Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Tự nhiên và xã hội (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)

1. Vị trí và tên môn học trong chương trình GDPT

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tự nhiên và Xã hội được dạy từ lớp 1 đến lớp 3 ở cấp tiểu học và là môn học bắt buộc. Môn học được dạy trong 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết với tổng số là 70 tiết trong một năm học ở mỗi lớp.

2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản

Môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng và phát triển trên nền tảng tích

hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội. Môn học trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản ban đầu về con người, về các sự vật, hiện tượng, về các mối quan hệ trong thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh và những kĩ năng học tập cơ bản như quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tìm thông tin, xử lí thông tin và trình bày những ý tưởng khoa học đơn giản bằng nhiều hình thức khác nhau (nói, viết, vẽ,biểu đồ,...). Cùng với các môn học, hoạt động giáo dục khác, môn Tự nhiên và Xã hội đóng góp một phần quan trọng vào việc hình thành cho học sinh những phẩm chấtvà năng lực chung được quy định trong chương trình GDPT và bước đầu hình thành cho học sinh năng lực khoahọc.

Việc học tập về các sự vật và hiện tượng xảy ra trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; về bản thân và những người trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; về sức khỏe, bệnh tật và sự an toàn; về sự đa dạng của thế giới xung quanh trong môn Tự nhiên và Xã hội được thực hiện thông qua việc tìm kiếm các “bằng chứng/chứng cứ khoa học” ở mức độ đơn giản, phù hợp và các quyết định/kết luận có thể được dựa trên bằng chứng/chứng cứ mà học sinh đã tìm tòi, phát hiện được, giúp học sinh bước đầu làm quenvới việc tìm tòi,phát hiện vấn đề theo các tiến trình/quy trình khoa học một cách khách quan, trung thực. Vì lẽ đó,môn học  cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở các lớp 4, 5 của cấp tiểu học, cũng như các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở cáccấp học trên.

doc 46 trang minhvi99 07/03/2023 8400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Tự nhiên và xã hội (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tim_hieu_chuong_trinh_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_trong.doc

Nội dung text: Tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Tự nhiên và xã hội (trong chương trình giáo dục phổ thông 2018)

