Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Khoa học (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)

ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC 
1. Vị trí và tên môn học trong chương trình GDPT 
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học được dạy ở lớp 4 
và lớp 5 ở cấp tiểu học và là môn học bắt buộc. Môn học chú trọng khơi dậy trí tò 
mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự 
nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ 
và ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh. Cùng với các môn học, hoạt 
động giáo dục khác, môn Khoa học đóng góp một phần quan trọng vào việc hình 
thành cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung được quy định trong 
chương trình GDPT và bước đầu hình thành cho học sinh năng lực khoa học tự 
nhiên. 
2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản  
Trên cơ sở kế thừa và phát triển môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 
3), môn Khoa học (ở các lớp 4, 5) được xây dựng dựa trên nền tảng cơ bản, ban 
đầu của khoa học tự nhiên và các lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục sức khoẻ, 
giáo dục môi trường. Môn học cũng đặc biệt quan tâm đến việc hình thành và 
phát triển các kĩ năng tiến trình khoa học như quan sát, thí nghiệm, dự đoán, giải 
thích, … các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, đánh giá và ra quyết định. Để thực hiện 
được điều đó, chương trình dành nhiều thời gian cho việc luyện tập, thực hành 
để phát triển các kĩ năng và thái độ khoa học hơn là yêu cầu ghi nhớ máy móc 
những nội dung mang tính lí thuyết và những khái niệm trừu tượng. Với tính 
chất nổi bật như đã nêu trên, môn Khoa học ở tiểu học đã tạo ra dược một cơ sở 
vững chắc giúp học sinh tiếp tục học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học 
cơ sở và các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông.  
3. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác 
Môn Khoa học có mối quan hệ với nhiều môn học khác, đặc biệt là với 
Toán học và Công nghệ. Cùng với Toán học, Công nghệ, môn Khoa học góp 
phần hình thành giáo dục STEM ngay ở cấp tiểu học.
pdf 31 trang minhvi99 07/03/2023 7620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Khoa học (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tim_hieu_chuong_trinh_mon_khoa_hoc_trong_chuong_tri.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Khoa học (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)

  1. ngoài khuôn viên nhà trường. - Dạy học gắn liền với thực tiễn; quan tâm rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong đời sống thực của học sinh. - Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể; quan tâm đến hứng thú và chú ý tới sự khác biệt về khả năng của học sinh để áp dụng phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực ở mỗi học sinh. a) Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu Thông qua các hoạt động quan sát, thí nghiệm, thực hành trải nghiệm, điều tra, khám phá thế giới tự nhiên, học sinh được bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng con người; tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và phòng tránh dịch bệnh; ý thức tự giác rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ, giữ an toàn cho bản thân và người khác; ý thức sử dụng tiết kiệm các đồ dùng, vật dụng và năng lượng trong cuộc sống; ham tìm hiểu, tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hằng ngày. b) Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung – Để góp phần hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học ở học sinh, giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập như quan sát mẫu vật hoặc tranh ảnh, đọc thông tin trong sách, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ, và những câu hỏi định hướng để học sinh tìm và ghi lại thông tin; tạo điều kiện cho học sinh tự xác định vấn đề cần tìm hiểu, lập kế hoạch và thực hiện việc tìm hiểu; yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá về việc học; giúp học sinh tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, biết cách học độc lập. – Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm hoặc cả lớp; yêu cầu học sinh trao đổi, chia sẻ thông tin đã thu thập được hoặc nội dung bài học (bằng lời nói, viết, vẽ, ) và cùng nhau hợp tác để hoàn thành sản phẩm học tập chung; tạo điều kiện để học sinh nhận xét, góp ý cho các sản phẩm học tập của học sinh khác, nhóm khác. – Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng 17
