Chí Minh, ngã tư Môi,
  8. a) Biện pháp 1: Biện pháp giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại: * Tính từ: + Tính từ là những từ chỉ tính chất của người, loài vật, đồ vật, cây cối như: màu sắc, hình thể, khối lượng, kích thước, dung lượng, phẩm chất VD: xanh , đỏ, trắng, cao, lớn, nặng nhẹ, -+ Có hai loại tính từ: +Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ: Ví dụ: xanh, đỏ, dài, tốt + Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc. Ví dụ: xanh biếc, gầy nhom, chi chít
  9. b) Biện pháp 2. Biện pháp giúp học sinh nắm chắc khả năng kết hợp của từ loại với các từ ngữ khác, khả năng làm thành phần câu của từ loại. + Động từ: Khả năng kết hợp của từ loại. Muốn biết một từ có phải là động từ không thì cần phải thử xem: - Khả năng kết hợp của từ: Động từ có khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ Ví dụ: đừng đi, chớ làm Khả năng làm thành phần câu. - Động từ thường làm vị ngữ và khả năng làm vị ngữ của động từ là không hạn chế. Ví dụ: Em đi học. - Động từ cũng có thể làm chủ ngữ nhưng khi đóng vai trò làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ Ví dụ: Chơi cờ rất thú vị.
  10. c) Biện pháp 3: Biện pháp giúp học sinh nắm chắc dạng thực hành từ loại: Để học sinh nắm vững lý thuyết giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học có hiệu quả * Dạng thứ nhất: Xác định từ loại của từ đã cho. Kiểu 1: Cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó. Ví dụ 1: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu. DT ĐT TT niềm vui vui chơi vui tươi tình yêu yêu thương đáng yêu Ví dụ 2) Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau: a. trông em d. quét nhà h. xem truyện b. tưới rau e. học bài i. gấp quần áo c. nấu cơm g. làm bài tập
  11. c) Biện pháp 3: Biện pháp giúp học sinh nắm chắc dạng thực hành từ loại: Để học sinh nắm vững lý thuyết giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học có hiệu quả * Dạng thứ hai : Kiểu 1: Xác định từ loại trong khổ thơ đã cho : Muốn cho học sinh xác định từ loại chính xác và khắc phục việc phân định danh giới của từ không chính xác, ta đưa ra bài tập mà học sinh còn hay nhầm để các em sửa. Ví dụ: Tìm tính từ trong khổ thơ sau: Việt Nam đẹp khắp trăm miền, Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây, Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang Xum xuê xoài biếc, cam vàng Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi. * Ở bài tập này học sinh xác định các tính từ : đẹp, cao, đầy, xum xuê, nghiêng, thẳng một cách dễ dàng.
  12. c) Biện pháp 3: Biện pháp giúp học sinh nắm chắc dạng thực hành từ loại: Để học sinh nắm vững lý thuyết giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học có hiệu quả * Dạng thứ tư: Khắc sâu thuật ngữ “từ loại” ta cho học sinh làm dạng từ loại sau: Ví dụ: Cho các từ sau: núi đồi , rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt , thành phố, ăn, đánh đập. Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo : a, Dựa vào từ loại ( danh từ , động từ, tính từ) • Ở bài tập này học sinh phải củng cố về kiến thức thế nào là chia từ theo từ loại. • Các em sẽ dễ dàng làm được. + Danh từ : núi đồi, thành phố, vườn + Động từ : chen chúc, đánh đập , ăn + Tính từ : rực rỡ, dịu dàng, ngọt.
  13. c) Biện pháp 3: Biện pháp giúp học sinh nắm chắc dạng thực hành từ loại: Để học sinh nắm vững lý thuyết giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học có hiệu quả * Dạng thứ sáu: Thay thế danh từ bằng đại từ chỉ ngôi. Ví dụ : Thay thế danh từ bằng đại từ chỉ ngôi thích hợp để câu văn không bị lặp. Một con quạ khát nước , con quạ tìm thấy một cái lọ. Tấm đi qua cầu , Tấm vô ý đánh rơi chiếc giày xuống nước. * Học sinh phải có nhận xét danh từ được lặp lại. – ở câu a là “ con quạ” - ở câu b là Tấm Việc lặp từ làm cho câu văn không hay vậy ta có thể thay các danh từ bị lặp lại đó bằng các đại từ thích hợp. Từ “ con quạ
  14. c) Biện pháp 3: Biện pháp giúp học sinh nắm chắc dạng thực hành từ loại: * Dạng thứ tám: Tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức từ loại. 1 Trò chơi thứ nhất : “ Ai nhanh , ai đúng” a- Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi sẵn từ. Hai bảng phụ có kẻ sẵn 3 cột : Danh từ , Động từ . Tính từ. b- Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng. Đặt tên cho hai đội. Mỗi em sẽ nhặt một băng giấy và gắn vào cột từ loại. Đội nào nhanh chính xác sẽ thắng. Các em khác cổ vũ cho hai đội chơi. * Mục đích của trò chơi: củng cố kiến thứ từ loại, rèn tư duy nhanh. c. Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh điền một dòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn thơ, biết nhấn mạnh vào các động từ vùa điền. Tính điểm mỗi đội có 2 phần : - Điền nhanh, đúng - Đọc thơ hay Đáp án: “ Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm”
  15. b) Kết quả đạt được Lớp 4 là lớp các em bắt đầu làm quen với thuật ngữ “ Từ loại ” Vì vậy các em cần có kiến thức vững chắc về từ loại Tiếng Việt để có thể học tốt ở các lớp trên được tốt hơn. Là một giáo viên tiểu học, tôi đã cố gắng nghiên cứu nội dung và phương pháp truyền thụ, có một hệ thống các bài tập giúp học sinh thực hành từ loại Tiếng Việt để củng cố kiến thức này. Đặc biệt luôn phải lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích các em tìm tòi và tự rút ra những kết luận cho mình.Có như vậy, các em mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới khám phá. Đặc biệt , tôi rất chú ý thời điểm và thời lượng tung ra các dạng bài tập phù hợp và tổ chức các trò chơi phù hợp. Vì vậy nên bước đầu có những kết quả trong giảng dạy Tiếng Việt lớp 4.
  16. Trân trọng cảm ơn !