  1. Đặc điểm của mỗi đới khí hậu là gì? Chúng có ảnh hưởng gì đến cảnh quan thiên nhiên và hoạt động sinh sống của con người ở đó? 2. Khám phá: *Mục tiêu: Phát hiện đặc điểm nổi bật của khí hậu ở đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh qua quan sát tranh (hoặc video). * Cách tiến hành Để tăng tính hấp dẫn cho hoạt động này, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thử tài phán đoán của bạn” theo gợi ý dưới đây. 1/ GV phổ biến cách chơi: + Mỗi khi GV chiếu một hình và để vài phút cho HS quan sát. Khi tín hiệu tắt, HS lập tức giơ cao thẻ ghi tên đới khí hậu phù hợp. + Tiếp theo là đáp án cho mỗi hình. HS tự giác đánh giá xem bản thân phán đoán đúng hoặc sai. 2/ GV tổ chức cho HS chơi. Kết thúc trò chơi, GV thực hiện một cuộc thăm dò nhanh xem trong lớp có bao nhiêu HS trả lời đúng tất cả; bao nhiêu HS chỉ sai 1 đến 2 câu, dựa vào tinh thần tự giác của các em. Đồng thời, tuyên tặng danh hiệu “Người phán đoán giỏi” cho những HS trả lời đúng hết. 3. Giả i thích *Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chính của khí hậu ở đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh và ảnh hưởng của chúng đến quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người ở đó. * Cách tiến hành: 1/ HS được tổ chức thành 3 nhóm (hoặc 6 nhóm tùy theo sĩ số của lớp). Mỗi nhóm được phát 1 phiếu học tập .Ví dụ: Nhóm 1 (và nhóm 4 nếu có): Phiếu 1. Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu, quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người ở đới nóng (Phụ lục 4a). Nhóm 2 (và nhóm 5 nếu có): Phiếu 2. Tìm hiểu về đặc đặc điểm khí hậu, quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người ở đới ôn hòa (Phụ lục 4b). Nhóm 3 (và nhóm 6 nếu có): Phiếu 3. Tìm hiểu về đặc đặc điểm khí 25
  2. ý lẫn nhau. 3/ GV có thể tham khảo các gợi ý nội dung trả lời về “Đặc điểm trang phục của người sống ở Bắc cực và sa mạc’ ở Phụ lục 5b để có thể hướng dẫn HS phân tích sâu hơn. Đồng thời cũng căn cứ vào các tiêu chí đánh giá ở phụ lục 6 để đánh giá hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của HS. Kết thúc bài học, GV nhận xét, đánh giá chung và khuyến khích những HS tham gia tích cực vào việc học tập và những HS ó tiến bộ trong học tập. PHỤ LỤC 1 Sơ đồ các đới khí hậu trên Trái Đất 27
  3. PHỤ LỤC 4a Phiếu học tập số 1 Đặc điểm khí hậu và một số nét tiêu biểu về quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người ở đới nóng 1. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Khí hậu nhiệt đới có đặc điểm gì? Khí hậu nhiệt đới Nóng và ẩm ướt quanh Nóng và khô quanh năm. năm. Một năm có hai mùa: Thường nóng vào ban Mùa mưa và mùa khô. ngày, lạnh vào ban đêm. 2. Nói về quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người ở nhiệt đới qua các hình trong bảng 1. 3. Sắp xếp lại các hình trong bảng 1 vào cột A hoặc cột B cho phù hợp với quy định dưới đây: Cột A: Quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người ở nơi khí hậu nóng, ẩm quanh năm. Cột B: Quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người ở nơi khí hậu nóng, khô quanh năm. Bảng Quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người ở nhiệt đới AB Hình 1 Hình 2 29
  4. a) b) c) d) Hình 1. Quang cảnh thiên nhiên ở nơi có khí hậu ôn đới 2. Hãy nói về quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người ở nơi có khí hậu ôn đới qua các hình dưới đây. Hình 2. Hình. 3 Hình 4. Thu hoạch hoa oải hương Hình 5. Thu hoạch nho 31
  5. Hình 5. Nhà ở truyền thống bằng Hình 6. Nhà ở truyền thống bằng những khối băng ghép lại lều bạt 2. Em có nhận xét gì về quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người ở đới lạnh? PHỤ LỤC 5a Phiếu học tập Đặc điểm trang phục của người sống ở sa mạc và người sống ở Bắc cực 1. Quan sát hình 1 và 2 để trả lời các câu hỏi dưới đây. – Em có nhận xét gì về trang phục của người sống ở sa mạc và người sống ở Bắc cực? –Điều kiện khí hậu ở những nơi này có ảnh hưởng gì đến trang phục của họ? 2. Dựa trên kết quả thảo luận, hãy hoàn thành bảng “So sánh đặc điểm trang phục của người sống ở Bắc cực và sa mạc” dưới đây. Trang phục Nhận xét (Quần áo, mũ và khăn quàng, giầy và tất) Giống nhau Khác nhau Giải thích 33
  6. không mặc đồ quá dày mà mặc nhiều quần áo mỏng hoặc quần áo nhiều lớp để có lớp không khí ở giữa các lớp áo giúp cách nhiệt. PHỤ LỤC 6 DỰ KIẾN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Mức đạt được Nội Hoàn Hoàn Chưa Tiêu chí đánh giá dung thành thành hoàn tốt thành 1 a) Năng HS kể được tên các đới Đạt 3/4 tiêu Từ2 Các lực nhận khí hậu trên Trái Đất được chí:a), b), tiêu chí đới khí thức cả a), c) trở hậu b) Năng HS thực hành xác định b), c). xuống trên lực tìm được các đới khí hậu d) Trái tòi, khám trên quả Địa Cầu Đất phá c) Năng HS xác định được vị trí lực vận Việt Nam trên quả Địa dụng kiến Cầu và thuộc đới khí thức vào hậu nào. thực tiễn d) Năng HS làm việc nhóm, hợp lực giao tác tốt (nhiệt tình tham tiếp, hợp gia và sẵn sàng giúp đỡ tác các bạn thực hành); Trình bày to, rõ ràng, tự tin 2 a) Năng HS trình bày được đặc Đạt 3/4 tiêu Từ 2 Đặc lực nhận điểm của các đới khí được chí:a), b), tiêu chí điểm thức hậu cả a), c) trở khí b), c). xuống hậu và b) Năng HS giới thiệu rõ ràng d) 35
