Kế hoạch dạy học minh họa Lịch sử và Địa lí Tiểu học - Chủ đề: Đất nước Việt Nam

Nội dung kiến thức

  • Vị trí địa lí
  • Phạm vi lãnh thổ
  • Đơn vị hành chính
  • Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy

Đồ dùng dạy học

Bản đồ: thế giới, khu vực Đông Nam Á, Hành chính Việt Nam.

Tranh ảnh (cột cờ Lũng Cú, mũi Cà Mau, hải đăng Đại Lãnh, Cột mốc số 0, Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy,..).

Tư liệu về lịch sử ra đời của Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy.

Máy tính, máy chiếu (nếu có).

docx 15 trang minhvi99 07/03/2023 4740
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học minh họa Lịch sử và Địa lí Tiểu học - Chủ đề: Đất nước Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_minh_hoa_lich_su_va_dia_li_tieu_hoc_chu_de.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học minh họa Lịch sử và Địa lí Tiểu học - Chủ đề: Đất nước Việt Nam

  1. – Bản đồ: thế giới, khu vực Đông Nam Á, Hành chính Việt Nam. – Tranh ảnh (cột cờ Lũng Cú, mũi Cà Mau, hải đăng Đại Lãnh, Cột mốc số 0, Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, ). – Tư liệu về lịch sử ra đời của Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy. – Máy tính, máy chiếu (nếu có). 4. Tổ chức hoạt động dạy học Bài học gồm 3 hoạt động (dẫn dắt vào bài, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng) nối tiếp nhau theo một lôgic chặt chẽ. Mỗi hoạt động được thiết kế theo tiến trình của các phương pháp dạy học tích cực và đặc thù của môn học (phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng lược đồ và biểu đồ), phù hợp với nội dung môn học nói chung và với nội dung bài học nói riêng. Vấn đề chính của chủ đề là tìm hiểu về đất nước Việt Nam trên các phương diện: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca. Trên cơ sở những nội dung chính đó, bài học góp phần bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào với đất nước. Để giải quyết được các vấn đề trên, bài học có các nội dung chính: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca thông qua các tư liệu bản đồ, tranh ảnh, chuyện kể. Trên cơ sở những nội dung chính đó, bài học góp phần bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào với đất nước. Khi dạy bài này, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học để tổ chức các hoạt động học tập cho phù hợp với đối tượng học sinh, làm sao học sinh được hoạt động, tương tác, chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm thực hiện được mục tiêu và nội dung của bài học. 4.1. Dẫn dắt vào bài học – Giáo viên có thể chia lớp thành 3 nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho 3 nhóm như sau: Hãy viết những hiểu biết của nhóm em về đất nước Việt Nam ? – Mỗi nhóm học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau. Giáo viên bắt đầu gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt học sinh vào bài mới. 4.2. Hình thành kiến thức
  2. – Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí đối với Việt Nam. b. Hoạt động dạy học – Giáo viên có thể chia lớp thành các 2 nhóm rồi vận dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Cụ thể như sau: Quan sát bản đồ, đọc thông tin trong tài liệu cùng những hiểu biết của em, hãy cho biết: + Những thuận lợi do vị trí địa lí của đất nước Việt Nam đem lại ? + Những khó khăn do vị trí địa lí của đất nước Việt Nam đem lại ? PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1 Quan sát bản đồ, đọc thông tin trong tài liệu cùng những hiểu biết của em, hãy cho biết: Những thuận lợi do vị trí địa lí của đất nước Việt Nam đem lại ? (1) Viết ý kiến cá (2) Viết ý kiến cá nhân nhân Ý KIẾN CHUNG CỦA CẢ NHÓM (4) Viết ý kiến cá (3) Viết ý kiến cá nhân nhân
  3. + Kể tên những quần đảo lớn ở biển Đông ? + Kể tên 4 điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc của Tổ quốc. – Học sinh thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần). – Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to), các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý. – Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. – Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận. c. Gợi ý một số nội dung trả lời – Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất, toàn vẹn, gồm: vùng đất liền, vùng biển và vùng trời. – Những quần đảo lớn ở biển Đông: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. – 4 điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc của Việt Nam: + Điểm cực Bắc: xã Lũng Cú, (Đồng Văn, Hà Giang). + Điểm cực Nam: xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau). + Điểm cực Tây: xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên. + Điểm cực Đông: xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà). Nội dung 4. Tìm hiểu về đơn vị hành chính của Việt Nam a. Mục tiêu – Trình bày được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, nêu được tên một số tỉnh, thành phố tiêu biểu. b. Hoạt động dạy học – Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức một cuộc thi nhỏ, cùng nhau: + Kể tên các tỉnh, thành phố mà em biết. + Kể lại cho các bạn về các tỉnh, thành phố giáp với tỉnh, thành phố nơi các em sống. + Mô tả về một tỉnh, thành phố mà em mơ ước được đến đó du lịch. – Học sinh thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần). – Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to), các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý. – Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
  4. – Việt Nam có thể đến những nước nào của khu vực Đông Nam Á bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không? – Những nước nào trong khu vực có thể đến Việt Nam bằng cả 3 loại đường giao thông trên? 2. Hình dạng phần đất liền của nước ta có gì đặc biệt? 3. Hãy chọn một trong hai nhiệm vụ sau để hoàn thành: – Cắt và dán Quốc kì Việt Nam bằng giấy màu. 5. Phụ lục 5.1. Phụ lục 1: Tài liệu dành cho học sinh ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM Học xong bài này, em sẽ: – Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. – Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đến tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân Việt Nam. – Mô tả được hình dạng đất liền của Việt Nam. – Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể tên được tên một số tỉnh, thành phố tiêu biểu. – Mô tả và nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy Việt Nam. Vị trí địa lí Việt Nam nằm ở khu vực phía Đông Nam của châu Á (Đông Nam Á), giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
  5. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất, toàn vẹn, gồm: vùng đất liền, vùng biển và vùng trời. Vùng đất liền có diện tích 331.212 km2, hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S. Vùng biển Việt Nam gồm hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, lớn nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. EM CÓ BIẾT Vùng đất liền Việt Nam điểm cực Bắc của Việt Nam là xã Lũng Cú, (Đồng Văn, Hà Giang. Điểm cực Nam là xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau). Điểm cực Tây là xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên. Điểm cực Đông là xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà). Khoảng cách giữa cực bắc (Lũng Cú) và cực nam (mũi Cà Mau) theo đường chim bay là 1650 km. Chỗ chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình chỉ chưa đầy 50 km.
  6. HOẠT ĐỘNG NHÓM 1. Chia lớp học thành các nhóm, cùng nhau kể tên các tỉnh, thành phố mà em biết. 2. Cùng các bạn nói về các tỉnh, thành phố giáp với tỉnh, thành phố nơi các em sống. 3. Kể cho các bạn nghe về một tỉnh, thành phố mà em thích và giải thích vì sao em yêu thích nơi đó. Bản đồ hành chính Việt Nam Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca
  7. Điều em học được 1. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, gồm vùng đất, vùng biển với nhiều đảo, quần đảo và vùng trời. Phần đất liền hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S 2. Diện tích phần đất của Việt Nam khoảng 331.000 km2. Việt Nam có 63 tỉnh, thành