Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tin học

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Giáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức 
và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách 
suy nghĩ và hành động của con người, là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời. 
Môn Tin học giúp học sinh thích ứng và hoà nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển cho học sinh năng 
lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc. 
Nội dung môn Tin học phát triển ba mạch kiến thức hoà quyện: Học vấn số hoá phổ thông (DL), Công nghệ thông tin 
và truyền thông (ICT), Khoa học máy tính (CS) và được phân chia theo hai giai đoạn: 
– Giai đoạn giáo dục cơ bản: 
Môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sử dụng công cụ kĩ thuật số, làm quen và sử dụng 
Internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu và 
tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong trao đổi và chia sẻ thông tin.  
Ở cấp tiểu học, chủ yếu học sinh học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị tin học tuân 
theo các nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ,đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy 
tính.  
Ở cấp trung học cơ sở, học sinh học cách sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng để làm ra sản phẩm số phục vụ 
học tập và đời sống; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tự 
động hoá của công nghệ kĩ thuật số; học cách tổ chức lưu trữ, quản lí, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số, đánh giá và lựa chọn 
thông tin. 
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: 
Môn Tin học có sự phân hoá sâu. Tuỳ theo sở thích và dự định về nghề nghiệp trong tương lai, học sinh lựa chọn một 
trong hai định hướng: Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.  

Hai định hướng có chung một số chủ đề con và mỗi định hướng này còn có những chủ đề con riêng. 
Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính như một công cụ của công nghệ kĩ thuật số trong 
cuộc sống, học tập và làm việc, đem lại sự thích ứng và khả năng phát triển dịch vụ trong xã hội số. 
Định hướng Khoa học máy tính đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống máy tính, 
phát triển tư duy máy tính, khả năng tìm tòi, khám phá các hệ thống tin học, phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính. 
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, học sinh có thể chọn một số chuyên đề học tập tuỳ theo sở thích, nhu cầu và định 
hướng nghề nghiệp. Những chuyên đề thuộc định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực hành ứng dụng, giúp học 
sinh thành thạo hơn trong sử dụng các phần mềm thiết yếu, làm ra sản phẩm số thiết thực cho học tập và cuộc sống. Những 
chuyên đề thuộc định hướng Khoa học máy tính nhằm giới thiệu lập trình điều khiển robot giáo dục, kĩ thuật thiết kế thuật 
toán, một số cấu trúc dữ liệu và một số nguyên tắc thiết kế mạng máy tính. 

pdf 85 trang minhvi99 07/03/2023 6360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_tin_hoc.pdf

