Tài liệu Module TH - Module 1: Một số vấn đề về tâm lý học dạy học ở tiểu học - Nguyễn Văn Đức

1. Tâm lý học về sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học:

 a/ Nhận thức cảm tính 

- Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
3.1.2 Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng – Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,…) 

Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác. 

b./ Nhận thức lý tính 

- Tư duy 

Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. 

Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát 

Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học. 

- Tưởng tượng 

Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau: 

Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. 

Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,…. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. 

doc 22 trang minhvi99 09/03/2023 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Module TH - Module 1: Một số vấn đề về tâm lý học dạy học ở tiểu học - Nguyễn Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_module_th_module_1_mot_so_van_de_ve_tam_ly_hoc_day.doc

Nội dung text: Tài liệu Module TH - Module 1: Một số vấn đề về tâm lý học dạy học ở tiểu học - Nguyễn Văn Đức

  1. hiệu quả của chúng ( ), là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết lý chi phối, định hướng và quyết định thực tiễn hoạt động của con người. + Tích hợp: Là sự hòa trộn nội dung giáo dục môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. II. Nội dung 1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp. - Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội dung cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành vi đúng đắn. - Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập cũng như trong thực tiển cuộc sống. - Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. - Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau. - Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực 2.Các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học. Ý nghĩa của dạy học theo quan điểm tích hợp Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có. Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH. Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục: nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như Tích
  2. số môn học là giải pháp có thể thực hiện được nhiệm vụ GD nhiều mặt cho HS mà không quá tải. Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những khả năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy nhất. Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên tính bền vững của quá trình DH các môn học. Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn học mới Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được GV tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên môn hoặc tích hợp “nội môn. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung dạy HS nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh” làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao có sấm chớp?’, “vì sao không được chặt cây phá rừng?”, “vì sao .?.” Thực tế ở một số trường tiểu học cho thấy, các bài sọan để DH theo hướng tích hợp đã giúp cho GV tiếp cận tốt nhất với CT & SGK mới. Bài dạy linh hoạt, HS học được nhiều, được chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Muốn tiến hành có hiệu quả, cần phải chú trọng đến việc bồi dưỡng GV. GV phải hiểu được thế nào là tích hợp, phải nghiên cứu chương trình, tài liệu xem nó dựa trên môn khoa học xác định nào, có thể mở rộng quan hệ tương tác với các khoa học khác như thế nào, mức độ tích hợp thể hiện ra sao? Từ thực tiễn GD tiểu học ở nhiều nước và Việt Nam cho thấy, DH theo hướng tích hợp là xu thế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. GV tiểu học khi đã quen với cách dạy tích hợp thì việc xử lí các tình huống GD trở nên mềm dẻo hơn. DH theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của HS, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp DH ở trường tiểu học. 2. Phương pháp lựa chon địa chỉ tích hợp và xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục của tiểu học. Tích hợp trong chương trình tiểu học sau 2000 b. Phương pháp Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như