  2. Tùy theo từng chủ đề, từng bài học, giáo viên có thể lụa chọn một số các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành, thảo luận theo nhóm nhỏ, dạy học giải quyết vấn đề, học theo dự án, học tập dựa trên tìm tòi phát hiện (mô hình 5 E); và một số kĩ thuật dạy học như kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, động não, sơ đồ tư duy, KWL, 2.3. Bài soạn minh họa BÀI. NHỮNG VẬT DẪN NHIỆT TỐT VÀ NHỮNG VẬT DẪN NHIỆT KÉM 1. Mục tiêu Qua bài này, HS: – Kể tên được một số vật dẫn nhiệt tốt, và một số vật dẫn nhiệt kém. – Tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các vật. – Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan tới tính dẫn nhiệt của vật liệu. – Giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém trong những trường hợp đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày. Vận dụng được tính chất dẫn nhiệt tốt/ kém của các chất trong trường hợp đơn giản. – Cẩn thận trong tiến hành các thí nghiệm. – Ham thích tìm tòi khám phá khoa học. 2. Đồ dùng dạy học Chuẩn bị của giáo viên – Một số vật minh họa cho các vật/ bộ phận làm bằng chất dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém. – Chuẩn bị cho HS làm việc theo nhóm : + Cốc nước nóng; một thìa bằng kim loại (đồng, nhôm ); một thìa bằng nhựa (hoặc gỗ). + Bảng nhóm. Các phiếu : trong đó có hình hoặc ghi tên các vật dẫn nhiệt tốt hoặc dẫn nhiệt kém. Ví dụ về các phiếu : Thanh sắt; Nồi nhôm; Áo bông; Không khí; Chảo gang; Khăn len; Đáy bàn là; Tay cầm bàn là; Mái nhà tranh; + Một số cốc có 2 kích thước khác nhau và bằng các vật liệu kim loại, nhựa; Một số giấy báo; túi ni lông. 19
  3. dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém trong các vật đã cho. Vì sao ? - HS quan sát và trả lời. Các em vận dụng kiến thức đã học ở trên để giải thích lí do các vật/ các bộ phận làm từ vật dẫn nhiệt tốt hoặc dẫn nhiệt kém. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi trong sách : a) Vì sao tay cầm của bàn là được làm bằng nhựa còn đáy bàn là lại làm bằng kim loại ? b) Bên trong giỏ ấm (hình bên) thường được lót bằng bông, len, rơm, là những vật xốp chứa nhiều không khí. Vì sao giỏ ấm giúp giữ ấm nước nóng lâu hơn ? c) Vì sao trời rét mặc áo bông hay áo lông lại ấm ? Hoạt động 3. Thực hành - Vận dụng *Mục tiêu Luyện tập, vận dụng các kiến thức đã học về các vật dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém. Góp phần phát triển các năng lực : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác. *Phương tiện - Bảng nhóm. Các phiếu : trong đó có hình hoặc ghi tên các vật dẫn nhiệt tốt hoặc dẫn nhiệt kém. Ví dụ về các phiếu : Thanh sắt; Nồi nhôm; Áo bông; Không khí; Chảo gang; Khăn len; Đáy bàn là; Tay cầm bàn là; Mái nhà tranh; - Chuẩn bị theo nhóm : một số cốc có 2 kích thước khác nhau và bằng các vật liệu kim loại, nhựa; Một số giấy báo; túi ni lông. * Cách tiến hành Thực hành. Phân loại các vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém - GV hướng dẫn HS thực hành. - HS thực hành theo nhóm + Lấy từ góc học tập Bảng nhóm. + Đọc kĩ các tấm phiếu. Phân các phiếu làm hai loại: các vật “dẫn nhiệt kém” và “dẫn nhiệt tốt” và sắp vào Bảng nhóm. + Trình bày kết quả với nhóm bạn. Thực hành. Thiết kế bình giữ nước đá - GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm. - HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm : Thiết kế một bình đựng giữ nước đá lâu tan chảy. 21
  4. Giải thích được một số Qua trình bày HS tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên, (nói, viết) của HS vật (hoặc các bộ ứng dụng đơn giản liên : giải thích được phận của vật) dẫn quan tới tính dẫn nhiệt một số hiện tượng nhiệt, cách nhiệt của vật liệu. tự nhiên, ứng (dẫn nhiệt kém) ở Chia sẻ với người khác dụng đơn giản liên nhà và công dụng về các ứng dụng nói quan tới tính dẫn của chúng; biện trên. nhiệt của vật liệu pháp an toàn, (theo câu hỏi, yêu tránh bị bỏng do cầu mà GV tiếp xúc với các nêu/trong SGK; vật nóng trong hoặc do HS tự cuộc sống hằng nêu). ngày. Nêu và thực + Qua trình bày hiện được cách (nói, viết) của HS chia sẻ với người : trình bày được khác. Sau đó các một số biện pháp em có thể cùng an toàn, tránh bị nhau thiết kế tờ bỏng hoặc ứng hướng dẫn/ giới dụng tính dẫn thiệu (hoặc có thể nhiệt trong cuộc sử dụng hình thức sống hằng ngày. khác) cho mọi + Qua thực hành người về các biện trao đổi, thảo pháp/ ứng dụng. luận; qua sản phẩm chia sẻ. Thiết kế, tạo ra sản + Qua Phiếu thực HS làm việc theo phẩm đơn giản (ứng hành trong đó HS nhóm thiết kế vật dụng kiến thức về tính trình bày được giữ nước dẫn nhiệt) giải pháp (viết, nóng/nước đá. vẽ), đánh giá giải Trong đó HS được pháp. xác định vấn đề, + Qua hoạt động đưa ra và lựa chọn thực hành của HS. giải pháp, thiết kế, 23
