Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4 - Ngô Thị Quỳnh

Biện pháp 1. Rèn kĩ năng đọc và kĩ năng dạy tập đọc cho giáo viên:

Việc cần thiết là giáo viên phải có kĩ năng đọc diễn cảm tốt để khi nghe cô giáo đọc, các em cảm thụ tốt nội dung bài học và mong muốn đọc được như cô.  Mặt khác, giáo viên phải nắm rõ về bản chất của phương pháp dạy học mới, đó là phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học. Trong đó, thầy cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động. Mỗi học sinh đều được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển.

Giáo viên phải nắm chuẩn kiến thức kĩ năng, cụ thể hoá mục tiêu dạy học và chuẩn bị tốt nội dung và phương pháp dạy học cho từng đối tượng, mở rộng hình thức giao tiếp về ngôn ngữ cho học sinh.

Bản thân tôi thường xuyên dự giờ, thao giảng để rèn luyện kĩ năng dạy tập đọc, lắng nghe ý kiến chỉ đạo của ban Giám hiệu về thực hiện chuyên môn, lắng nghe nhận xét và góp ý về những sáng tạo nhỏ đã thể hiện trong tiết dạy của mình để tự điều chỉnh ở các tiết dạy sau sao cho hiệu quả rèn đọc cho các em đạt cao hơn.

Biện pháp 2: Nghiên cứu nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 nói chung, mục tiêu, nội dung, yêu cầu của luyện đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 4 nói riêng. 

Sách Tiếng Việt 4 được chia làm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm. Qua mỗi chủ điểm đặc biệt là qua các bài đọc, sách đem đến cho học sinh những kiến thức bổ ích và lí thú về một lĩnh vực của đời sống, các em được giao tiếp với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp của bốn mùa, làm quen với những con vật dễ thương... Các em được mở rộng tầm mắt về thế giới xung quanh, biết yêu quý các dân tộc anh em, biết cảm thông chia sẻ với những cảnh ngộ khó khăn... Tất cả những điều đó tạo thuận lợi rất lớn giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Từ việc cảm thụ tốt ấy, sẽ giúp các em đọc diễn cảm tốt hơn nhiều. Trên cơ sở nắm vững nội dung, chương trình SGK Tiếng Việt 4, tôi nghiên cứu yêu cầu về đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 4. CTTH (môn Tiếng Việt) ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ-BGD và ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4, trong đó có nội dung tập đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc, một đoạn truyện đã đọc (học hết lớp 4, học sinh cần đạt được yêu cầu cơ bản: đọc có biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ). So với lớp dưới, kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4 mới được đề ra và chỉ ở mức độ ban đầu (đọc diễn cảm được một đoạn), học sinh được luyện tập thực hành từng bước để đáp ứng được yêu cầu cao hơn ở lớp 5 và ở các lớp trên.

doc 20 trang minhvi99 08/03/2023 7000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4 - Ngô Thị Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_cac_yeu_to_hi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học các yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4 - Ngô Thị Quỳnh

