Tài liệu Module TH - Module 1: Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

doc 38 trang minhvi99 09/03/2023 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Module TH - Module 1: Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_module_th_module_1_nhung_van_de_co_ban_ve_doi_moi_c.doc

Nội dung text: Tài liệu Module TH - Module 1: Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

  1. cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh nhằm góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường. 2. Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh So sánh sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh: Sinh hoạt chuyên môn dựa trên sự Sinh hoạt chuyên môn truyền phân tích hoạt động học tập của thống học sinh - Đánh giá xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí - Tập trung vào hoạt động dạy - Tìm giải pháp để nâng cao kết của giáo viên để phân tích, quả của học sinh góp ý, đánh giá rút kinh - Tập trung vào hoạt động học của nghiệm về nội dung KT,PP, HS cách sử dụng đồ dùng, phân - Mỗi GV tự rút ra bài học để áp bố thời gian dụng - Thống nhất cách dạy để các Mục đích giáo viên cùng thực hiện - Một giáo viên thiết kế và - GV dạy minh họa thiết kế bài dạy minh họa học với sự góp ý của đồng nghiệp; - Thực hiện theo đúng nội - Dựa vào trình độ học sinh để lựa Thiết kế dung, quy trình, các bước lên chọn nội dung, phương pháp, quy bài dạy lớp theo quy định; trình cho phù hợp Người dạy minh họa - Dạy theo nội dung kiến thức Người dạy minh họa có trong SGK - Điều chỉnh các ngữ liệu dạy học Dạy minh - Thực hiện tiến trình giờ dạy phù hợp với nhu cầu học của học họa-Dự theo đúng quy định; sinh giờ - mang tính trình diễn - Thực hiện tiến trình dạy học linh - Các hoạt động tổ chức dạy hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng học chưa xuất phát từ việc của học sinh học của HS Người dự Người dự - Ngồi cuối lớp học, quan sát -Đứng xung quanh lớp học, quan cử chỉ làm việc của GV, ghi sát, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh chép, quan sát cử chỉ, lời nói -Tập trung quan sát học sinh học Dự giờ việc làm của GV như thế nào? - Tập trung xem xét giáo viên - Suy nghĩ, phát hiện khó khăn dạy có đúng tiến trình, nội trong học tập của học sinh và đưa dung, phương pháp đã thiết ra các biện pháp khắc phục kế. 30
  2. thay đổi chất lượng học tập của học sinh và văn hóa nhà trường. - Tìm hiểu đầy đủ thông tin, cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh. - Tổ chức, giới thiệu mô hình sinh hoạt chuyên môn dựa trên hoạt động của học sinh. Có cơ chế động viên khen thưởng kịp thời các tổ nhóm chuyên môn tích cực đổi mới. - Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn 1.2. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn: - Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đổi mới SHCM dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh. - Khuyến khích GV đăng kí dạy minh họa, yêu cầu tất cả GV cùng tham gia dự giờ, thảo luận và khuyến khích giáo viên vận dụng những điều đã học vào thực tế. - Tổ chức cho GV tham gia thiết kế, thảo luận về kế hoạch bài học (giáo án), tổ chức dạy minh họa, dự giờ, suy ngẫm, phân tích bài học trên cơ sở phân tích các hoạt động của học sinh, tổ chức họp rút kinh nghiệm để từ đó cải tiến phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, xây dựng thành bài học kinh nghiệm, áp dụng vào công việc hàng ngày. 1.3. Nhiệm vụ của giáo viên: - Tìm hiểu nội dung, cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh. - Đăng kí nhóm tham gia thiết kế bài dạy minh họa, suy nghĩ tìm tòi, tích cực sáng tạo để xây dựng ý tưởng/nội dung, phương pháp mới để thiết kế bài học. - Học cách quan sát học sinh, ghi chép, lắng nghe, suy nghĩ. - Học cách lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng. - Tự rút kinh nghiệm cho bản thân. - Hình thành thói quen lắng nghe và chia sẻ ý kiến, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, công tác, hợp tác. - Xác định được mục tiêu SHCM là giúp mọi giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau. SHCM không phải là nơi GVG dạy bảo GV yếu. - Cùng nhau phan tích nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy - học. 2. Các bước thực hiện một buổi sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh: 2.1. Bước 1: Chuẩn bị nội dung bài dạy minh họa - GV tự nguyện đăng kí hoặc Hiệu trưởng/tổ trưởng phân công giáo viên dạy minh họa . GV dạy minh họa chuẩn bị bài dạy .Tổ CM tổ chức họp, thảo luận lấy ý kiến từ các GV trong tổ CM để cùng nhau thiết kế, trao đổi, đầu tư thời gian chuẩn bị bài học . ( Lưu ý: bài dạy minh họa phải thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo, không phụ thuộc quá nhiều vào nội dung trong SGK, các quy trình, các bước dạy trong SGV; GV có thể lựa chọn các ngữ liệu gần gũi với các em để đạt MT bài học). 2.2. Bước 2: Tổ chức dạy minh họa-Dự giờ (khâu quan trọng nhất trong sinh hoạt CM) a) Dạy minh họa 32
  3. Lưu ý: Khi thảo luận cần lưu ý 3 vấn đề + Mối quan hệ giữa GV - HS; giữa HS- HS. + HS học được gì qua hoạt động đó. + Hoạt động đó tác động đến quá trình lĩnh hội kiến thức, sự tham gia của học sinh như thế nào? Trong điều hành thảo luận người chủ trì cần lắng nghe tích cực và khéo léo hướng buổi thảo luận đi đúng trọng tâm tập trung đi vào phân tích hoạt động học của học sinh để đạt mục đích, không để người dự mổ xẻ, phân tích, soi mói những hạn chế của người dạy minh họa. Người góp ý cần căn cứ vào mục tiêu bài học để hiến kế đưa ra các giải pháp giúp người dạy khắc phục hạn chế và tự tìm ra các yếu tố tích cực xem mình đã học được gì qua bài học này. Trong quá trình thảo luận không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan cá nhân, không quá chú trọng đến các quy trình truyền thống của một giờ dạy. Đặc biệt không đánh giá giáo viên, không xếp loại giờ học và không kết luận phải thay đổi theo cách nào. Tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ tự suy nghĩ và lựa chọn giải pháp phù hợp với học sinh và điều kiện học tập của lớp mình. Thời gian cho một buổi sinh hoạt chuyên môn nên kéo dài khoảng từ một tiếng rưỡi đến hai tiếng để đảm bảo mọi GV đều có thể trao đổi ý kiến của mình. c) Định hướng phân tích bài học Việc phân tích bài học có thể căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau Nội dung Tiêu chí Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học được sử dụng 1. Kế Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản hoạch và phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập tài liệu Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để dạy học tổ chức các hoạt động học của học sinh Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn 2. Tổ chức của học sinh hoạt động Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến học cho khích học sinh hợp tác giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học học sinh tập Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh 3. Hoạt Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của động của tất cả học sinh trong lớp học sinh Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong 34
  4. + GV cần từ bỏ thói quen đánh giá giờ qua hoạt động của GV dạy, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết. + Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của HS. +T hay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau. + Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau. Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài giảng minh họa Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn (SHCM), là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn, TTCM cần phát huy được vai trò, năng lực của người chủ trì, động viên toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật và không xếp loại giờ dạy. Bước 4: Áp dụng Trên cơ sở bài giảng minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt. 2. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề 2.1. Mục đích, ý nghĩa - Xây dựng TCM thành tổ chức học tập, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình; tạo động lực làm việc cho GV, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyên môn. - Phát huy tốt vai trò của TTCM, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi GV trong tổ; tăng cường khả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các GV trong tổ. - Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng; động viên, khuyến khích GV nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Đặc biệt coi trọng và đề cao những năng lực riêng biệt của GV trong giảng dạy, giáo dục. 2.2. Xây dựng các chuyên đề sinh hoạt ở tổ chuyên môn 2.2.1. Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học của Sở GDĐT, căn cứ vào tình hình thực tế của trường và TCM, TTCM lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề, nội dung sinh hoạt chuyên đề cần bám sát vào định hướng đổi mới PPDH, KTĐG và có tính khả thi. 2.2.2. TTCM phân công giáo viên (nhóm giáo viên) nghiên cứu và báo cáo chuyên đề, quy trình nghiên cứu chuyên đề ở TCM cần trải qua ba giai đoạn: lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, phân tích và chiêm nghiệm. Ở từng giai đoạn TTCM yêu cầu GV/nhóm GV (gọi chung là GV) nghiên cứu phải có những hoạt động và việc làm cụ thể. 36
  5. +Giải pháp thứ hai là: Bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành cho đội ngũ tổ trưởng những người chủ trì các buổi SHCM vì thực tế cho ta thấy buổi sinh hoạt chuyên môn thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và chuyên môn của người chủ trì. + Giải pháp thứ ba là: Cần sắp xếp và bố trí thời gian SHCM hợp lý, không nhất thiết là cả một buổi. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần thật cụ thể, sát thực, liên quan trực tiếp đến mỗi bài học, tiết học mà giáo viên giảng dạy hàng ngày tránh chung chung ở tầm vĩ mô. + Giải pháp thứ tư là : BGH cần quản lý chặt chẽ nội dung các buổi SHCM có sự hướng dẫn và định hướng nội dung SHCM theo tình hình thực tế của nhà trường hay từng khối lớp theo đổi mới sinh hoạt chuyên môn. + Giải pháp thứ năm là: Cần xây dựng một nề nếp sinh hoạt chuyên môn, hàng năm nên tổ chức và định hướng nội dung SHCM tốt vì thực tế cho ta thấy những trường nào có phong trào chuyên môn mạnh mẽ thì trường đó có sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả. + Giải pháp thứ sáu là: Nâng cao chất lượng chuyên môn là việc mà nhà trường luôn quan tâm hàng đầu: Để thực hiện được mục tiêu đề ra trong kế hoạch nhà trường, Ban Giám hiệu phải chủ động vào cuộc cùng với các tổ trưởng chuyên môn thảo luận và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chi tiết cho từng tuần, từng tháng. 38