Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module TH1: Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở tiểu học

1/ Tâm lí học về sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học:

a/ Khái niệm trí tuệ:

- Trí tuệ là vấn đề phức tạp của cả Triết học, Tâm lí học và Giáo dục học. Ở đây, chỉ xem   xét trí tuệ dưới góc độ Tâm lí học và Giáo dục học. Cũng như nhiều khái niệm vốn có còn mang nặng màu sắc “đời sống”, thuật ngữ “trí tuệ” cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

-Trí tuệ biểu hiện ra nhiều mặt và liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau. Trí tuệ có thể biểu hiện ở mặt nhận thức như nhanh biết, nhanh hiểu, mau nhớ hoặc biết suy xét, tìm ra nhanh các quy luật, có óc tưởng tượng phong phú, hình dung ngay và đúng điều người khác nói, đến hành động nhanh trí, sáng tạo tháo vát, linh hoạt; đến các phẩm chất: óc tò mò, lòng say mê, sự kiên trì miệt mài.

b/ Những đặc điểm của trí tuệ:

- Nhận thức được đặc điểm bản chất của tình huống mới do người khác đưa ra hoặc tự mình nêu ra vấn đề cần giải quyết.

- Sáng tạo công cụ mới, phương pháp mới, cách thức mới, phù hợp với hoàn hoàn cảnh mới (tất nhiên trên cơ sở những tri thức và kinh nghiệm tiếp thu được trước đó). Do đó, trí tuệ không chỉ bộc lộ qua nhận thức mà qua cả hành động. Đa số các hành động đều được tổ chức trong óc trước khi đưa vào thực hiện.

c/ Một vấn đề về hình thành trí tuệ:

- Thực chất của việc hình thành trí tuệ là phát triển năng lực suy nghĩ, sáng tạo mà bước đầu là nhận thức “bài toán”, giải các “bài toán” thực tiễn ở các mức độ khác nhau.

- Việc hình thành và phát triển trí tuệ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thống nhất và có hệ thống đặc biệt khi trẻ em ở tiểu học.

- Hình thành và phát triển trí tuệ không tách rời việc rèn luyện năng lực quan sát, phát triển trí nhớ.

- Hình thành trí tuệ phải đi song song với việc giáo dục tình cảm đẹp, rèn luyện ý chí và bồi dưỡng những phẩm chất khác của nhân cách.

- Muốn hình thành trí tuệ cho trẻ em, đặc biệt ở bậc Tiểu học, cần phải thay đổi cấu trúc, nội dung tài liệu dạy học. Trong dạy học nếu nội dung còn là những trí tuệ cũ, có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa thì dù phương pháp giảng dạy có được đổi mới, thì cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh. Phải xây dựng nội dung dạy học sao cho nó không phải “thích nghi” với trình độ sẵn có của trẻ, mà đòi hỏi trẻ phải có trình độ cao hơn, có phương thức hoạt động trí tuệ phức tạp hơn. Nếu trẻ thực sự nắm được nội dung thì đó là chỉ tiêu rõ nhất về trình độ trí tuệ của trẻ.

- Tất cả giáo viên đều có nhiệm vụ và có thể góp phần vào việc phát triển trí tuệ của học sinh bằng cách tạo ra các điều kiện để học sinh suy nghĩ chủ động, độc lập sáng tạo trong việc đề ra và giải quyết các “bài toán” nhận thức và thực tiễn. Nhiệm vụ này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống trong từng giờ lên lớp

doc 16 trang minhvi99 09/03/2023 5000
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module TH1: Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_module_th1_mot_so_van_d.doc

Nội dung text: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module TH1: Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở tiểu học

