Tài liệu Module TH - Module 13: Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực - Nguyễn Văn Đức

  1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học:

Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học cần được thực hiện theo các định hướng sau:

  1. Bám sát mục tiêu giáo dục.
  2. Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể.
  3. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS.
  4. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường.
  5. Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.
  6. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống.
  7. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.
  8. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học.

1. Yêu cầu đối với HS:

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn; biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.

- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm.

doc 21 trang minhvi99 09/03/2023 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Module TH - Module 13: Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực - Nguyễn Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_module_th_module_13_ki_nang_lap_ke_hoach_bai_hoc_th.doc

Nội dung text: Tài liệu Module TH - Module 13: Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực - Nguyễn Văn Đức

  1. Ưu điểm và hạn chế Điều kiện thực hiện có hiệu quả Phòng học đủ không gian Bàn ghế dễ di chuyển Nhiệm vụ học tập đủ khó để thực hiện dạy học hợp tác GV phải hiểu rõ bản chất của PP Hình thành cho HS thói quen học hợp tác Mô đun TH17 SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC 1. Vị trí, vai trò của công tác thiết bị dạy học trong nhà trường tiểu học: Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng. Nói chung, trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em. Tính chất của phương tiện dạy học biểu thị nội dung thông tin học, hình thức thông tin và phương pháp cho thông tin chứa đựng trong phương tiện và phải dưới sự tác động của giáo viên hoặc học sinh tính chất đó mới đựơc bộc lộ ra. Như vậy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất và chức năng của phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học bao gồm các chức năng sau: - Truyền thụ tri thức 12
  2. viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic. - Nội dung cà cấu tạo của phương tiện dạy học phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản. - Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của học sinh. - Các phương tiện dạy học hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức, trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng. Phương tiện dạy học phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến. * Tính nhân trắc học Thể hiện ở sự phù hợp của các phương tiện dạy học với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, gây được sự hứng thú cho học sinh và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò. Cụ thể là: - Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m. Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học. - Phương tiện dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. - Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là mô hình, tranh vẽ). - Bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò. * Tính thẩm mỹ Các phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm: - Phương tiện dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật. - Phương tiện dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ. * Tính khoa học kỹ thuật Các phương tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới. - Phương tiện dạy học phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc. - Phương tiện dạy học phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể. - Phương tiện dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản. * Tính kinh tế Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu. - Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải được tính toán để với một số lượng ít, chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất. - Phương tiện dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp. 14
  3. lực sáng tạo của thế hệ trẻ và kĩ năng thường xuyên tự hoàn thiện tri thức cho họ. Đặc điểm cơ bản của các phương pháp dạy học mới thể hiện ở chỗ biến hoạt động dạy của giáo viên vốn là hoạt động thông báo tri thức trước đây thành hoạt động tổ chức, điều khiển để học sinh tự lĩnh hội, tìm kiếm tri thức. ( Dạy cho học sinh phương pháp tự học) Nghị Quyết số 40/2000/QH 10, ngày 9/12/2000 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: " Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục". 2. Hệ thống thiết bị dạy học ở trường tiểu học: *Thiết bị dạy học: Là một bộ phận CSVC của nhà trường. Bao gồm: những đối tượng vật chất và phương tiện , kĩ thuật dạy học. Được GV và người học sử dụng để tiến hành các hoạt động dạy học. *Phân loại: TBDH dùng chung: máy chiếu đa năng; tivi, đầu đọc đĩa; hệ thống tăng âm, loa, micro; máy in; máy quay phim; máy tính; mạng máy tính; TBDH dùng trên lớp: phân loại theo loại thiết bị và theo môn học. (Tham khảo “Danh mục các TBDH chuẩn ở cấp tiểu học theo qui định của Bộ GD&ĐT hàng năm). *PHẦN THỰC HÀNH Phiếu giao việc 1: Tổ chức chia nhóm phân loại TBDH theo loại. Phân loại theo môn học 1. Tiếng Việt: Bộ chữ (chữ rời, bảng mẫu chữ) 2. Toán: Que tính, mô hình, Thẻ hình, bộ hình, Bộ cân, bộ chai, bộ thước 3. Đạo đức: Bộ tranh, ảnh, Đĩa CD, VCD 4. Khoa học: Tranh (câm), Thiết bị lắp ráp, Thiết bị thí nghiệm * Lắp đặt TBDH ở trường tiểu học Mô hình bánh xe nước. Mô hình Trái Đất - Mặt Trời - Mặt Trăng Chai lọ thí nghiệm , Hộp đối lưu 1. Mô hình bánh xe nước Phễu để rót nước. Buồng tua-bin và hệ thống phát điện Khay chứa nước Nguyên lý hoạt động? Vai trò của từng bộ phận? 2. Mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất - TBDH TN&XH 3 - Mô phỏng sự chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng; giải thích một số 16
