Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động rèn nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả giờ lên lớp

  1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết

Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vần đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Bố mẹ đi làm ca, con ở nhà một mình làm bạn với cái điện thoại hoặc máy tính, thích chơi gì thì chơi. Có cháu như những con rô bốt đã được lập trình sẵn, thiếu kĩ năng sống, thiếu kiến thức cuộc sống thực tế ... Những vấn đề trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi nhìn lại kết quả làm công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy mình còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Điều đó làm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng công tác của mình. Nhiều biện pháp đã được tôi thử nghiệm. Và đến nay tôi đã tạo được bước đột phá trong công tác chủ nhiệm.

Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy và tồ chức giáo dục, rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tương đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình nhà trường và xã

Những năm gần đây tình hình kinh tế xã Yên Giả của xã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên. Trình độ dân trí của nhân dân trong xã ngày càng có bước phát triển rõ nét. Đại đa số nhân dân đều một lòng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương của địa phương. Đảng ủy, Chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong xã thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục. Các bậc cha mẹ học sinh ngày càng quan tâm hơn đến việc học tập của con cái, ở các thôn, các dòng họ; các hội đều thành lập quỹ khuyến học cho các cháu bằng nhiều hình thức đa dang và phong phú

Yên Giả còn là một xã có mặt bằng kinh tế không đồng đều, sự chênh lệch giàu nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều, số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm chăm lo đến việc học tập của con cái, hoặc phương pháp dạy dỗ giáo dục các em học sinh ở nhà còn chưa thật phù hợp.

Tất cả những đặc điểm tình hình trên đều có tác động hai mặt, tích cực và tiêu cực đến chất lượng học tập của học sinh của xã nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng.

Trường tiểu học Yên Giả là trường đã đạt được nhiều thành tích trong công tác dạy và học. Nhà trường luôn được UBND huyện Quế Võ, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quế Võ quan tâm chỉ đạo, đó chính là động lực thúc đẩy mọi sự nỗ lực cố gắng vươn lên trong công tác và học tập của tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh.

Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm tạo điệu kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giáo dục học sinh. Nhà trường tổ chức tốt các đợt bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ để từ đó giáo viên vận dụng có hiệu quả những vấn đề đổi mới phương pháp vào dạy học và giáo dục học sinh. Liên đội đã tổ chức tập huấn công tác đội và sao nhi đồng cho các anh chị phụ trách đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh

Cha mẹ học sinh ngày càng quan tâm đến các em không chỉ về học tập mà cả các vấn đề khác như: Tạo điều kiện các em tham gia vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các buổi văn nghệ do nhà trường tổ chức, khuyến khích các em thamgia các trò chơi dân gian, các hoạt động nhân đạo, từ thiện...

Học sinh có ý thức tự giác tham gia tích cực các hoạt động do liên đội và nhà trường tổ chức.

docx 16 trang minhvi99 08/03/2023 5040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động rèn nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hoat_dong_ren_ne_nep_gop_phan_n.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động rèn nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả giờ lên lớp