  7. 1.1. Dựa vào định hướng chung về đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình GDPT tổng thể 1.2. Dựa vào Mục tiêu, Yêu cầu cần đạt và nội dung của chương trình môn học. 2. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình môn học Đánh giá kết quả giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được thực hiện theo định hướng chung nêu tại Chương trình tổng thể, bảo đảm các yêu cầu sau: 2.1. Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội và sự tiến bộ của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và quản lí của nhà trường, đồng thời hướng dẫn, khuyến khích, tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh. 2.2. Căn cứ và nội dung đánh giá Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn học. Nội dung đánh giá bao gồm đánh giá về kiến thức, kĩ năng đồng thời tăng cường đánh giá thái độ của học sinh trong học tập; chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng trong học tập môn học. 2.3. Cách thức đánh giá Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng. Đánh giá quá trình diễn ra trong suốt quá trình học tập của học sinh. Trong đánh giá quá trình, giáo viên sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm, Tham gia đánh giá quá trình có giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng. Đánh giá tổng kết được thực hiện nhằm xác định mức độ học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình môn học sau khi học xong các chủ đề về xã hội (gia đình, trường học, cộng đồng địa phương) và các chủ đề về tự nhiên (thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời). Kết quả đánh giá tổng kết được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét của giáo viên. Sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác nhau như đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài thu 37
  8. Câu 3. Lựa chọn các từ cho trước để điền vào chỗ trong đoạn văn nói về đặc điểm chính của các đới khí hậu cho phù hợp. đóng băng ; nóng ; xích đạo; rất lạnh; ôn hòa ; giảm dần Trên Trái Đất, đi từ . về hai cực, nhiệt độ . . Nhiệt đới thường quanh năm; ôn đới có khí hậu . với đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; hàn đới Ở Bắc cực và Nam cực quanh năm nước Câu 4. Quan sát lược đồ các châu lục và đại dương dưới đây. 1) Nối khung chữ ghi tên các đới khí hậu vào «Lược đồ các châu lục và đại dương » cho phù hợp. 2) Nối khung chữ ghi tên Việt Nam vào vị trí của Việt nam trên «Lược đồ các châu lục và đại dương » và cho biết Việt Nam nằm ở châu lục nào, thuộc đới khí hậu nào? Hàn đới Việt Nam Nhiệt đới Ôn đới Hình 2. Lược đồ các châu lục và đại dương 39
  9. Hình 5. Nhà ở truyền thống bằng Hình 6. Di chuyển bằng xe trượt tuyết những khối băng ghép lại sử dụng chó kéo Câu 7. Quan sát các hình 7, 8, 9 và hoàn thành bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên. Hình 8. Đồng bằng Hình 7. Cao nguyên Hình 9. Độ cao của đồng bằng và cao nguyên so với mặt nước biển. 1. Giống nhau 2. Khác nhau 41
  10. Câu 4: 1) Hàn đới Việt Nam Nhiệt đới Ôn đới Hình 2. Lược đồ các châu lục và đại dương 2) Việt Nam nằm ở Châu Á, thuộc khí hậu nhiệt đới. Câu 5. Phong cảnh thiên nhiên trong hình 3 cho biết nơi này nằm trong đới khí hậu ôn đới. Vì ở đó có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Câu 6. Quan sát từ hình 4 đến hình 7 cho thấy khí hậu nơi đây rất lạnh. Để thích ứng với cuộc sống nơi đây, con người phải sử dụng trang phục làm từ da và lông thú để giữ ấm; làm nhà ở bằng những khối băng ghép lại để chống rét; đào hố băng để câu cá; chăn nuôi tuần lộc; phương tiện di chuyển chủ yếu bằng xe trượt tuyết sử dụng chó kéo. Câu 7. 1. Giống nhau Cả cao nguyên và đồng bằng đều khá bằng phẳng (hình 10 và 11) 2. Khác nhau Đồng bằng và cao nguyên khác nhau về độ cao so với mực nước biển (hình 12) Câu 8. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp. Đáp án tùy thuộc vào thực tế nơi sống của HS. 43
  11. b) Các thiết bị dùng để thực hành theo nhóm, cá nhân - Quả địa cầu. - Bộ tranh rời về: các loại nhà ở; các đồ dùng trong nhà; biển báo, đèn hiệu giao thông, an toàn giao thông; hoạt động nghề nghiệp trong xã hội; các thế hệ trong gia đình; họ hàng nội, ngoại; thực vật, động vật; các loại thức ăn; phòng tránh bị xâm hại; các cơ quan vận động, hô hấp, bài tiết, tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh. Ngoài ra, cần khai thác môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học; kết hợp sử dụng những thiết bị dạy học được cung cấp với đồ dùng dạy học do giáo viên và học sinh tự làm. 2. Ví dụ minh hoạ sử dụng 1 số thiết bị dạy học Xem phần bài soạn minh họa và đề đánh giá minh họa để thấy được việc sử dụng một số mô hình, tranh ảnh là nguồn cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng góp phần hình thành và phát triển thành phần năng lực khoa học cho HS trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. 45