  4. thầy với trò. Việc học tập theo cách đó sẽ hấp dẫn lôi cuốn các em vào quá trình học một cách tự giác, tự nhiên hơn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học . Đồ dùng dạy học có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên sử dụng nó như thế nào. Để đạt hiệu quả cao trong sử dụng đồ dùng dạy học mỗi giáo viên cần: Nắm vững danh mục đồ dùng dạy học. Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để xác định đồ dùng dạy học nào cần phải sử dụng, sử dụng với mục đích gì (dẫn dắt kiến thức mới hay minh hoạ, hệ thống hoá kiến thức ). Xác định thời điểm, thời gian thích hợp sử dụng đồ dùng đó trong tiết học. Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thực hành, quan sát đồ dùng theo đúng mục đích sử dụng. Chú ý đến ngôn ngữ, lời nói trong giảng dạy và trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học. Khi giới thiệu và sử dụng đồ dùng giáo viên nên tránh tình trạng giải thích dài dòng, vừa làm mất thời gian và không cần thiết, vừa làm rối rắm vấn đề. Tuy nhiên lời nói của giáo viên cũng là phương tiện trực quan ngôn ngữ. Vì vậy một khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần xác định rõ đồ dùng dạy học đó có tác dụng gì trong việc khai thác nội dung kiến thức của bài để có thể kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ với việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý nhằm giúp học sinh hiểu biết vấn đề rõ ràng hơn, mạch lạc hơn. Để tránh tình trạng lúng túng, mất thời gian trong việc sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần dành thời gian thực hành trước các thao tác sử dụng đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. Cuối cùng giáo viên cần nắm vững phương châm sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học như sau: Các thao tác học sinh tự làm được nên để học sinh tự thực hành. Thao tác nào học sinh làm sai cần phải được giáo viên chỉ rõ và hướng dẫn làm lại kịp thời. Chỉ khi học sinh không thể thực hiện được thao tác trên đồ dùng thì giáo viên mới làm mẫu và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để học sinh có thể tiến hành thao tác. 18
  5. 2. Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập ở tiểu học. I. Nguyên tắc đánh giá học lực và hạnh kiểm của học sinh theo Quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 30/2005/QĐ-BGD & ĐT) đưa ra 4 nguyên tắc đánh giá học lực và hạnh kiểm của học sinh tiểu học. 1. Kết hợp đánh giá định lượng và đánh giá định tính trong đánh giá và xếp loại Kết hợp đánh giá định lượng và đánh giá định tính trong đánh giá kêt quả học tập nhằm đảm bảo tính khách quan và toàn diện trong quá trình đánh giá. 2. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện Nguyên tắc này bao hàm các nguyên tắc truyền thống trong đánh giá kết quả học tập như đảm bảo tính khách quan – chính xác, tính công bằng, tính công khai, tính toàn diện. 3. Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh “Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh” là nội dung cốt lõi của nguyên tắc đảm bảo tính nhân văn và tính giáo dục trong đánh giá học sinh. 4. Phát huy tính năng động, sang tạo khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh, xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống của Việt Nam Theo hướng phát triển các phương pháp dạy học tíchcực hiện nay, để đào tạo học sinh chủ động, sáng tạo, có khả năng tự học và tự đánh giá bản thân, việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học mà còn khuyến khích khả năng vận dụng sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến về thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước các vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng Việt Nam. Đó là cách tiếp cận phát triển trong dạy học và đánh giá. => Bốn nguyên tắc trên đã bao quát được các nguyên tắc về đánh giá kết quả học tập mà nhiều tài liệu về lí luận giáo dục đã đề ra. 3. Phân loại kiểm tra va đánh giá kết quả học tập ở tiểu học : *. Hình thức kiểm tra ở tiểu học 1. Kiểm tra theo thời gian 1.1. Kiểm tra thường xuyên Là quá trình thu thập thông tin về việc học tập của học sinh một cách liên tục trong lớp học. * Kiểm tra hằng tháng - Kiểm tra hằng tháng ở các lớp 1, 2 và 3 1.2. Kiểm tra định kỳ Là phương thức xem xét kết quả học tập của học sinh theo thời điểm. Mục đích của kiểm tra định kì giúp giáo viên biết mỗi học sinh tiếp thu được những gì sau mỗi đơn vị bài học hoặc sau mỗi phần bài học để kịp thời bổ khuyết hay điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học những phần kế tiếp. 2. Kiểm tra theo mục đích sử dụng kết quả 2.1. Kiểm tra đột xuất chẩn đoán 20