  1. Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vần đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Bố mẹ đi làm ca, con ở nhà một mình làm bạn với cái điện thoại hoặc máy tính, thích chơi gì thì chơi. Có cháu như những con rô bốt đã được lập trình sẵn, thiếu kĩ năng sống, thiếu kiến thức cuộc sống thực tế Những vấn đề trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi nhìn lại kết quả làm công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy mình còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Điều đó làm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng công tác của mình. Nhiều biện pháp đã được tôi thử nghiệm. Và đến nay tôi đã tạo được bước đột phá trong công tác chủ nhiệm. Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy và tồ chức giáo dục, rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tương đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình nhà trường và xã Những năm gần đây tình hình kinh tế xã Yên Giả của xã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên. Trình độ dân trí của nhân dân trong xã ngày càng có bước phát triển rõ nét. Đại đa số nhân dân đều một lòng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương của địa phương. Đảng ủy, Chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong xã thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục. Các bậc cha mẹ học sinh ngày càng quan tâm hơn đến việc học tập của con cái, ở các thôn, các dòng họ; các hội đều thành lập quỹ khuyến học cho các cháu bằng nhiều hình thức đa dang và phong phú Yên Giả còn là một xã có mặt bằng kinh tế không đồng đều, sự chênh lệch giàu nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều, số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm chăm lo đến việc học tập của con cái, hoặc phương pháp dạy dỗ giáo dục các em học 4
  2. * Xây dựng nề nếp tự quản Để lớp có được nề nếp tự quản tốt thì ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng và hình thành cho học sinh thói quen sau: - Học nội quy, quy tắc ứng xử của học sinh. Mỗi học sinh đến lớp đều phải thực hiện nói lời hay làm việc tốt, không nói tục chửi bậy, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi và có thái độ sai - Lễ phép với người trên, tôn trọng mọi người, biết chào hỏi xưng hô đúng mực, biết đoàn kết hoà nhã với bạn bè, thật thà trong cuộc sống không gian dối trong học tập. * Nề nếp: - Ngay từ đầu năm, giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi sát sao, kịp thời nhắc nhở các em xếp hàng vào lớp theo đúng quy định. - Cùng với giáo viên bộ môn nhắc nhở các em đi vào lớp theo hàng sau mỗi tiết thể dục, tin học, không để các em chạy gây ồn ào, mất tập trung cho các lớp học khác. - Tạo thói quen cho học sinh xếp hàng ra vào lớp, phân công lớp phó lao động kiểm tra trang phục, vệ sinh trong 15 phút đầu. Hoạt động 15 phút đầugiờ nghiêm túc, có ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung của trường, lớp, không vứt rác bừa bãi. Có ý thức chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của trường. Biết tự giác bảo - vệ đồ dùng học tập ngăn nắp gọn gàng. - Trong giờ học phải nghiêm túc không được nói chuyện riêng. * Biện pháp: - Đề cử và gợi ý để học sinh bầu ra đội ngũ cán bộ lớp là những em nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, có uy tín, có trách nhiệm cao, đoàn kết và có năng lực học tập để giúp giáo viên điều hành, phân công nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong lớp học. - Xây dựng hội đồng tự quản. Giáo viên đưa các chỉ tiêu ra trước lớp, phân công trách nhiệm cho lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó, các thành viên của hội đồng tự quản. Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp cách hoạt động điều hành lớp. Yêu cầu học 6
  3. - Giáo viên luôn quan tâm sâu sát từng đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong mỗi giờ học. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời những vấn đề còn vướng mắc. Khen thưởng học sinh đạt thành tích cao. * Kế hoạch của giáo viên. - Hoàn chỉnh hồ sơ học sinh. - Hình thành tổ chức lớp, cán sự lớp. - Tổ chức họp phụ huynh đầu năm. Đưa phương hướng, kế hoạch giáo dục giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp. - Giáo viên cùng với phụ huynh luôn theo dõi sự chuyển biến hoặc thay đổi khác thường của học sinh để có thông tin liên lạc kịp thời. - Giáo viên lập kế hoạch mỗi tháng thăm hỏi, gặp gỡ 2 gia đình phụ huynh. - Kế hoạch bồi dưõng học sinh giỏi vào các buổi chiều ôn tập với hình thức chia đôi đối tượng. - Kế hoạch rèn chữ cho học sinh thường xuyên trong tất cả các giờ học, mônhọc. - Đưa kế hoạch và phát động phong trào “Hái hoa tặng cô”- những bông hoa đẹp đó là những điểm tốt trong phong trào thi đua. - Ngay từ đầu năm học, tôi điều tra học lực của các em, phân loại học sinh để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, luôn ưu tiên đến các học sinh yếu trong lớp, đưa ra những câu hỏi đơn giản hơn đế các em cảm thấy tự tin khi phát biểu ý kiến. - Tôi cũng luôn tạo ra trong lớp một không khí thi đua học tập tốt, sôi nổi trong mỗi tiết day. - Duy trì phong trào thi đua hoa điểm Tốt, phong trào Đôi bạn cùng tiến. 8