Nội dung text: Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tin học

  1. Chủ đề Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin 14% 14% 11% Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số 3% 3% 3% Chủ đề E. Ứng dụng tin học 14% 37% 20% Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính 17% 23% 45% Đánh giá định kì 6% 6% 6% Chú thích: Với mỗi nội dung, thời lượng thực hành khoảng 35%. b)Thời lượng dành cho các nội dung ở mỗi lớp cấp trung học cơ sở (tỉ lệ % số tiết) Chủ đề Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng 17% 17% 6% 6% Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet 11% 0% 0% 0% Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin 17% 8% 11% 9% Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số 9% 6% 3% 6% Chủ đề E. Ứng dụng tin học 26% 49% 45% 48% Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính 14% 14% 23% 17% Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học 0% 0% 6% 8% Đánh giá định kì 6% 6% 6% 6% 74
  2. Chủ đề Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 21% 37% Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính 54% ICT CS ICT CS 26% 46% 0% 17% Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học 7% 4% 10% Đánh giá định kì 3% 3% 5% Chú thích: – Thời lượng thực hành của định hướng Tin học ứng dụng khoảng 50%, của định hướng Khoa học máy tính khoảng 35%. – Thời lượng dành cho mỗi chủ đề bao gồm: Thời lượng chung cho cả hai định hướng ICT và CS; thời lượng dành cho mỗi định hướng: Tin học ứng dụng (ICT), Khoa học máy tính (CS). d)Thời lượng dành cho các chuyên đề học tập ở mỗi lớpcấp trung học phổ thông (số tiết) Phân bổ số tiết dành cho các chuyên đề học tập (bao gồm cả đánh giá định kì) ở các lớp như sau: Chuyên đề Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chuyên đề 10.1, chuyên đề 11.1, chuyên đề 12.1 10 10 10 Chuyên đề 10.2, chuyên đề 11.2, chuyên đề 12.2 10 10 10 Chuyên đề 10.3, chuyên đề 11.3, chuyên đề 12.3 15 15 15 3. Thiết bị dạy học 76
  3. a) Về các chủ đề con bắt buộc và lựachọn Để thực hiện theo định hướng phân hoá, chương trình môn Tin học thiết kế có tính mở: – Có chủ đề con bắt buộc đối với tất cả học sinh trong toàn quốc. – Có các chủ đề conlựachọn để cơ sở giáo dục lựa chọn với yêu cầu bảo đảm số lượng chủ đề và tổng thời lượng theo quy định. Việc lựa chọn là linh hoạt, có thể thay đổi hằng năm. b) Về bảo đảm liên thông Nội dung dạy học phải bảo đảm yếu tố sư phạm, phù hợp lứa tuổi, tâm - sinh lí và khả năng tiếp thu của học sinh. Vì vậy, trong chương trình có nhiều chủ đề phân bố xuyên suốt qua một số lớp khác nhau (Ví dụ: thuật toán, lập trình, xử lí thông tin, ứng dụng tin học, soạn thảo văn bản, trình chiếu, ). Cùng một chủ đề, ở các lớp khác nhau có thể có các tiêu đề giống nhau, nhưng với các yêu cầu cần đạt khác nhau và mức độ nâng cao dần. Chương trình bảo đảm tính liên thông, hệ thống, đồng tâm, không trùng lặp và ở mỗi lớp, học sinh có đủ kiến thức, kĩ năng tạo được sản phẩm số hoàn thiện, đạt yêu cầu tương ứng với nội dung chương trình lớp đó. c) Về lựa chọn phần cứng và phần mềm Các cơ sở giáo dục cần quan tâm đầu tư để phòng máy tính được kết nối mạng và Internet. Cần có lộ trình tăng cường đầu tư các thiết bị phần cứng để học sinh làm quen, sử dụng. Các trường có điều kiện nên trang bị thêm các thiết bị kĩ thuật số hiện đại như máy ảnh số, máy tính bảng, thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, robot giáo dục, ). Những cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện có thể thu thập hình ảnh các thiết bị đó trên mạng để giới thiệu cho học sinh. Cơ sở giáo dục cần thu thập, lưu trữ không chỉ các phần mềm phổ biến thiết yếu như các phần mềm soạn thảo, trình chiếu, bảng tính, mà cả các phần mềm học tập, vui chơi, giải trí, phần mềm đồ hoạ, thiết kế, công cụ hoạt hình, mô phỏng, nhằm cung cấp không chỉ cho môn Tin học mà cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác. d) Về phần mềm mã nguồn đóng và mã nguồn mở – Về hệ điều hành, bộ phần mềm văn phòng và các phần mềm khác: Chương trình chỉ đưa ra yêu cầu cần đạt mà không bắt buộc sử dụng phần mềm cụ thể nào; không phân biệt là mã nguồn mở hay mã nguồn đóng. Khuyến khích lựa chọn các phiên bản mới, thông dụng và miễn phí. – Các phần mềm học tập, vui chơi, giải trí: Trong chương trình có các nội dung yêu cầu phải sử dụng các loại phần mềm 78
  4. – DL, ICT, CS có phần hoà quyện được thể hiện bằng hình tròn ở tâm. Mũi tên một chiều thểhiện phần này được tạo ra từ cả ba mạch kiến thức. – Mỗi mạch kiến thức thể hiện ở các hình vành khăn. Mỗi một chủ đề trong bảy chủ đề (A, B, C, D, E, F, G) đều góp phần phát triển ba mạch kiến thức, tuy mức độ khác nhau. Tên các chủ đề ghi ở mỗi một trong ba vành khăn thể hiện mức độ ảnh hưởng cao hơn đối với mạch kiến thức đó. – Năm thành phần (vành ngoài cùng), ba mạch kiến thức, bảy chủ đề nội dung có mối quan hệ tương hỗ trực tiếp hoặc gián tiếp (thể hiện bằng mũi tên hai chiều) và kênh truyền liên kết. Năm thành phần NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số. NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học. NLe: Hợp tác trong môi trường số. Ba mạch kiến thức DL: Học vấn số hoá phổ thông. ICT: Công nghệ thông tin và truyền thông. CS: Khoa học máy tính. Bảy chủ đề nội dung Chủ đề A: Máy tính và xã hội tri thức. Chủ đề B: Mạng máy tính và Internet. Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin. Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số. Chủ đề E: Ứng dụng tin học. Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Thể hiện mối quan hệ Chủ đề G: Hướng nghiệp với tin học. 80