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ CƯỜNG 2 Giáo viên: Đinh Thị Hà Năm học: 2018 – 2019 BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN Module TH 9 Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học 1. Các nội dung cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học: A. Thực trạng đời sống tâm lý học sinh tiểu học: Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế-xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh tiểu học nối riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc : nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường, thậm chí tự tử, gây án mạng * Khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi: Học sinh tiểu học là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đang theo học chương trình tiểu học từ lớp 1 – lớp 5 tại các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trẻ tiểu học có những đặc điểm đặc trưng về mặt tâm lý như sau: Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ giao tiếp ra bên ngoài, thích làm quen với bạn bè cùng lứa và nhiều người lớn khác. Trong giai đoạn lứa tuổi này, các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều huyền hoặc. Trẻ tiểu học có tâm hồn đa cảm, rất dễ xúc động, do đó, bất cứ hành động thô bạo nào
  2. viên, phụ huynh HS – những người có liên quan đến sự nghiệp “trồng người”. - Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội, các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt khác, sự hiểu biết của HS về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy HS tiểu học có thể có những rối loạn về phát triển tâm lý, rối loạn phát triển các kỹ năng nhà trường (như đọc, viết, tính toán ), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như vô kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, hung bạo ). Hậu quả là ngày càng có nhiều HS tiểu học gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy, những HS này rất cần được sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của thầy cô giáo và cha mẹ. - Đứng trước thực trạng trên cho thấy rất cần có những hoạt động trợ giúp tâm lý học đường cho HS. Việc xây dựng các hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS trong nhà trường sẽ giúp cho giáo viên và HS hiểu biết rõ hơn về những vấn đề liên quan tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em để giúp đỡ và hướng cho các em phát triển một cách đúng đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và người khác tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các hoạt động trợ giúp tâm lý trong trường học còn chưa được thực hiện một cách phổ biến; 2. Phương pháp kỹ thuật tư vấn cho học sinh tiểu học: Khi đời sống kinh tế được nâng cao đã làm cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng có điều kiện phát triển về thể lực, trí lực về kỹ năng sống. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi quan trọng do sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại thì nó cũng có những thách thức. Những áp lực này đã tạo nên những khó khăn tâm lý rất nhiều và các em cần tới sự trợ giúp.Học sinh ở bất kì cấp học nào cũng đều có nguy cơ mắc phải những rối nhiễu này. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết. - Tuy nhiên, để cho việc tư vấn học đường trở thành một hoạt động phổ biến trong trường học thì đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực lớn của không chỉ các giáo viên làm nhiệm vụ tư vấn mà còn của toàn xã hội, việc đánh giá (phòng ngừa) nhằm phát hiện những
  3. được tâm lý của bản thân và tự nhận ra vấn đề/ khó khăn của mình. Học sinh nên chuẩn bị tâm thế trước mọi hoàn cảnh, sẵn sàng đón nhận thử thách, khó khăn trong cuộc sống, học tập và nỗ lực tìm cách khắc phục chúng. - Về phía giáo viên: nên quan tâm, tìm cách trợ giúp cho nhóm học sinh đang “thường xuyên lo lắng và bất an” , đồng thời cũng nên tìm giải pháp hỗ trợ cho những học sinh “thỉnh thoảng”. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh mình đang giảng dạy, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp. Gần gũi học sinh hơn nữa, không chỉ thông qua giao lưu trong tiết học mà nên chủ động trò chuyện, quan tâm tới học sinh để xóa đi khoảng cách giữa người học và người dạy; để thấu hiểu học sinh; biết được nhu cầu và nguyện vọng của học sinh; tránh gây áp lực không cần thiết lên học sinh. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh; để hỗ trợ học sinh phòng ngừa, phát hiện sớm những khó khăn tâm lý và trợ giúp kịp thời. - Về phía nhà trường: tạo điều kiện hỗ trợ các học sinh đang có khó khăn tâm lý hiện nay. Thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học. Quan tâm đầu tư cả nguồn nhân lực (chất xám) và tài chính cho việc đào tạo chuyên sâu đội ngũ giáo viên tư vấn tâm lý học đường không chỉ giúp học sinh giải quyết những khó khăn tâm lý gặp phải mà họ còn giúp phòng ngừa những khó khăn có thể xảy ra; đặc biệt là phát hiện và can thiệp sớm những khó khăn tâm lý mới xuất hiện. Nhà trường và cả phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc cho các em có đời sống tâm trí khỏe.
  4. giảm được số đầu sách, vận dụng kiến thức liên môn thường xuyên. Nhược điểm là ở chổ xây dựng môn học mới là khó khăn; gây xáo trộn trong quản lí chỉ đạo; phải bồi dưỡng GV về nội dung pp, gặp khó khăn về mặt tâm lí chuyên môn. 3. Nội dung tích hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục * Môn tiếng Việt: Nội dung được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc. Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp theo nguyên tắc đồng quy giữa các phân môn với nhau, giữa kiến thức TV với các mảng kiến thức văn học, thiên nhiên, con người, xã hội; giữa các KT-KN-TĐ; giữa các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Hướng tích hợp này được thực hiện thông qua hệ thống chủ điểm học tập. Theo quan điểm tích hợp như trên thì các phân môn (kể chuyện, tập đọc ) được tập hợp lại quanh một chủ điểm, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng được gắn bó chặt chẽ với nhau. Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị KT và KN theo nguyên tắc đồng tâm. Kiến thức lớp trên bao gồm kiến thức lớp dưới nhưng được mở rộng hơn. Đây là giải pháp nâng dần kiến thức góp phần hình thành phẩm chất mới của nhân cách. * Môn địa lí và lịch sử Ở các lớp 1 đến 3 nhiều kiến thức địa lí, lịch sử được lòng ghép trong chủ đề của môn TNXH. Lên lớp 4,5 hai môn ĐL-LS tách riêng nhưng khi dạy học lại có những nội dung có liên quan mật thiết giữa hai phần. Vì vậy chúng ta cần thay đổi thứ tự nội dung và liên hệ những kiến thức gần nhau; đồng thời liên hệ bài học với những nét đặc thù tiêu biểu của lịch sử địa lí địa phương. Trong những năm gần đây có nhiều kiến thức mới đã được tích hợp vào môn địa lí như: Giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục dân số ; các nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và biển đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng được tích hợp vào các môn học trong đó có môn ĐL&LS. * Môn MT, ÂN, Thủ công Được kết hợp lại thành môn Nghệ thuật nhằm giảm số đầu môn học ở tiểu học, đồng thời để tích hợp các nội dung mang tính nghệ thuật. II. Phương pháp lựa chọn địa chỉ tích hợp; xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học. a. Phương pháp PPDH tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận, toàn phần, từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. * Phương pháp.
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ CƯỜNG 2 Giáo viên: Đinh Thị Hà Năm học: 2018 – 2019 BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN Module TH 14 Thực hành thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? Luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên (GV) và cán bộ quản lí giáo dục. Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin ; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
  6. chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những KT, KN cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch KT, KN và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch KT, KN. Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ KT, KN của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của HS và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về KT, KN. Nếu nắm vững nội dung bài học, GVsẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch KT, KN của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các KT, KN trong bài một cách thích hợp. - Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.