  4. - Trong buổi họp phụ huynh đầu năm cần nêu rõ cho phụ huynh biết những quy định mà lớp cũng như trường, đề nghị cha mẹ học sinh phối hợp thực hiện nghiêm túc nhằm đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. - Tạo mối liên hệ gắn bó mật thiết với cha mẹ học sinh, trao đổi kịp thời với phụ huynh học sinh các vấn đề có liên quan trong công tác giáo dục học sinh. - Chủ động nắm bắt kế hoạch hàng tháng của tổ chức Đoàn - Đội để xây dựng kế hoạch riêng phù hợp với đặc điếm tình hình của lớp và động viên các em tích cực tham gia. b. Kết quả đạt được Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình trong năm học vừa qua lớp 1A do tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả tốt. Đa số học sinh có ý thức, kỷ luật cao , thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học. Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn. Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường. Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của trường tốt: Đồng phục khi đến lớp - xếp hàng khi đến lớp và khi ra khỏi trường. * Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực và phẩm chất của học sinh c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực hiện Tôi nhận thấy mình cần chủ động hơn nữa về xây dựng kế hoạch dạy học, chủ động hơn nữa với việc tiếp cận học sinh, nắm bắt tâm tư tình cảm , ý thức của học sinh . 4. KẾT LUẬN Sau khi trình bày “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ lên lớp và các nề nếp hoạt động của lớp” lớp 1A trường Tiểu học Yên Giả. Tôi nhận thấy rằng, đối với lứa 10
  5. Để công tác chủ nhiệm trong trường Tiểu học có chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho công tác dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cần: Điều chỉnh sĩ số học sinh từ 30 đến 35 em một lớp để giáo viên có thể bao quát học sinh tốt hơn, để lớp có nhiều không gian cho học sinh hoạt động hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em. Phần III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách tâm lý lứa tuổi Tiểu học và tâm lý học Sư Phạm-tác giả:Đỗ Văn Thông-NXB Giáo Dục. 2/ Giáo Dục toàn diện học sinh Tiểu học -NXB Dân Trí. 3/ Hiểu lòng con trẻ- NXB Dân Trí. Phần IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Quá trình làm công tác chủ nhiệm, nhất là qua năm học 2019-2020 tôi đã rút ra kinh nghiệm như sau: • Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh, • Hiểu đặc điểm, tình hình, hoàn cảnh từng học sinh. Quan tâm động viên các em kịp thời. • Đầu năm phải có một số nội quy, quy định riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp bàn bạc nhất trí để cùng nhau thực hiện. • Xây dựng đội ngũ các bộ lớp năng động và sáng tạo. Xây dựng hội đồng tự quản tốt. Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với cán bộ lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. • Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. • Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và phải được duy trì xuyên suốt năm học. • Phối hợp kịp thời và chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trường. Khen thưởng học sinh có thành tích kịp thời. 12
  6. Dưới 5 5-10 9-10 Hoàn Hoàn Chưa hoàn thành tốt thành thành SL % SL % SL % SL % SL % Toán 0 0 39 100 37 94,8 37 94,8 2 5,2 0 0 Tiếng việt 0 0 39 100 18 48 18 46 21 54 0 0 * Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực và phẩm chất của học sinh Cần cố Tốt Đạt Năng lực/Phẩm chất gắng SL % SL % SL % - Tự phục vụ, tự quản 18 46.1% 21 53,9% 0 0 Năng - Hợp tác 18 46,1% 21 53,9% 0 0 lực - Tự học và tự giải quyết vấn 18 46,1% 21 53,9% 0 0 đề - Chăm học, chăm làm 31 79,4% 8 20,6% 0 0 Phẩm - Tự tin, trách nhiệm 31 74,9% 8 20,6% 0 0 chất - Trung thực, kỷ luật 31 74,9% 8 20,6% 0 0 - Đoàn kết, yêu thương 31 74,9 8 20,6% 0 0 c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực hiện 4. KẾT LUẬN Sau khi trình bày “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ lên lớp và các nề nếp hoạt động của lớp” lớp 1A trường Tiểu học Yên Giả. Tôi nhận thấy rằng, đối với lứa 14
  7. công tác chủ nhiệm ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy. Phần V: CAM KẾT Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền ;các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Yên Giả, ngày 11 tháng 11 năm 2020 NGƯỜI VIẾT Vũ Thanh Hoa Xác nhận của ban giám hiệu nhà trường Hiệu trưởng Nhuyễn Hữu Anh 16