  1. * Chuẩn bị chu đáo trước khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Để đọc diễn cảm tốt, tôi tiến hành như sau: - Rèn giọng đọc chuẩn xác (Tôi luôn cố gắng rèn cho mình khả năng phát âm chuẩn khi giao tiếp, khi đứng trước học trò). - Đọc bài văn, bài thơ nhiều lần trước khi lên lớp. Nắm chắc nội dung bài. - Xác định sắc thái giọng đọc tuỳ theo đối tượng miêu tả; đối tượng, tính cách của từng nhân vật trong văn bản. (Tôi căn cứ vào phần hướng dẫn sư phạm). - Tập ngắt nhịp theo dấu hiệu ngữ pháp, dựa vào cấu trúc câu, văn cảnh. - Tìm từ nhấn giọng (từ thể hiện cảm xúc, tâm trạng). - Tìm hiểu về độ cao, trường độ. - Ví dụ khi chuẩn bị dạy bài "Mẹ ốm" (Tiếng Việt 4, tập 1 - Trang 9). Để chuẩn bị bài dạy, tôi rèn giọng đọc cho mình như sau: - Đọc bài văn nhiều lần. - Nghiên cứu kĩ, nắm chắc nội dung bài (Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm). - Nghiên cứu phần hướng dẫn sư phạm trong SGV, tôi sẽ xác định được: Cần đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. + Khổ thơ 1, 2: Giọng trầm, buồn. + Khổ thơ 3: Giọng đọc lo lắng. + Khổ thơ 4, 5: Giọng vui hơn một chút. + Khổ thơ 6, 7: Giọng thiết tha, trầm lắng. - Về cách ngắt nhịp: Đây là bài thơ theo thể thơ lục bát tôi có thể ngắt giọng theo nhịp 2/4, dựa vào cấu trúc câu (câu kể), tôi có thể ngắt nhịp như sau: Lá trầu/ khô giữa cơi trầu Truyện Kiều/ gấp lại trên đầu bấy nay Cánh màn/ khép lỏng cả ngày Ruộng vườn/ vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. - Nhấn giọng: Tôi sẽ nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện nội dung như: khô, gấp lại, chẳng, ngọt ngào, ngâm thơ, kể chuyện Với cách xác định như vậy, đọc lại bài thơ nhiều lần cộng với sự chuyển giọng linh hoạt (trầm buồn - lo lắng - thiết tha ), tôi có thể cảm thấy tự tin khi thể hiện giọng đọc của mình trước học trò. * Thiết kế bài giảng có chất lượng, khoa học. Sau khi tìm được giọng đọc chuẩn xác, tôi tiến hành nghiên cứu kĩ SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Tiếng Việt để tìm ra phương án giảng dạy phù hợp. Khi thiết kế bài dạy tôi luôn chú ý đến đặc điểm học sinh lớp mình. Tôi luôn tự đặt ra những câu hỏi: Học sinh có thể đọc sai ở những từ nào? câu thơ (câu văn) nào học sinh khó ngắt hơi đúng? Nên chọn đoạn nào để hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm? Cách tổ chức các hoạt động đó như thế nào? 10
  2. - Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài văn. - 3 HS đọc nối tiếp ; Cả lớp đọc - Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm (đoạn 3) thầm - Treo bảng phụ và gọi HS đọc mẫu. - 1 HS đọc to (HS khá, giỏi); - Để đọc hay đoạn này, em cần đọc với Lớp theo dõi. giọng như thế nào ? - Nêu các từ cần nhấn giọng, - Thống nhất giọng đọc cho đoạn này : đọc với chỗ ngắt hơi sau các cụm từ ; giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi nêu giọng đọc phù hợp nhất và nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm. cho đoạn - Luyện đọc diễn cảm theo nhóm. - Chú ý lắng nghe. - Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp - Đọc theo nhóm đôi (2’) - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. - 3- 4 HS thi đọc ( theo từng cặp cùng nhóm Cụ thể đoạn này đọc như sau : " Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành tặng cho đất nước ta. * Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. Tổ chức luyện đọc diễn cảm phát huy tính sáng tạo của học sinh, khi đọc diễn cảm cách tốt nhất là giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập tự bộc lộ (trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả tìm hiểu bài), qua đó chỉ dẫn, điều chỉnh cách đọc cho học sinh, tránh phân tích quá chi tiết về cách đọc rồi sau đó mới chuyển sang luyện đọc và đọc theo một cách giống hệt nhau. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm như sau: - Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn "Thăm dò" khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung, sự cảm nhận bằng giọng đọc của học sinh. - Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế để tìm ra cách đọc hợp lí. - Giáo viên đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc "Tạo tình huống" cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. - Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp, nhóm) để rút kinh nghiệm, tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em được học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn. Ví dụ 1: Bài "Gà Trống và Cáo" (Tuần 5 - Tiếng Việt 4 .Tập 1). Sau khi tìm hiểu bài, tôi yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi xác định đúng giọng đọc của bài thơ. 12
