Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Tin học (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)

1. Vị trí và tên môn học trong chương trình GDPT 
Môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc và là môn 
ghép cơ học của hai phân môn độc lập: phân môn Tin học và phân môn Công 
nghệ. Môn Tin học ở cấp trung học cơ sở cũng là môn học bắt buộc. Ở cấp 
trung học phổ thông, môn Tin học có vị trí bình đẳng  như các môn học khác:  
Vật lí, Hóa học, Sinh học,  Lịch sủ, Địa lí, Công nghệ, Nghệ thuật, …là môn lựa 
chọn. Theo quy định của CTTT, học sinh cần chọn ít nhất một môn trong nhóm 
3 môn học: Tin học, Công nghệ và Nghệ thuật để học. 
2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản 
và giáo dục định hướng nghề nghiệp 
Giáo dục tin học có vai trò quan trọng chuẩn bị cho học sinh khả năng chủ 
động tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư, kết nối và toàn cầu hóa. Tin học có ảnh hưởng lớn đến 
cách sống, cách suy nghĩ và hành động của con người trong thời đại công nghệ 
kĩ thuật số và sản xuất thông minh. Tin học là công cụ không thể thiếu để mỗi 
người có thể học ở mọi nơi, mọi lúc và biến việc học thành tự học suốt đời.  
Giáo dục tin học góp phần hình thành và phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và 
3 năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể. Môn Tin học có sứ 
mạng giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tin học bao gồm 5 thành 
phần sau:  
– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền 
thông; 
– NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số; 
– NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền 
thông;  
– NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; 
– NLe: Hợp tác trong môi trường số. 
Có thể thấy mỗi thành phần năng lực tin học bao gồm một số yếu tố. Các 
yếu tố đó sẽ được mô tả cụ thể hơn trong một số “Yêu cầu cần đạt và nội dung 
giáo dục ở mỗi lớp”. 
Môn Tin học tạo cơ sở ứng dụng ICT để đổi mới phương pháp giáo dục và 
phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, phát triển nhiều phương thức dạy học

hiện đại và hiệu quả. Với môi trường số, với công cụ đa phương tiện, tất cả các 
môn học và hoạt động giáo dục đều có điều kiện cập nhật và phát triển những 
nội dung dạy học mới. 

pdf 57 trang minhvi99 07/03/2023 5280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Tin học (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tim_hieu_chuong_trinh_mon_tin_hoc_trong_chuong_trin.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Tin học (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)

  1. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi nội dung chủ đề lớn xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 12, chú ý đến sự phát triển và sự nâng cao dần của yêu cầu cần đạt, các mức cần đạt tương ứng ở cấp học và lớp học. Bám sát yêu cầu cần đạt của mỗi chủ đề con triển khai ở từng cấp, từng lớp. Khác với trước đây, đánh giá trong chương trình tiếp cận năng lực cần trả lời các câu hỏi “học sinh làm được gì? Học sinh có vận dụng được kiến thức và kĩ năng để giải quyết vấn đề đặt ra hay không. Chú trọng đánh giá qua sản phẩm số của học sinh và độ hoàn thiện của sản phẩm trong đối sánh với nhiệm vụ thực tế đặt ra. GV cần đánh giá được sự tiến bộ của mỗi cá nhân học sinh so với giai đoạn trước để kịp thời động viên khuyến khích hoặc có biện pháp điều chỉnh trong tương tác với học sinh đó. – Đánh giá ở các mạch kiến thức DL, ICT và CS: Đánh giá ở mỗi nội dung chủ đề có trọng tâm thuộc mạch kiến thức DL, ICT, hay CS xuất phát từ bản chất mục tiêu của mỗi mạch kiến thức đó. Mạch kiến thức DL nhằm giúp học sinh có khả năng hòa nhập với xã hội hiện đại, sử dụng được các thiết bị số và phần mềm cơ bản thông dụng một cách có đạo đức, văn hóa và tuân thủ pháp luật. Bởi vậy để đánh giá trong mạch nội dung DL, phải phối hợp đánh giá cách học sinh xử lí tình huống cụ thể với đánh giá thông qua quan sát thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của học sinh trong môi trường số. Mạch kiến thức ICT nhằm giúp học sinh có khả năng sử dụng và áp dụng hệ thống máy tính giải quyết vấn đề thực tế một cách hiệu quả và sáng tạo. Bởi vậy, đánh giá ở các chủ đề có hàm lượng ICT lớn, cần coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng làm ra sản phẩm. Mạch kiến thức CS nhằm giúp học sinh hiểu biết các nguyên tắc cơ bản và thực tiễn của tư duy máy tính, tạo cơ sở cho việc thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính. Bởi vậy, khi đánh giá các chủ đề có trọng tâm là CS thì cần chú trọng đánh giá năng lực sáng tạo và tư duy có tính hệ thống của học sinh. 2.3. Cách thức đánh giá ở cấp Tiểu học, THCS, THPT 2.3.1 Hướng dẫn cho các loại đánh giá – Đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học, gắn chặt với tiến trình hoạt động học tập của học sinh để chẩn đoán, đo kiến thức, kĩ năng hiện tại của học sinh, xác định hiện tại năng lực tin học của học sinh ở 45
