Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Giáo dục thể chất (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)

1. Vị trí và tên môn học trong chương trình giáo dục phổ thông  
Trong chương trình giáo dục phổ thông, có nhiều môn học chỉ xuất hiện ở một 
cấp học hoặc một số lớp. Giáo dục thể chất là môn học được học từ lớp 1 đến lớp 12. 
Tên môn Giáo dục thể chất này được sử dụng cho cả ba cấp học tiểu học, trung học cơ 
sở và trung học phổ thông. Như vậy, về tên gọi so với chương trình hiện hành là có 
thay đổi, từ tên gọi môn Thể dục (chương trình hiện hành), sang tên môn Giáo dục thể 
chất ở chương trình mới, về cơ bản vị trí môn học trong chương trình mới không thay 
đổi so với chương trình hiện hành.  
2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo 
dục định hướng nghề nghiệp  
Chương trình môn Giáo dục thể chất mới chú trọng mục tiêu và giải pháp giúp 
học sinh phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực; kết hợp phát triển các năng 
lực chung như: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải 
quyết vấn đề và sáng tạo, song song với phát triển các năng lực đặc thù như: năng lực 
chăm sóc sức khoẻ, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao; 
kết hợp phát triển năng lực với phát triển phẩm chất. Thông qua những bài tập thể chất 
đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, tư thế và kĩ năng vận động cơ bản, các bài 
tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn 
thương trong hoạt động thể dục thể thao.  
Môn học Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất, 
năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, đáp 
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần 
phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng 
thể thao. Về nội dung cốt lõi của môn học: điểm khác biệt trong thiết kế Chương trình 
môn Giáo dục thể chất mới là căn cứ vào các yêu cầu cần đạt mà xác định nội dung 
môn học, bao gồm các mạch kiến thức chung, vận động cơ bản và hoạt động thể thao 
phù hợp (thể thao tự chọn), nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng 
lực của học sinh ở từng cấp học. 
Chương trình môn Giáo dục thể chất mới phân chia nội dung dạy học theo hai 
giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.  
Chương trình cả hai giai đoạn đều được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với 
các kĩ năng chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và hoạt động thể thao. Tuy nhiên, nội 
dung giáo dục ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng:  
– Giai đoạn giáo dục cơ bản: Mục tiêu của giai đoạn này giúp học sinh biết cách 
chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức

khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ 
năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. 
Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của 
mình và khả năng đáp ứng của nhà trường. 
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Trong giai đoạn này Chương trình 
môn Giáo dục thể chất được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. 
Môn học tiếp tục củng cố và phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, 
phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh có năng 
khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp.  
3. Quan hệ với môn học và hoạt động giáo dục khác 
Chương trình môn Giáo dục thể chất mới nhấn mạnh thêm tính công cụ và tính 
chất tổng hợp liên ngành, thể hiện rõ mối quan hệ qua lại giữa các môn học: Nội dung 
Chương trình môn Giáo dục thể chất mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hóa, 
đạo đức, triết học, lịch sử, địa lí, nghệ thuật,…nên liên quan tới nhiều môn học và hoạt 
động giáo dục khác như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học 
tự nhiên, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngữ văn, Hoạt động trải 
nghiệm, Tin học,... Các kĩ năng được phát triển trong môn Giáo dục thể chất, với chức 
năng giúp học sinh học các môn khác thuận lợi, hiệu quả hơn; ngược lại nội dung giáo 
dục của các môn học khác cũng cung cấp thêm dữ liệu để môn Giáo dục thể chất khai 
thác; vì vậy việc dạy học Giáo dục thể chất cần bảo đảm tinh thần tích hợp liên môn, 
đề cao yêu cầu liên hệ và vận dụng vào hoạt động thực tiễn hằng ngày.  