  3. Mục đích của giải pháp tích hợp được phát biểu trong tài liệu chương trình tiểu học là nhằm làm giảm sự năng nề, gia tăng khả năng vận dụng thực hành và tính thực tiễn của chương trình, tạo điều kiện cho người học phát triển năng lực (Đỗ Đình Hoan, 2002). Tích hợp trong chương trình tiểu học sau 2015 Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu rõ: “ thực hiện đổi mới chương trình SGK từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Chương trình hướng tới mục tiêu phát triển năng lực không chỉ dựa vào tính hệ thống, logic của khoa học tương ứng khi xác định nội dung học tập mà còn gắn với các tình huống thực tiễn, chú ý đến khả năng học tập và nhu cầu, phong cách học của mỗi cá nhân học sinh. Các yêu cầu này đòi hỏi chương trình cần được phát triển theo định hướng tích hợp nhằm tạo điều kiện cho người học liên tục huy động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực môn học và hoạt động giáo dục khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Qua đó, các năng lực chung cơ bản cũng như năng lực chuyên biệt của người học được phát triển. Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012, CTGDGPT sau 2015, “Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những năng lực cần thiết” Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2012). Định hướng tích hợp sẽ thực hiện trong chương trình GDPT theo hình thức và mức độ tích hợp trong phạm vi hẹp và tích hợp trong phạm vi rộng. Hai hướng tích hợp này phần nào tương thích với định hướng tích hợp đa môn và tích hợp liên môn như đã đề cập ở trên. Phương án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông như sau: Ở tiểu học, tương tự như chương trình tiểu học hiện hành, tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản , vào các môn học và hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, hai môn học mới được ra đời trên cớ sở kết hợp các môn học có nội dung liên quan với nhau. Đó là môn Khoa học và Công nghệ được xây dựng trên cơ sở hai môn Khoa học và môn Công nghệ (Kĩ thuật) ở các lớp 4 và 5 trong chương trình hiện hành. Môn thứ hai là Tìm hiểu xã hội được xây dựng từ môn Lịch và Địa lý của chương
  4. d. Làm quen với so sánh và nhân hóa. 2. Các hình thức luyện tập: a. Các bài tập về từ: b. Các bài tập về câu. c. Các bài tập về dấu câu d. Các bài tập về biện pháp tu từ. IV. Các biện pháp dạy học chủ yếu : 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập : Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập( Bằng câu hỏi, lời giải thích) Giáo viên giúp học sinh chữa một phần của bài tập để làm mẫu. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét, rút ra ghi nhớ. 2. Cung cấp cho học sinh một số tri thức cơ bản về từ, câu, dấu câu: Kiến thức rút ra qua các bài tập. V. Quy trình giảng dạy : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Dạy bài mới. a. GTB b. Hướng dẫn luyện tập. - Giáo viên tổ chức: + Đọc và xác định yêu cầu bài tập + Làm mẫu + Làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên. + Trao đổi, nhận xét, rút ra ghi nhớ về kiến thức. c. Củng cố dặn dò Chốt kiến thức, nêu yêu cầu về nhà. VI . Những khó khăn vướng mắc : 1. Giáo viên: Chưa nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và sách tham khảo. Các PPDH và hoạt động dạy học chưa hay, chưa hiệu quả. Gv còn làm thay học sinh nhiều. Chưa phân bố thời gian hợp lí, hệ thống câu hỏi chưa ngắn gọn. 2. Học sinh : Vốn từ còn nghèo. Chưa xác định được yêu cầu bài tập. VII. Giải pháp : • Giáo viên : Chuẩn bị tốt nội dung bài dạy. Định hướng cụ thể phương pháp và hình thức tổ chức cho từng hoạt động
  5. - Gv giảng : Thế nào là thành ngữ và tục - Lắng nghe ngữ? + Trong các câu thành ngữ, tục ngữ này đã thể hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái, của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, của anh chị em với nhau. + Gv giải thích câu : “ Con hiền, cháu thảo”, - Lắng nghe + nhắc lại con có cha như nhà có nóc, con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. + Gv cho hs thảo luận theo nhóm bàn. - Thảo luận + yêu cầu báo cáo - Báo cáo, nhận xét + Gv chốt đáp án đúng. - Lắng nghe, nêu hiểu biết của mình về những câu thành ngữ, tục ngữ. + Gv giảng, liên hệ : Cha mẹ là người yêu - Lắng nghe, nêu những việc cần thương ta nhất, luôn che chở và bảo vệ ta. Vì làm để thể hiện tình cảm với vậy mỗi chúng ta cần ngoan ngoãn, học tập những người trong gia đình. tốt để ông bà, cha mẹ vui lòng, để vẻ vang cha mẹ c. Bài tập 3 : - yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu. - Thực hiện - Gv mời học sinh nhắc lại ngắn gọn nội - HSG dung các bài tập đọc. - Gv gọi 1 HS làm mẫu phần a. - 2 HS - GV yêu cầu học sinh nói cho nhau nghe - Nhóm 4 những câu mình đặt. - YC HS nói câu vừa đặt. - HS đặt câu + lớp nhận xét. - GV chốt: mẫu câu Ai là gì ? - Lắng nghe. c. Củng cố, dặn dò: 3phút - GV nhận xét tiết học - GV nhắc HS về nhà HTL 6 thành ngữ, tục ngữ ở BT2.