  2. – Ở cấp tiểu học, sản phẩm có thể là một văn bản đơn giản ghi lại một bài thơ yêu thích kèm theo hình ảnh minh họa mà học sinh tự chọn đưa vào cùng với những định dạng về kiểu, kích thước, màu sắc của chữ. Sản phẩm cũng có thể là một thiếp chúc mừng sinh nhật người thân, một bản vẽ bằng phần mềm đồ họa, một đồ thủ công làm theo hướng dẫn trên web hay video, hay một đoạn hoạt hình được tạo ra bởi môi trường lập trình trực quan. – Ở cấp THCS, sản phẩm có thể là sơ đồ tư duy hay bài trình chiếu, hoặc văn bản được chuẩn bị để trình bày một vấn đề hay kết quả một dự án học tập. Sản phẩm cũng có thể là bảng tính, đoạn video được tạo ra phục vụ cho thực tế học tập hay đời sống, là bức ảnh được học sinh chỉnh sửa đẹp hơn và phù hợp với ngữ cảnh sử dụng, là sơ đồ khối biểu diễn thuật toán hay một chương trình máy tính đạt yêu cầu đặt ra, – Tương tự cách hiểu về sản phẩm như trên, cấp trung học phổ thông có các dạng sản phẩm phong phú hơn với yêu cầu chất lượng cao hơn có thể được cộng đồng và xã hội sử dụng. Khi đánh giá năng lực qua sản phẩm, chúng ta không dành thời gian để đánh giá từng kiến thức, kĩ năng riêng lẻ, tránh kiểm tra sự học thuộc một định nghĩa, một dãy lệnh hay một quy trình một cách máy móc, mà tập trung vào sự vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để đáp ứng một nhu cầu thực tế. – Khi đánh giá học sinh ở các chủ đề có trọng tâm là ICT thì những kĩ năng cơ bản, tối thiểu thuộc về DL cũng đã được đánh giá. Để đánh giá NLc: “Ứng xử phù hợp trong môi trường số” phải tránh tình trạng kiểm tra xem học sinh có học thuộc những câu mang tính khẩu hiệu hay không, mà phải căn cứ vào những hành vi, ứng xử cụ thể của học sinh, kết hợp đánh giá định lượng với đánh giá định tính. – Việc sản xuất, nhân bản và “phát hành, chia sẻ” các sản phẩm số không đòi hỏi tiêu tốn kinh phí và nguồn lực nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GV triển khai công cụ, hình thức đánh giá kết quả học tập của HS một cách hiệu quả. Trong đó có đánh giá đồng đẳng là một cách thức hiệu quả giúp GV thêm kênh thông tin để đánh giá chính xác kết quả học tập của HS. 2.4. Đề đánh giá minh họa Ví dụ 1: Một đề kiểm tra môn Tin học ở lớp 3 ĐỀ KIỂM TRA (Lớp 3, thời gian đọc và làm bài 15 phút) 47
  3. + Tạo 1 thư mục con trong thư mục pictures được đặt tên để chứa ảnh gia đình, hoặc chứa ảnh hoa, hoặc chứa ảnh động vật, hoặc chứa cả ảnh hoa và ảnh động vật. Ví dụ 2: Một đề kiểm tra môn Tin học ở lớp 6 ĐỀ KIỂM TRA (Lớp 6, kiểm tra 20 phút) Dưới đây là những miếng bìa, có những miếng bìa nói về vật mang tin, có những miếng bìa nói về thông tin. Câu 1. Hãy phân chia số bìa này thành 2 nhóm: nhóm (1) gồm những bìa nói về vật mang tin và nhóm (2) gồm những bìa nói về thông tin. Câu 2. Kẻ đường nối để ghép mỗi miếng bìa ở nhóm (1) với một miếng bìa ở nhóm (2) sao cho hợp lí. Nhóm 1: vật mang tin Nhóm 2: thông tin HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ Câu 1: Mỗi miếng bìa chia vào đúng nhóm được cho 0.5 điểm. 49
  4. Yêu cầu cần đạt của chủ đề C (ở lớp 3) Tên chủ đề nội dung – Giải thích được nếu sắp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi cần sẽ tìm được nhanh chóng hơn. – Sắp xếp được đồ vật hay dữ liệu hợp lí theo một số yêu cầu cụ thể. Ví dụ: Xếp một số mảnh bìa có ghi chữ cái theo thứ tự abc; xếp sách vở vào một ngăn tủ, xếp ảnh vào một ngăn tủ khác, quần áo vào ngăn khác nữa, trong ngăn tủ lớn xếp sách có thể chia làm các Sắp xếp để dễ tìm ngăn nhỏ hơn ( ngăn chứa sách học, ngăn chứa vở, ngăn chứa truyện, ). – Nêu được cách tìm đúng và nhanh đối tượng cần tìm dựa trên sự sắp xếp. Biết được có thể biểu diễn một sắp xếp, phân loại cụ thể bằng một sơ đồ hình cây. – Nhận biết được tệp, thư mục và ổ đĩa. – Mô tả sơ lược được vai trò của cấu trúc cây thư mục trong việc