pdf 47 trang minhvi99 07/03/2023 7160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Giáo dục thể chất (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tim_hieu_chuong_trinh_mon_giao_duc_the_chat_trong_c.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Giáo dục thể chất (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)

  1. bài học nhằm phát triển tố chất thể lực. kĩ thuật chạy – Chưa biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện. – Chạy cự li ngắn – Chưa hoàn thành lượng vận động bài tập. 60m - Chưa biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và – Một số trò chơi nhận xét kết quả tập luyện. phát triển sức nhanh – Chưa vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để rèn luyện hằng ngày. – Chưa nhận biết được các yếu tố dinh dưỡng cơ bản có ảnh hưởng trong tập luyện và phát triển thể chất. – Chưa biết một số điều luật cơ bản ở các nội dung: Chạy cự li ngắn; Đánh giá học – Không thực hiện được các động tác bổ trợ – Chế độ dinh dưỡng sinh sau khi kĩ thuật chạy; không thực hiện được các giai trong tập luyện thể dục học Chủ đề đoạn chạy cự li ngắn (60m); thể thao. Chạy cự li – Không biết lựa chọn và tham gia các hoạt ngắn động trò chơi vận động phù hợp với yêu cầu, – Các động tác bổ trợ nội dung bài học. kĩ thuật chạy 1 – 2 điểm – Không biết điều chỉnh, sửa sai động tác – Chạy cự li ngắn thông qua nghe, quan sát và tập luyện. 60m – Không hoàn thành LVĐ của bài tập. – Không biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện – Một số trò chơi và nhận xét kết quả tập luyện. phát triển sức nhanh – Không vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để rèn luyện hằng ngày. Chủ đề 1: Kỹ thuật cơ bản - Lớp 10 Đánh giá minh họa Yêu cầu cần đạt Nội dung kiến thức Kết quả – Biết sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng, ) và - Sử dụng các yếu tố tự dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ và nhiên (không khí, nước, ánh Đánh giá học phát triển các tố chất thể lực. sáng, ) và dinh dưỡng để sinh sau khi – Có hiểu biết sơ giản về lịch sử môn rèn luyện sức khoẻ và phát học chủ đề Kĩ thể thao được lựa chọn. triển thể chất. 9-10 điểm thuật cơ bản – Vận dụng tốt một số điều luật của môn - Lịch sử sơ giản môn thể của môn thể thể thao lựa chọn vào trong tập luyện. thao lựa chọn. thao tự chọn – Thực hiện đúng các kĩ thuật cơ bản - Một số điều luật môn thể 37
  2. thể thao ưa thích. - Phán đoán, xử lí các tình – Vận dụng linh hoạt những hiểu biết về huống linh hoạt và phối hợp môn thể thao đã lựa chọn để tập luyện với đồng đội trong tập luyện hằng ngày. và thi đấu môn thể thao – Thể hiện sự tăng tiến thể lực trong tập - Vận dụng những hiểu biết luyện. về môn thể thao đã lựa chọn – Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học để tập luyện hằng ngày sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT - Tăng tiến thể lực trong tập – Có ý thức tự giác, tinh thần tập thể, luyện. đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tập - Tiêu chuẩn đánh giá thể luyện. lực học sinh theo quy định – Thể hiện sự yêu thích môn thể thao của Bộ Giáo dục và Đào trong học tập và rèn luyện . tạo. - Tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tập luyện. - Yêu thích môn thể thao trong học tập và rèn luyện. – Biết sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng, ) và - Sử dụng các yếu tố tự dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ và nhiên (không khí, nước, ánh phát triển các tố chất thể lực. sáng, ) và dinh dưỡng để – Có hiểu biết sơ giản về lịch sử môn rèn luyện sức khoẻ và phát thể thao được lựa chọn. triển thể chất. – Vận dụng được một số điều luật của - Lịch sử sơ giản môn thể môn thể thao lựa chọn vào trong tập thao lựa chọn. luyện. - Một số điều luật môn thể – Thực hiện được các kĩ thuật cơ bản thao lựa chọn. Đánh giá học của môn thể thao lựa chọn. - Các động tác kĩ thuật cơ sinh sau khi – Biết điều chỉnh, sửa sai một số động bản môn thể thoa lựa chọn học chủ đề Kĩ tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện - Điều chỉnh sửa sai một số thuật cơ bản của bản thân và tổ, nhóm. động tác thông qua nghe, của môn thể – Biết phán đoán, xử lí các tình huống quan sát, tập luyện của bản 5-6 điểm thao tự chọn linh hoạt và phối hợp được với đồng đội thân và tổ, nhóm. trong tập luyện và thi đấu môn thể thao - Phán đoán, xử lí các tình ưa thích. huống linh hoạt và phối hợp – Vận dụng được những hiểu biết về với đồng đội trong tập luyện môn thể thao đã lựa chọn để tập luyện và thi đấu môn thể thao hằng ngày. - Vận dụng những hiểu biết – Thể hiện sự tăng tiến thể lực trong tập về môn thể thao đã lựa chọn 39
  3. – Chưa thể hiện sự yêu thích môn thể của Bộ Giáo dục và Đào thao trong học tập và rèn luyện . tạo. - Tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tập luyện. - Yêu thích môn thể thao trong học tập và rèn luyện. - Sử dụng các yếu tố tự - Biết sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh nhiên (không khí, nước, ánh sáng, ) và sáng, ) và dinh dưỡng để dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ và rèn luyện sức khoẻ và phát phát triển các tố chất thể lực. triển thể chất. – Hạn chế về sự hiểu biết sơ giản về lịch - Lịch sử sơ giản môn thể sử môn thể thao được lựa chọn. thao lựa chọn. – Chưa vận dụng được một số điều luật - Một số điều luật môn thể của môn thể thao lựa chọn vào trong tập thao lựa chọn. luyện. - Các động tác kĩ thuật cơ – Không thực hiện được các kĩ thuật cơ bản môn thể thoa lựa chọn bản của môn thể thao lựa chọn. - Điều chỉnh sửa sai một số – Không biết điều chỉnh, sửa sai một số động tác thông qua nghe, động tác thông qua nghe, quan sát, tập quan sát, tập luyện của bản Đánh giá học luyện của bản thân và tổ, nhóm. thân và tổ, nhóm. sinh sau khi – Không có khả năng phán đoán tốt, xử - Phán đoán, xử lí các tình học chủ đề Kĩ lí các tình huống linh hoạt và phối hợp huống linh hoạt và phối hợp thuật cơ bản với đồng đội trong tập luyện và thi đấu với đồng đội trong tập luyện của môn thể 1-2 điểm môn thể thao ưa thích. và thi đấu môn thể thao thao tự chọn – Không vận dụng được những hiểu biết - Vận dụng những hiểu biết về môn thể thao đã lựa chọn để tập về môn thể thao đã lựa chọn luyện hằng ngày. để tập luyện hằng ngày – Không có sự tăng tiến thể lực trong tập - Tăng tiến thể lực trong tập luyện. luyện. – Không đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực - Tiêu chuẩn đánh giá thể học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT lực học sinh theo quy định – Chưa có ý thức tự giác, tinh thần tập của Bộ Giáo dục và Đào thể, đoàn kết giúp đỡ trong tập luyện. tạo. – Chưa thể hiện được sự yêu thích môn - Tự giác, tinh thần tập thể, thể thao trong học tập và rèn luyện . đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tập luyện. - Yêu thích môn thể thao 41
  4. - Đánh giá định lượng: Kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số theo thang điểm 10. Giáo viên sử dụng hình thức đánh giá này đối với đánh giá thường xuyên chính thức và đánh giá định kì được sử dụng chủ yếu ở cấp THCS và THPT Như vậy, cách đánh giá của môn học Giáo dục thể chất ở cấp THCS và THPT được đánh giá theo thang điểm 10. Trong thang điểm sử dụng khi đánh giá được thể hiện: Điểm thấp nhất là điểm 1 và cao nhất là điểm 10. Đối tượng được đánh giá là học sinh cấp THCS; THPT nói chung và đặc biệt trong cách đánh giá minh họa là học sinh lớp 6, lớp 10 nói riêng, đây là đối tượng học sinh đầu cấp THCS và THPT. Nên cách đánh giá cũng phải hết sức linh hoạt và phù hợp. Xét trong các mức độ đánh giá được trình bày trong cách đánh giá minh họa nêu trên, yêu cầu cần đạt về năng lực của người học được ghi trong chương trình môn học rất rõ và cũng rất mở cho quá trình đánh giá của người giáo viên đối với quá trình rèn luyện của học sinh. Điều này giúp cho giáo viên có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp cho từng trường hợp và điều kiện cụ thể để tạo cơ hội cho các em học sinh tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường. Dưới đây chúng tôi sẽ lấy một ví dụ để minh họa cho cách thức đánh giá (ở cấp THCS) để giúp các thầy cô có cơ sở đối chiếu cho các cấp, các lớp khác trong chương trình giáo dục phổ thông. Ví dụ: Khi đánh giá kết quả học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 6 ở chủ đề Chạy cự li ngắn được sử dụng ở 5 mức thang điểm đó là: Điểm 9 – 10; Điểm 7 – 8; Điểm 5 -6, Điểm 3 – 4; Điểm 1 - 2 Xét về nội dung học trong cả 5 mức thang điểm đánh giá đều không có khác biệt, xem bảng dưới đây: Bảng 1: So sánh nội dung học 9-10 điểm 7 – 8 điểm 5 – 6 điểm 3 – 4 điểm 1 – 2 điểm – Chế độ dinh – Chế độ dinh – Chế độ dinh – Chế độ dinh – Chế độ dinh dưỡng trong tập dưỡng trong tập dưỡng trong tập dưỡng trong tập dưỡng trong tập luyện thể dục thể luyện thể dục thể luyện thể dục thể luyện thể dục thể luyện thể dục thể thao thao thao thao thao – Các động tác bổ Các động tác bổ Các động tác bổ Các động tác bổ Các động tác trợ kĩ thuật chạy trợ kĩ thuật chạy trợ kĩ thuật chạy trợ kĩ thuật chạy bổ trợ kĩ thuật – Chạy cự li ngắn – Chạy cự li ngắn – Chạy cự li ngắn – Chạy cự li chạy 60m 60m 60m ngắn 60m – Chạy cự li ngắn 60m – Một số trò chơi – Một số trò chơi – Một số trò chơi – Một số trò chơi – Một số trò phát triển sức phát triển sức phát triển sức phát triển sức chơi phát triển nhanh nhanh nhanh nhanh sức nhanh 43
  5. lượng vận động lượng vận động lượng vận động thành lượng vận thành lượng vận của bài tập. của bài tập. của bài tập. động của bài tập. động của bài tập. + Tự giác, tích + Tự giác, tích + Tự giác, tích + Chưa tự giác + Không tự giác cực, thể hiện rõ cực, đoàn kết và cực, đoàn kết và tích cực, đoàn tích cực, đoàn tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn trong giúp đỡ bạn trong kết và giúp đỡ kết và giúp đỡ và giúp đỡ bạn tập luyện tập luyện bạn trong tập bạn trong tập trong tập luyện luyện luyện + Thể hiện được + Biết điều khiển + Biết điều khiển + Chưa biết + Không biết khả năng điều tổ, nhóm tập luyện tổ, nhóm tập điều khiển tổ, điều khiển tổ, khiển tổ, nhóm và nhận xét kết luyện và nhận xét nhóm tập luyện nhóm tập luyện tập luyện và nhận quả tập luyện. kết quả tập luyện. và nhận xét kết và nhận xét kết xét kết quả tập quả tập luyện. quả tập luyện. luyện. + Vận dụng được + Vận dụng được + Vận dụng được + Chưa vận + Không biết kiến thức, kĩ năng kiến thức, kĩ năng kiến thức, kĩ năng dụng được kiến vận dụng được đã học để rèn đã học để rèn đã học để rèn thức, kĩ năng đã kiến thức, kĩ năng luyện hằng ngày luyện hằng ngày luyện hằng ngày học để rèn luyện đã học để rèn hằng ngày luyện hằng ngày Như vậy, giữa các mức đánh giá về năng lực thực hành của học sinh khi thực hiện các động tác trong bài học có sự khác biệt về chất lượng động tác như các từ miêu tả mức độ hoàn thành động tác; hoặc những mức độ thể hiện khác biệt về chất lượng hoàn thành lượng vận động trong bài học tương ứng với những mức độ đánh giá là thang đánh giá bằng điểm (từ 1 đến 10 điểm): * Thực hiện đúng; * Thực hiện được; * Chủ động; * Hoàn thành tốt * Thể hiện được khả năng; * Thể hiện rõ tinh thần * Chưa thực hiện được; * Không thực hiện được * Chưa biết; * Chưa nhận biết được; * Chưa hoàn thành; * Không hoàn thành * Chưa vận dụng được; * Không vận dụng được, Để động viên và khích lệ được tinh thần, sự yêu thích hoạt động thể dục thể thao cho học sinh, người giáo viên không những cần có chuyên môn tốt, có nghiệp vụ dạy học giỏi, mà còn cần phải có kĩ năng xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá nói chung, đặc biệt là phải có năng lực biên soạn, tổ chức, hướng dẫn về cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học, để làm sao vừa phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh trong tập luyện và tham gia các hoạt động thể dục thể dục trong và ngoài nhà trường đạt được chất lượng cao, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cho mỗi nhà trường, mà còn góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho nước nhà. 45