  5. Những năm gần đây, với nhu cầu phát triển nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong chương trình giáo dục phổ thông của nhiều nước tiên tiến như Anh, Mĩ, Nga, , mạch tri thức CS đã được điều chỉnh gia tăng đáng kể và được cung cấp cho học sinh ngay từ các lớp đầu cấp tiểu học. Do những hạn chế của điều kiện thực tế ở Việt Nam nên chương trình mới chưa thể đưa CS thành mạch kiến thức cốt lõi như chương trình các nước tiên tiến. Chương trình chỉ đặt mục tiêu trước mắt là hướng tới chuẩn chương trình các nước phát triển. Bên cạnh việc tiếp tục coi trọng các mạch kiến thức, kĩ năng ICT và DL như chương trình hiện hành, điểm mới là mạch kiến thức CS được chú trọng hơn đối với tất cả học sinh ngay từ giai đoạn giáo dục cơ bản và được tăng cường ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Mỗi học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng sử dụng ICT và DL mà còn được trang bị khả năng tự học, tư duy giải quyết vấn đề để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ kĩ thuật số trong tương lai. b) Về thuật toán và lập trình, tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin – Thuật toán là phương pháp giải quyết một bài toán, một vấn đề cụ thể. Thuật toán có thể được mô tả bằng chương trình để máy tính thực hiện, hoặc cũng có thể mô tả bằng văn bản hay bằng sơ đồ khối để con người hiểu và thực hiện. Học sinh cần hiểu được có thể có một vài thuật toán khác nhau giải quyết cùng một vấn đề. Học sinh cần được chuẩn bị để đánh giá tính hiệu quả của thuật toán về mặt thời gian thực hiện và về mức độ khó để chuyển đổi sang chương trình máy tính. – Có thể coi lập trình là khía cạnh thực hành của CS, là con đường tốt để học sinh học tin học nói chung và CS nói riêng. Học lập trình để học cách tư duy máy tính, để hiểu phần mềm hoạt động như thế nào. Đây cũng là tri thức cơ bản khi chúng ta sống trong thế giới công nghệ số, có rất nhiều hệ thống và thiết bị vận hành tự động, được điều khiển bằng chương trình máy tính. Thông qua học lập trình, học sinh có được khả năng tìm giải pháp giải quyết vấn đề bằng tư duy logic, trừu tượng hoá, mô hình hoá, tổng quát hoá và điều khiển. Học lập trình không chỉ là học ngôn ngữ lập trình và viết các dòng lệnh mà thông qua lập trình học sinh có thể tạo ra sản phẩm số hoàn thiện cho bản thân. – Việc chọn ngôn ngữ lập trình cụ thể thích hợp trong dạy học cũng rất quan trọng và nên dựa trên một số yếu tố sau đây: Bộ công cụ ngôn ngữ lập trình phải thông dụng trong và ngoài nước, có sẵn tài nguyên để dễ dàng khai thác sử dụng, có giải pháp khả thi về bản quyền, có xu hướng ngày càng phát triển. Ngôn ngữ lập trình đã chọn được cộng đồng giáo viên ưa thích, dễ dàng cài đặt trên máy (ở nhà và ở trường) giúp học 82
  6. tế. Cần khuyến khích học sinh tham gia các diễn đàn, mạng xã hội để giới thiệu, trao đổi, đánh giá sản phẩm số của bản thân và của bạn bè. Cần khuyến khích học sinh tự học bằng việc khai thác học liệu thông qua Internet một cách hợp lí. – Cụm chuyên đề Khoa học máy tính Cụm chuyên đề theo định hướng Khoa học máy tính chú trọng hơn đếnmạch kiến thức CS nhằm cung cấp kiến thức chuyên sâu tin học cho học sinh thuộc nhóm đối tượng có nguyện vọng tiếp tục học lên hoặc ra đời lập nghiệp trong lĩnh vực tin học. Các chuyên đề theo định hướng khoa học máy tính tập trung phát triển tư duy máy tính, năng lực phân tích bài toán, lựa chọn kiểu dữ liệu và thiết kế thuật toán. d) Về giáo dục STEM, thực hành, trải nghiệm sáng tạo và làm ra sản phẩm số Một yêu cầu quan trọng của chương trình là phải gắn kết học lí thuyết với thực hành, sáng tạo ra các sản phẩm số của cá nhân, của nhóm. Sản phẩm có thể chỉ đơn giản là một văn bản, một hình vẽ hay phức tạp hơn như một phần mềm trò chơi được thiết kế theo trí tưởng tượng phù hợp với sở thích cá nhân, một phần mềm học tập, một trang web đơn giản của cá nhân, e) Về tích hợp nội môn, liên môn Môn Tin học thực hiện dạy học tích hợp, thể hiện ở những điểm sau: – Tích hợp nội môn, giữa các mạch kiến thức DL, ICT, CS nhằm phát triển hài hoà năm thành phần, qua đó nâng cao dần năng lực tin học. – Tích hợp liên môn với các môn học khác bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các môn học đó. Việc ứng dụng này chủ yếu do chính các môn học và hoạt động giáo dục chủ động thực hiện. Tuy nhiên, giáo viên tin học cần thông qua các ví dụ, bài tập và nhất là các dự án, vận dụng kiến thức, kĩ năng của các môn học khác giúp học sinh nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, tích hợp kiến thức và kĩ năng liên môn làm ra sản phẩm số hoàn thiện. g) Về giáo dục tin học với giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp và bình đẳng giới Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp trong lĩnh vực giáo dục tin học là nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết tổng 84