  3. một lần được về quê hoặc về vùng nông thôn, chưa được ngắm cảnh dòng sông chảy bao quanh xóm làng thì các em khó có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp trù phú, ấm no, thanh bình mà nhộn nhịp của trong đời sống của người. Tất cả những chi tiết đó các em đều cảm nhận qua lời giảng và giọng đọc của tôi thể hiện lại mà không hề biết bản thân mình đúng hay sai. Vì thế, trong quá trình dạy, tôi yêu cầu các em luôn phải cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, hòa mình vào cảnh vật để cảm nhận hết cái tình của tác phẩm. Ngoài ra, tôi nhắc các em tìm đọc thêm sách, báo, truyện; tích cực tham gia các cuộc thi do nhà trường và Liên đội tổ chức; hoặc đi tham quan du lịch, dã ngoại cùng với gia đình trong các dịp hè, dịp tết hay các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, để bản thân các em được tiếp xúc, hiểu biết nhiều về thế giới bên ngoài nhằm tăng thêm vốn sống thực tiễn cho các em, từ đó các em tiếp thu bài một cách chủ động, hứng thú, không mơ hồ và đạt hiệu quả cao trong việc cảm thụ nội dung bài học tốt hơn. 3. Thực nghiệm sư phạm a. Mô tả cách thức thực hiện Trong các năm học vừa qua, tôi đã tìm hiểu về phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4. Quá trình tìm hiểu đã giúp tôi thu được một số kinh nghiệm nhỏ về rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.Vận dụng những kinh nghiệm này vào thực tế dạy học tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Đầu năm học, các em học sinh lớp tôi đọc đúng và đọc diễn cảm số lượng còn ít. Đặc biệt việc đọc của các em rất tùy tiện không đúng ngữ điệu. Phần lớn thời gian các em dành để học Toán,Tập làm văn (học ở lớp và cả học thêm ở nhà ). Sau khi được giải thích tuyên truyền các em hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc đọc diễn cảm , các em đã có cách nhìn khác về vấn đề này. Cùng với sự quan tâm sát sao của giáo viên, sự ủng hộ của các vị phụ huynh và sự cố gắng hăng say luyện tập của các em học sinh, đọc đúng và diễn cảm của các em đã ngày càng tiến bộ. Không chỉ vậy mà kết quả học tập các môn học khác cũng không ngừng nâng cao. Đến giờ Tập đọc các em đã tích cực và hứng thú hơn. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của các em khi cô giáo nhận xét. Thấy những kết quả đọc của các em tôi biết những cố gắng của mình trong suốt năm học qua đã không bị phí hoài. Phần thưởng lớn nhất các em học sinh dành cho tôi là kết quả học tập,về chất lượng đọc mà các em đã đạt được trong thời gian qua. b. Kết quả đạt được Kết quả cụ thể ở lớp 4D Năm học 2019-2020. Tổng số: 43 em Chất lượng này được thể hiện qua kết quả như sau : Tổng Lần KT Đọc chưa lưu loát Đọc đúng Đọc diễn cảm Số HS SL % SL % SL % 14
  4. khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu. Thực tế cho thấy sách giáo khoa Tiếng việt, sách soạn bài và sách hướng dẫn phải thừa nhận là có nhiều ưu điểm nổi bật. Tìm hiểu phần hướng dẫn chung trong sách đa số giáo viên đã nắm được cơ bản của phương pháp giảng dạy mới song đi sâu vào từng bài cụ thể thì sự lúng túng và vấp váp lại không ít. Do vậy nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên soạn là quan trọng song chưa đủ còn đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao. Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, phát hiện kịp thời đọc sai, đọc ngọng trong học sinh. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo. Giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh đọc còn yếu. Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Rèn cho các em đọc trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỷ niệm ngày lễ lớn. Yêu cầu mỗi học sinh phải có quyển sổ ghi chép để chép những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn tập đọc với các môn học khác như: Tập làm văn, kể chuyện. 5. Kiến nghị, đề xuất: a. Đối với giáo viên Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó đòi hỏi người giáo viên phải: - Nắm vững phương pháp bộ môn. - Có ý thức rèn luyện giọng đọc, kỹ thuật đọc lẫn năng lực cảm thụ văn học. - Có biện pháp chữa các lỗi phát âm và đọc diễn cảm. - Có cách giảng bài truyền cảm hơn, thu hút được sự chú ý và gây hứng thú học tập cho học sinh. Do thực hiện tốt nội dung trên và áp dụng các biện pháp đề xuất, tôi thấy các em có thói quen đọc diễn cảm và đề có hứng thú khi học phân môn, từ đó giúp các em có năng lực cảm thụ văn học, tiếp xúc với văn học một cách hiệu quả, chất lượng đọc của học sinh có tiến bộ rõ rệt so với trước. Từ kết quả trên đã thu được, theo tôi để học sinh lớp 4 đọc đúng, diễn cảm, người giáo viên phải khéo léo vận dụng các phương pháp dạy học và giáo dục vào từng tình huống, vào con người và con người cụ thể. Vì thế, hoạt động dạy học của người giáo viên không cho phép dập khuôn máy móc mà đòi hỏi phải có nội dung, 16
  5. PHẦN IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Trong năm học vừa qua, tôi đã tìm hiểu về phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4. Quá trình tìm hiểu đã giúp tôi thu được một số kinh nghiệm nhỏ về rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.Vận dụng những kinh nghiệm này vào thực tế dạy học tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Đầu năm học, các em học sinh lớp tôi đọc đúng và đọc diễn cảm số lượng còn ít. Đặc biệt việc đọc của các em rất tùy tiện không đúng ngữ điệu. Phần lớn thời gian các em dành để học 18
  6. Phố Mới, ngày 6 tháng 11 năm 2020 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Ngô Thị Quỳnh 20