lưu các tệp và các thư mục. Làm quen với thư – Tìm hiểu được cấu trúc cây của một thư mục để biết mục lưu trữ thông tin nó gồm những thư mục con nào, gồm những tệp nào. trong máy tính – Thực hiện được việc tạo, xóa, đổi tên một thư mục – Tìm được tệp ở đúng thư mục cho trước theo yêu cầu. – Đề bài không nhằm kiểm tra kiến thức bằng các câu hỏi kiểu như “Tệp là gì? Thư mục là gì?”, “Thư mục dùng để làm gì?” và cũng không kiểm tra kĩ năng tạo thư mục con theo kiểu yêu cầu “ Hãy tạo một thư mục con trong thư mục Picture và đặt tên là Hoa” để học sinh máy móc thực hiện theo. Ở đây, học sinh phải vận dụng hiểu biết để giải quyết một bài toán cụ thể trong thực tế: Nếu có nhiều loại ảnh trong một thư mục thì nên tổ chức cây thư mục như thế nào để sắp xếp tệp vào đó cho dễ tìm. Giải quyết bài toán thực tế này, học sinh phải vận dụng kiến thức đã có về tệp, thư mục, về tổ chức cây thư mục là một cách để phân loại các tệp cho dễ tìm. Học sinh được tự do thiết kế cây thư mục theo cách phân loại của mình, việc đặt tên cho mỗi thư mục con phản ánh sự phân loại các tệp của học sinh. Hai học sinh khác nhau có thể có cách thiết kế cây thư mục khác 51
  5. VIII. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Định hướng thiết bị dạy học ở cấp tiểu học, THCS, THPT a) Thiết bị phục vụ giáo viên dạy học: máy tính cá nhân, máy chiếu, màn hình chiếu, tranh ảnh, thiết bị mẫu (máy tính, các bộ phận của máy tính và các thiết bị kỹ thuật số, điện thoại thông minh, ) b) Thiết bị phục vụ học sinh thực hành: – Máy tính Số lượng máy tính: Ở cấp tiểu học, tối thiểu 1 máy tính/3 học sinh. Ở cấp trung học cơ sở: tối thiểu 1 máy tính/2 học sinh. Ở cấp trung học phổ thông: 1 máy tính/1 học sinh. Cấu hình máy tính: Phải đáp ứng cài đặt được các hệ điều hành và phần mềm thông dụng. Các máy tính phải được kết nối mạng LAN và Internet, có trang bị những thiết bị phục vụ thực hành như loa, tai nghe, micro, camera, – Phần mềm: Các máy tính cần được cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng thuộc loại có bản quyền, mã nguồn mở hoặc miễn phí. – Các thiết bị khác: Thiết bị mạng bao gồm Switch, Modem, Access Point, cáp mạng, dây mạng dùng để kết nối mạng LAN và Internet cho các máy tính, phục vụ học sinh thực hành các bài học về thiết bị số và thiết kế mạng. Máy chiếu và màn hình. Robot: Trong giờ học chuyên đề về robot, cần có ít nhất 1 robot giáo dục/mỗi nhóm (tối đa 8 học sinh). c) Phòng thực hành máy tính Phòng thực hành phải có đủ diện tích để sắp xếp thiết bị; có máy tính, máy chiếu, màn hình, máy in; có máy tính dùng làm server để lưu trữ các học liệu điện tử, cài đặt các phần mềm quản lí học tập, phần mềm quản lí nhà trường và phần mềm tường lửa; có nội quy phòng thực hành, 2. Ví dụ minh họa sử dụng 1 số thiết bị dạy học ở cấp tiểu học, THCS, THPT Ví dụ 1 Sử dụng thiết bị ở bài dạy ở cấp Tiểu học LÀM QUEN VỚI SCRATCH: – GV: sử dụng máy tính (laptop hoặc desktop), máy chiếu và màn chiếu, có thể sử dụng thêm tranh ảnh. Máy tính cần có loa. 53
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Tài liệu tiếng Việt 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. Quốc hội khoá XIII (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 3. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 4. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 698/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), QĐ 58/ QĐ- BGDDT phê duyệt kế hoạch giáo dục Tin học ở Phổ thông. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình GDPT tổng thể 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số: 14 /2017/TT-BGDĐT về Tiêu chuẩn, quy trình xây dựng , chỉnh sửa Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 9. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT về quy định chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. 10. Các báo cáo chuyên đề tại Hội thảo “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, Đà Nẵng ngày 15-17 tháng 12 năm 2014. Tài liệu tiếng nước ngoài 11. OECD (2016), PISA 2015 Assessment and Analytical Framework: Science, Reading, Mathematic and Financial Literacy, from frameworks.pdf?documentId=0901e72b820fee48, 12. UNESCO (2011), International Standard Classification of Education ISCED, from Education/Docu-ments/isced-2011-en.pdf. 13. UNECSO (2016), Education 2030: Incheon Declaration and Framework for Action, from framework-for-action-en.pdf. 55