  5. (Đã được trình bày ở trên) c/ Các yêu cầu cần đạt chung của môn học cũng như ở các mạch nội dung cụ thể. 2. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình môn học 2.1. Mục tiêu đánh giá Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Khoa học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản lí; khuyến khích học sinh phát huy điểm mạnh, chăm chỉ học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan đến môn Khoa học. 2.2. Căn cứ và nội dung đánh giá Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn học. Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, tăng cường và áp dụng biện pháp thích hợp để đánh giá thái độ của học sinh trong học tập; chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào những tình huống khác nhau trong học tập môn học. 2.3. Cách thức đánh giá Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng. Đánh giá quá trình diễn ra trong suốt quá trình học tập của học sinh. Trong đánh giá quá trình, giáo viên sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm, Tham gia đánh giá quá trình có giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng. Đánh giá tổng kết được thực hiện nhằm xác định mức độ học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình môn Khoa học sau một giai đoạn học tập. Kết quả đánh giá tổng kết được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét của giáo viên. Sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác nhau như đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm, ); đánh giá thông qua quan sát (quan sát học sinh thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan, bằng cách sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập, ); đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh; 2.4. Đề đánh giá minh họa 25
  6. D. Quạt lần lượt quanh quả bóng, đến vị trí nào bóng căng lên thì đó là vị trí có lỗ thủng. Câu 6. Lấy một cốc nước lạnh từ tủ lạnh ra, lau khô bên ngoài. Một lát sau ta thấy thành ngoài của cốc ướt. Kết quả này cho thấy: A. Nước có thể thấm qua cốc thuỷ tinh. B. Nước trong cốc có thể bay hơi ra ngoài thành cốc. C. Nước trong cốc khi để ra ngoài sẽ bị trào ra. D. Trong không khí có hơi nước. Câu 7. Làm thí nghiệm như sau: úp 3 chiếc cốc có kích thước khác nhau lên 3 ngọn nến. Quan sát thấy ngọn nến ở cốc nhỏ nhất tắt trước, ngọn nến ở cốc to nhất tắt sau cùng . Kết quả này cho biết A. có nhiều không khí thì có nhiều ô xi nên sự cháy được duy trì lâu hơn. B. có nhiều không khí thì có nhiều các bô níc nên sự cháy được duy trì lâu hơn C. nến cháy sinh ra nhiều ô xi nên sau đó nến tắt. D. nến cháy sẽ mất hết không khí trong cốc nên sau đó nến tắt. Câu 8. Phát biểu nào sau đây về sự lan truyền âm thanh là đúng? A. Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên. B. Càng đứng xa nguồn âm thì nghe càng nhỏ. C. Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không thể truyền qua chất lỏng và chất rắn. D. Âm thanh có thể truyền qua nước biển. Câu 9. Gỉa sử gần nhà em có một nhà hàng xóm thường xuyên mở nhạc rất to vào ban đêm. Hãy nêu 3 việc mà em có thể làm để chống tiếng ồn từ nhà hàng xóm nói trên. Câu 10. Trong trò chơi Điện thoại dây, hai chiếc „điện thoại“ làm từ 2 cái cốc giấy hoặc nhựa được nối với nhau bởi một sợi dây gai hoặc dây đồng, dài xuyên qua đáy của 2 cốc và kéo căng. Khi chơi một bạn nói vào miệng cốc của một chiếc „điện thoại“, bạn kia áp miệng của chiếc „điện thoại“ kia vào tai để nghe. Trong trò chơi này, âm thanh đã truyền qua những môi trường nào ? A. Rắn B. Khí 27
  7. Câu 14. Để tìm hiểu xem thìa bằng nhựa hay thìa bằng nhôm dẫn nhiệt tốt hơn. Nam làm thí nghiệm như sau. Đặt thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng, sau đó một lúc thì bỏ tiếp thìa bằng nhựa vào cốc. Sau một thời gian Nam sờ tay vào các cán thìa để xem thìa nào nóng hơn, từ đó rút ra kết luận về vật nào dẫn nhiệt tốt hơn. Hãy chỉ ra xem cách làm thí nghiệm này có hợp lí không? Nếu không thì chưa hợp lí ở đâu? Câu 15. Bạn Hà muốn giữ đá lấy từ tủ lạnh ra lâu tan chảy. Tuấn nói với Hà có thể dùng khăn bông cuốn kín xung quanh cốc đựng đá. Hà băn khoăn liệu cuốn khăn có làm đá nóng lên và mau tan chảy hơn không? Ý kiến của em như thế nào? 2.5. Phân tích đề đánh giá minh họa Đề đánh giá các mạch nội dung và các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên thông qua các câu như sau: Năng lực thành phần Vận dụng kiến thức vào thực tiễn Mạch nội dung Nhận thức thế giới Tìm tòi khám phá và ứng xử với tự tự nhiên thế giới tự nhiên nhiên và con người phù hợp Nước Câu 1, 3 4 2 Không khí 6 7 5 Âm thanh 8 9, 10 Ánh sáng 12, 13 11 Nhiệt 14 15 29